Hay bị hồi hộp là bệnh gì năm 2024

Hồi hộp khó thở là tình trạng khá phổ biến, hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Phần lớn là do chúng ta quá căng thẳng, hồi hộp, dẫn đến khó thở. Nhưng đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý về tim mạch hoặc phổi. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy HỒI HỘP KHÓ THỞ - Hãy cảnh giác với những bệnh lý dưới đây

1. Hồi hộp khó thở là gì?

Hồi hộp khó thở là tình trạng người bệnh cảm thấy lồng ngực như bị đè nén, ép chặt lại khiến cho việc hít thở trở nên khó khăn. Hồi hộp khó thở có thể chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra hoặc xuất hiện thường xuyên. Nếu chính sự lo lắng, hồi hộp khiến bạn bị khó thở thì chúng sẽ dần biến mất khi bạn bình tĩnh lại.

Tuy nhiên, khi hồi hộp khó thở trở nên nặng hơn, cùng với đó là các biểu hiện khác như chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, tức ngực, đổ mồ hôi, căng cơ,… thì không nên chủ quan. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng, cần được kiểm tra sớm và có sự can thiệp điều trị phù hợp.

Hay bị hồi hộp là bệnh gì năm 2024

2. Thường xuyên cảm thấy HỒI HỘP KHÓ THỞ - Hãy cảnh giác với những bệnh lý dưới đây

  • Hen suyễn: Đây là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến với các triệu chứng điển hình là ho dai dẳng, khó thở, thở khò khè, tức ngực,… Bệnh có thể khởi phát không thường xuyên, chỉ xuất hiện ở một số thời điểm nhất định hoặc khi tiếp xúc với các dị nguyên. Cơn hen khiến tim bị kích thích, hoạt động co bóp nhiều hơn, khiến người bệnh càng thêm hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim cao hơn bình thường.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở giai đoạn đầu, nên khi nhận biết chính xác bệnh thường đã trở nên nghiêm trọng. Bệnh nhân bị COPD thường cảm thấy khó thở, nhất là khi vận động thể chất, thở khò khè, tức ngực, ho có đờm, bị nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, sốt nhẹ,… Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy bị hồi hộp, đánh trống ngực sau mỗi cơn ho khạc đờm.
  • Suy tim hoặc đau tim: Bị hồi hộp khó thở có thể là triệu chứng của các bệnh lý về tim mạch, trong đó điển hình là suy tim hoặc một cơn đau tim. Khi tim bị tổn thương hoặc rối loạn chức năng, không chỉ gây hồi hộp khó thở, mà nó còn kèm theo một loạt các triệu chứng điển hình khác như rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, chóng mặt, ngất xỉu, mệt mỏi, sưng chân và mắt cá chân, ho dai dẳng, thở khò khè,…

Xem thêm: Ăn BƠ ít nhất 2 LẦN MỖI TUẦN giúp giảm nguy cơ mắc bệnh TIM MẠCH

  • Viêm phổi: Các biểu hiện của viêm phổi nhẹ thường tương tự như cảm cúm hoặc cảm lạnh, nhưng nó sẽ kéo dài hơn. Viêm phổi là một trong những căn bệnh về hệ hô hấp gây ra triệu chứng hồi hộp khó thở, đi kèm với đó là ho có đờm, người mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn,…
  • Huyết áp thấp: Người bị huyết áp thấp mạn tính có thể không xuất hiện triệu chứng nào, chỉ phát hiện khi tình cờ đo huyết áp. Các biểu hiện khi bị hạ huyết áp thường là đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, ngất xỉu,…

Xem thêm: Những lưu ý quan trọng khi huyết áp tăng cao đột ngột

  • Thiếu máu: Đây là một trong những nguyên nhân có thể khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp khó thở. Thiếu máu còn gây hoa mắt, chóng mặt, đánh trống ngực, da xanh, móng tay, tóc khô, dễ gãy,…Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác:

Một số nguyên nhân liên quan khác khiến bạn dễ bị hồi hộp khó thở như:

  • Do dị ứng với nước hoa, khói thuốc, lông thú nuôi, phấn hoa,…
  • Bị cảm lạnh, cảm cúm;
  • Người hút thuốc lá;
  • Gặp chấn thương như gãy xương sườn;
  • Phản ứng với một số loại thuốc;
  • Căng thẳng quá mức, áp lực về công việc hoặc cuộc sống;
  • Hoạt động thể chất quá sức.

3. Triệu chứng hồi hộp, khó thở biểu hiện như thế nào?

✅ Triệu chứng thể chất

Hồi hộp khó thở có thể gây ra một loạt các triệu chứng về thể chất bao gồm:

  • Tim đập nhanh bất thường;
  • Thở gấp;
  • Chóng mặt;
  • Người mệt mỏi, yếu ớt;
  • Đau ngực;
  • Đổ mồ hôi;
  • Run rẩy;
  • Buồn nôn, khó chịu ở dạ dày;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Căng cơ;
  • Khô miệng, cảm thấy bị nghẹn ở cổ họng.

✅ Triệu chứng tâm lý

Tình trạng hồi hộp khó thở còn gây ra các triệu chứng về tâm lý như:

  • Cảm thấy lo lắng về một vấn đề nhất định hoặc mơ hồ;
  • Luôn bồn chồn, khó chịu;
  • Dễ nổi nóng;
  • Khó tập trung;
  • Buồn, hay chán nản;
  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

4. Tình trạng hồi hộp khó thở kéo dài của nguy hiểm không?

Hồi hồi khó thở sẽ không có gì đáng ngại nếu nó xuất phát từ các nguyên nhân như dị ứng, cảm lạnh, phản ứng với thuốc, áp lực, căng thẳng, làm việc quá nặng,… Vì những vấn đề này có thể khắc phục được và cảm giác hồi hộp khó thở sẽ nhanh chóng biến mất khi được nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, hồi hộp khó thở trở nên nguy hiểm nếu đó là biểu hiện của một bệnh lý khác như bệnh lý về tim, phổi,…

Hồi hộp quá mức và kéo dài cũng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, ví dụ như rối loạn lo âu. Tình trạng này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ tiêu hóa, tim mạch và giấc ngủ người bệnh. Do đó, nếu hồi hộp khó thở ở mức độ cao, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Xem thêm: Thay đổi LỐI SỐNG lành mạnh giúp GIẢM HUYẾT ÁP hiệu quả

5. Làm thế nào để bớt khó thở khi hồi hộp?

Khi bị hồi hộp, bạn nên tập trung vào hơi thở của mình để giảm bớt cảm giác khó thở. Trước tiên, bạn cần ngồi xuống thật thoải mái và bắt đầu tập thở bằng cơ hoành. Đây là kỹ thuật thở hiệu quả, giúp bạn có thể kiểm soát được nhịp thở và đưa được lượng oxy thích hợp vào phổi. Bạn thực hiện hít thở bằng cơ hoành theo cách sau:

  • Ngồi thoải mái trên ghế hoặc nằm trên bề mặt phẳng, đặt một tay lên ngực trên, một tay dưới xương sườn để giúp bạn dễ dàng cảm nhận cơ hoành khi thở.
  • Hít vào từ từ bằng mũi, cho phép cơ hoành mở rộng.
  • Siết cơ bụng lại khi thở ra bằng mũi hoặc miệng.
  • Tiếp tục hít thở sâu nhẹ nhàng từ 5-10 phút.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện mím thở môi, giúp làm chậm nhịp thở và giảm bớt tình trạng khó thở. Bạn có thể ngồi hoặc đứng thoải mái, bắt đầu hít vào bằng mũi trong 2 giây. Mím môi thật chặt và thở ra từ từ bằng miệng. Thực hiện lặp lại để dần cải thiện tình trạng hồi hộp khó thở.

6. Biện pháp thường dùng để điều trị chứng hồi hộp khó thở như thế nào?

Triệu chứng hồi hộp khó thở kéo dài có thể dẫn đến rối loạn lo âu hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Chính vì vậy, để khắc phục được tình trạng này, cần điều trị bệnh lý gây hồi hộp khó thở. Đối với chứng rối loạn lo âu, bác sĩ có thể đưa ra nhiều phương pháp để điều trị như:

  • Dùng thuốc: Thuốc chống trầm cảm, benzodiazepin có tác dụng gần như thuốc an thần, thuốc chẹn beta, buspirone giúp điều trị chứng lo âu.
  • Liệu pháp nhận thức hành vi: Giúp người mắc chứng lo âu có thể thay đổi suy nghĩ và hành động theo hướng tích cực hơn.
  • Đối với trường hợp hồi hộp khó thở là do các bệnh lý khác gây ra, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh lý.
  • Nếu người bệnh được chỉ định cho dùng thuốc, cần sử dụng đúng theo liều lượng, tránh việc lạm dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

7. Làm thế nào để phòng ngừa được tình trạng hồi hộp khó thở kéo dài?

Tình trạng này có thể ngăn xảy ra được và bạn có thể phòng ngừa hồi hộp khó thở bằng cách áp dụng một số biện pháp tại nhà như sau:

  • Giảm căng thẳng: Hạn chế những vấn đề căng thẳng về công việc hoặc cuộc sống hằng ngày. Bạn không nên làm việc quá sức, giảm bớt áp lực cho bản thân.
  • Tránh xa các chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga,… không tốt cho sức khỏe của bạn. Lạm dụng những chất kích thích này có thể khiến tình trạng hồi hộp khó thở trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thực hành chế độ dinh dưỡng cân đối và khoa học: Bạn nên tăng cường bổ sung những thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt,…
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, với mức độ phù hợp với sức khỏe. Các môn bạn có thể tham khảo như yoga, đi bộ, đạp xe, thiền, bơi lội,…
  • Dành thời gian để thư giãn sâu, giúp tinh thần bạn được thoải mái hơn, tránh tình trạng hồi hộp khó thở hiệu quả.
  • Tránh thức quá khuya, tập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đến hồi hộp khó thở.

8. Tình trạng hồi hộp khó thở khi nào cần đi gặp Bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy bị hồi hộp khó thở kéo dài, không có dấu hiệu giảm sau khi đã nghỉ ngơi thì tốt nhất nên đến bệnh viện để khám, kiểm tra kỹ hơn. Ngoài ra, khi bạn hồi hộp khó thở, kèm theo một số triệu chứng như: đau tức ngực, chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi, người mệt mỏi,… thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Hồi hộp khó thở tuy là tình trạng thường gặp, nhưng bạn không nên chủ quan. Vì đó có thể là “hồi chuông” báo hiệu cho một căn bệnh khác nguy hiểm hơn. Do đó, bạn nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác.