Gsp là gì generalized system of preferences gsp

@Generalized System of Preferences [GSP]– [Econ] Hệ thống ưu đãi phổ cập; Hệ thống ưu đãi chung.

+ Theo GSP, được đề nghị tại hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển lần đầu tiên năm 1964 và được chấp thuận tại hội nghị lần thứ hai vào năm 1968, các nước công nghiệp đồng ý không đánh thuế nhập khẩu từ các nước đang phát triển, trong khi vẫn đánh thuế nhập khẩu đối với các nước công nghiệp khác, do đó đã tạo ra một chênh lệch ưu đãi cho các nước đang phát triển.

,

Hệ thống ưu đãi thuế quan là một trong các biện pháp đặc biệt được áp dụng đối với các nước đang phát triển- là một trong những nguyên tắc ngoại lệ của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Việc áp dụng ưu đãi thuế quan phổ cập mang lại rất nhiều lợi ích cho các nước, ở một số nước cho hưởng GSP, chế độ ưu đãi phổ cập mới không có giới hạn ưu đãi.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Giới thiệu về thuế quan:

– Thuế quan là lĩnh vực quan trọng được cộng đồng thương mại quốc tế quan tâm, WTO và các khối liên kết kinh tế quan tâm quy định tương đối chi tiết để áp dụng trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Thuế quan thường được hiểu là khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác nhằm tăng nguồn thu ngân sách quốc gia và bảo hộ hàng hóa tương tự, ngành kinh tế hàng hóa tương tự trong nước. Thuế quan cũng còn được hiểu là Danh mục thuế quan, tức là danh mục HS quốc gia được xây dựng trên cơ sở danh mục HS quốc tế mà trong đó trên mỗi dòng HS quốc gia có ghi rõ các mức thuế suất thuế nhập khẩu cụ thể của mỗi dòng HS [dòng thuế quan]. Những vấn đề quan trọng liên quan tới thuế quan mà các nước thường quan tâm bao gồm: danh mục thuế quan, mức thuế trần và lộ trình giảm thuế quan. Về các vấn đề này, cần chú ý những điều sau:

+ Thứ nhất, đối với danh mục thuế quan, mỗi nước có danh mục thuế quan của riêng mình và được công bố rộng rãi cho mọi người liên quan thực hiện. WTO từ khi thành lập đã có 22.500 trang danh mục thuế quan cam kết của các nước đối với một số loại hàng hóa cụ thể được thỏa thuận trong khuôn khổ WTO, nhất là các cam kết giảm thuế và mức thuế trần đối với hàng hóa nhập khẩu. ASEAN/AFTA cũng có danh mục thuế quan cam kết của các nước thành viên, trong đó có danh mục cam kết của Việt Nam cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ thỏa thuận CEPT/AFTA. Nhìn chung, trong các danh mục thuế quan này, trong một số trường hợp, thuế quan được giảm xuống bằng không.

+ Thứ hai, đối với mức thuế “trần”, các danh mục mở cửa thị trường không chỉ đơn giản là những barem về thuế quan. Chúng chính là cam kết không tăng thuế vượt quá một mức đã được xác định, được gọi là mức “trần”, thường là mức thuế đang được áp dụng trên thực tế. Có nhiều mức thuế “trần” khác nhau. Đa số các nước đang phát triển thường có mức thuế “trần” cao hơn một chút so với các mức thuế đang áp dụng. Luật thương mại quốc tế có quy định ngoại lệ đối với quy tắc nói trên, tức có thể chấp nhận cho phép một nước có thể phá bỏ mức thuế “trần”. Nhưng để làm được điều này, nước đó phải đàm phán với các nước liên quan và có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại thương mại cho các đối tác liên quan. Việt Nam đã phải đàm phán với Thái Lan về vấn đề này trong quá trình thực hiện cam kết của mình về CEPT/AFTA năm 2004-2005.

+ Thứ ba, về lộ trình giảm thuế quan, kết quả Vòng đàm phán Urugoay về việc thành lập WTO cho thấy các nước phát triển chấp nhận giảm từng bước hàng rào thuế quan trong vòng năm năm kể từ ngày 01/01/1995. Ngày 26/3/1997, trong khuôn khổ WTO, 40 nước chiếm hơn 92% giá trị buôn bán toàn cầu các sản phẩm công nghệ thông tin đã thỏa thuận giảm thuế nhập khẩu và các loại thuế khác đánh vào các sản phẩm này đến năm 2000 [đến năm 2005 đối với một số ít trường hợp]. Mỗi nước tham gia thỏa thuận phải áp dụng thống nhất cam kết của mình đối với hàng hóa nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO phù hợp với nguyên tắc tối huệ quốc. Lộ trình đó của Việt Nam đối với ASEAN/ AFTA là năm 2006, đối với Hoa Kỳ theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ cũng khoảng thời gian cơ bản tương tự.

2. Giới thiệu chung về hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập [ GSP]:

– Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập [ GSP] là ngoại lệ tiếp theo của nguyên tắc đối xử tối huệ quốc là ưu đãi đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Biện pháp đối xử đặc biệt mà ngay từ khi thành lập GATT 1947 đã cho phép các nước đang phát triển áp dụng là hỗ trợ chính phủ đối với phát triển kinh tế. Biện pháp này được quy định tại Điều 18, theo đó, các nước thành viên đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, sẽ được phép tiến hành những hạn chế nhập khẩu cần thiết phục vụ cho phát triển kinh tế với một số điều kiện nhất định.

– Sau đó, vào những năm 60 của thế kỉ XX, cùng với những thay đổi về kinh tế, chính trị trên thế giới, xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước phát triển, một số nước đang phát triển đã đấu tranh đòi được hưởng nhiều ưu đãi hơn trong thương mại quốc tế và đã đề xuất một biện pháp đặc biệt mới theo đó các nước phát triển sẽ phải dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi về thương mại có lợi hơn so với các ưu đãi dành cho nước thứ ba khác]. Dựa trên đề xuất này mà Chế độ ưu đãi phổ cập [Generalized System of Preferences – GSP] đã được chấp nhận đưa vào áp dụng trong GATT 1947 từ năm 1971.0] Vì được áp dụng trong lĩnh vực thuế quan cho nên nó còn được gọi dưới cái tên là Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.

Nói một cách ngắn gọn thì GSP thực chất là việc các nước phát triển đơn phương tự nguyện dành cho sản phẩm của các nước đang phát triển hưởng thuế suất nhập khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước phát triển khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nước phát triển sẽ không yêu cầu các nước đang phát triển đưa ra cam kết thương mại trên cơ sở có đi có lại mà sẽ đơn phương cắt giảm và hủy bỏ hàng rào thuế quan, bằng cách đó thúc đẩy xuất khẩu từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển giúp tăng nguồn thu, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập [ GSP] ra đời với mục đích chính đó là:

+ GSP là cơ sở để tạo điều kiện để các nước đang phát triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này.

Xem thêm: Hiệp định CEPT là gì? Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung?

+ GSP giúp thúc đẩy công nghiệp hóa của các nước tham gia.

+ GSP giúp đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này và tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.

+ Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước để tăng cường sử dụng GSP và GSP phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo chế độ này, đồng thời GSP sẽ cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục giấy phép nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập thị trường các nước cho hưởng.

– Về mức độ ưu đãi mà hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập [GSP] đặt ra được áp dụng đối với những nước được hưởng ưu đãi quy định thuế suất ưu đãi cho chế độ GSP dựa trên mức thuế suất của chế độ đối xử tối huệ quốc [MFN]. Nhìn chung, thuế suất ưu đãi theo chế độ GSP ở mức thấp từ khoảng vài phần trăm hoặc nhiều hơn, có những sản phẩm được miễn hoàn toàn.

Theo đó, các nước hiện nay có chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập [ GSP] bao gồm có 42 nước phát triển, trong đó gồm 28 nước là thành viên của EU. Đó là các nước: Hoa Kỳ, [đã gia hạn chế độ GSP từ tháng 10/2011 đến 31/7/2013 . Theo thông tin từ Vụ Châu Mỹ [Bộ Công Thương] từ 1/8 HK đã không tiếp tục gia hạn nữa. Nhật, Ôx-Trây-Lia, Niu – Di – Lân, Thuỵ Sĩ,, Liên minh thuế quan Nga-Kazactan-Belarut, các quốc gia trung lập [CIS], Ca – Na – Đa, Na – Uy, Ôx-Trây-Lia, Newzealand, Thổ Nhị Kỳ cũng áp dụng GSP. Tuy nhiên những nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập [ GSP] được áp dụng đối với  những nước đang phát triển và những nước chậm phát triển. Theo đó, đối với các nước chậm phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển nhằm bảo đảm hơn cũng như tạo cơ hội cho các nước chậm phát triển để thành những nước đang phát triển trong tương lai.

– Do đó, có thể thấy khi so sánh với Chế độ ưu đãi đặc biệt nêu trên thì GSP có điểm giống là mức thuế đối với hàng nhập khẩu từ một số nước nhất định sẽ thấp hơn mức thuế nhập khẩu đánh vào sản phẩm của nước thành viên khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai chế độ này là ở chỗ, GSP không chỉ áp dụng với các nước có quan hệ đặc biệt về mặt lịch sử và chính trị mà nó áp dụng chung cho tất cả các nước đang phát triển. Chính vì thế mà nó được gọi là chế độ phổ cập. Hơn nữa, những nước được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập là các nước đang phát triển và nó là các ưu đãi mang tính một chiều của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển, trong khi đó ưu đãi trong Chế độ ưu đãi đặc biệt lại mang tính song phương và nước được hưởng ưu đãi là các nước thuộc chế độ đó bất kể là đang phát triển hay đã phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề