Tại sao bị chán ăn

Ảnh minh họa. Nguồn: todaysangbad.com

Nhiều người cứ mặc định rằng biếng ăn chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng trên thực tế, biếng ăn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Bình thường, mỗi khi có việc lo lắng, buồn phiền hay bị áp lực công việc một số người cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, thậm chí chán ăn và không có hứng thú với ăn uống. 

Cũng có trường hợp khác, một số người đột nhiên không muốn ăn, không vì áp lực gì, người mệt mỏi, sụt cân thì đó có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý nguy hiểm. Dù là nguyên nhân gì thì biếng ăn ở người lớn là một vấn đề không thể chủ quan.

Nguyên nhân biếng ăn ở người lớn có thể gồm:

- Căng thẳng, stress: Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc nhiều thứ lo toan khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, stress. Những hậu quả kéo theo là tình trạng mất ngủ, tinh thần bất ổn, cơ thể mệt mỏi cho nên bạn ăn không ngon thậm chí không buồn ngó đến thức ăn. Đó cũng chính là lý do tình trạng chán ăn được khơi mào.

- Một số bệnh đường tiêu hóa cũng là thủ phạm khiến bạn mất vị giác, ăn không ngon và gây chán ăn. Khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa thì cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng của thức ăn. Hơn nữa, cảm giác ăn không tiêu sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và không muốn dung nạp thêm thức ăn.

- Đối với một số người bị tác động bởi tiêu chuẩn "siêu gầy" đặc biệt là các thiếu nữ. Đây cũng chính là lý do khiến các bạn ấy trở nên biếng ăn bởi trong suy nghĩ của các bạn ấy, những số đo mảnh mai, thậm chí siêu gầy mới là đẹp. Tâm lý như vậy khiến bạn ấy chẳng dám ăn gì nữa. Hoặc ăn vào cũng tìm cách nôn thức ăn ra sau khi ăn. Ngoài ra, tình trạng biếng ăn, chán ăn ở người lớn cũng xảy ra ở một số trường hợp ăn kiêng không hợp lý. Việc bạn quá muốn giảm cân, ép mình phải ăn kiêng, cắt giảm một số món ăn mình thích, buộc mình ăn một số món mình không thích để giảm cân. Hậu quả là ăn không có cảm giác ngon miệng, lâu dài gây cảm giác chán ăn, biếng ăn.

- Mất ngủ kéo dài, cơ thể suy nhược cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn tới tình trạng biếng ăn ở người lớn.

Hậu quả của việc biếng ăn ở người lớn?

- Biếng ăn kéo dài luôn ảnh hưởng đến sức khỏe dù đối tượng biếng ăn là trẻ em hay người lớn. Đối với người lớn tuổi, người trung niên nếu tình trạng biếng ăn trong thời gian dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Phần lớn ở độ tuổi này vốn sức khỏe đã suy giảm nay đứng trước nguy cơ mất tất cả nguồn năng lượng còn lại.

- Biếng ăn ở độ tuổi này còn khiến cơ thể không được hấp thu, nhận đủ dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể và ngăn cản sự tấn công của bệnh tật cũng như quá trình lão hóa tự nhiên. Chức năng của hàng loạt các bộ phận cơ quan trong cơ thể bị tác động, suy yếu như giảm sức mạnh ở cơ, tim mạch, hệ nội tiết, phổi, tụy, chức năng nhận thức. Như vậy, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính, thúc đẩy gia tăng tốc độ quá trình lão hóa nhanh. 

Cũng theo kết quả thống kê, hậu quả của căn bệnh này đối với sức khỏe bệnh nhân là rất nghiêm trọng. Có khoảng 10% người mắc chứng chán ăn tử vong vì căn bệnh này và 30% sẽ mắc căn bệnh này mãn tính. Điều đó có nghĩa là những người này sẽ phải sống suốt đời trong tình trạng thiếu cân gầy yếu. Phụ nữ mắc chứng chán ăn mãn tính có nguy cơ không thể có con, xương yếu, rụng tóc. 

Căn bệnh này cũng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần. Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn: Kiệt sức gây ra trầm uất, trầm uất càng làm cho cơ thể kiệt sức. Rất nhiều người đã không thể ra khỏi vòng luẩn quẩn này khi họ phải chịu đựng nó quá lâu.

Như trên đã nói, hậu quả của tình trạng biếng ăn kéo dài ở người lớn là rất nguy hiểm. Khi cơ thể không được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất cần thiết thì mọi hoạt động của các cơ quan, bộ phận đều bị ảnh hưởng. Nếu là nguyên nhân do stress, áp lực công việc, người bệnh cần lập tức áp dụng các phương pháp giải tỏa stress tránh ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng các bữa ăn. Nên thăm khám bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân thật sự của tình trạng biếng ăn, chán ăn từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tạo những thói quen tích cực giúp bản thân ăn ngon miệng hơn:

- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, ăn đủ lượng, đủ chất, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Không xem tivi, dùng điện thoại khi ăn.

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, mỗi ngày có thể ăn từ 5-6 bữa để tránh cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Bạn nên tạo cho mình thực đơn phong phú, ưu tiên những món ăn mà mình yêu thích.

- Trang trí món ăn đẹp mắt để kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon miệng hơn. Nên ăn cùng nhiều người trong gia đình hoặc bạn bè. Một bữa ăn với không khí thân mật, đầm ấm chắc chắn sẽ khiến bạn ăn ngon hơn.

- Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng, những người lười ăn nên chú ý chất lượng bữa ăn hơn là số lượng thức ăn mà bạn ăn vào. Nên ăn thường xuyên những thực phẩm giàu dinh dưỡng như ngũ cốc, đậu, sữa, hoa quả khô, cá, bơ, kem, thịt mỡ. Ngoài ra, cần chú ý các vấn đề về dinh dưỡng, ví dụ đối với các trường hợp dạ dày có vấn đề khiến cho tiêu hóa kém thì cần lựa chọn những thực phẩm tốt cho dạ dày hoặc biếng ăn do có cảm giác buồn nôn khi ăn thì có thể tham khảo một số mẹo nhỏ chống buồn nôn. Bên cạnh đó cần tránh các loại thực phẩm không tốt cho tiêu hóa, một số loại thực phẩm nguy cơ gây đầy hơi.

- Bổ sung các loại vitamin để kích thích và cải thiện vị giác như kẽm, vitamin B, A, E vào thực đơn sẽ nhanh chóng giúp bạn tìm lại được cảm giác ăn ngon miệng.

- Luyện tập thể thao, tập luyện thường xuyên sẽ giúp tiêu hao năng lượng, cho nên cơ thể bạn sẽ có nhu cầu nạp năng lượng bổ sung. Đây cũng là cách để bạn ăn ngon miệng hơn và tìm lại cảm giác đói bụng, thèm ăn. Các môn thể thao thích hợp cho người gầy như bóng bàn, cầu lông, tennis, bóng chuyền, khiêu vũ, judo… sẽ tạo cho bạn một tinh thần sảng khoái, khiến bạn ăn nhiều hơn. Dùng các bài thuốc đông y kích thích ăn ngon miệng, khôi phục chức năng tì vị, cải thiện hấp thu giải quyết triệt để chứng biếng ăn.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn [Bộ Y tế]

Trả lời:

Chào bạn Ngọc, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, qua những gì mà bạn cung cấp, chúng tôi nhận thấy bạn đang có triệu chứng chán ăn. Chán ăn là một triệu chứng thường gặp nhưng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Để biết được nguyên nhân gây ra chứng chán ăn của mình, bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

1. Chán ăn là gì?

2. Nguyên nhân gây ra chán ăn

3. Tác hại của chán ăn

4. Biện pháp tự khắc phục

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia [khoa Y] - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

1. Chứng chán ăn là gì?

Chán ăn [tên tiếng Anh là Loss Of Appetite] xảy ra khi bạn thấy giảm cảm giác muốn ăn. Các nguyên nhân có thể khiến bạn thấy chán ăn rất đa dạng, từ các bệnh tâm thần cho tới bệnh thực thể. Khi bạn chán ăn, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như sụt cân hay suy dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, vì vậy rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân đằng sau việc giảm sự thèm ăn và điều trị nó. 

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn

Có vô số nguyên nhân dẫn đến chán ăn. Trong hầu hết các trường hợp, sự thèm ăn có thể trở lại bình thường một khi bệnh lí nền được chữa trị.

Vi trùng

Chán ăn có thể gây ra bởi vi khuẩn, siêu vi, nấm và các nhiễm trùng khác tại bất kì chỗ nào trên cơ thể. Nó có thể là hậu quả của một nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày tá tràng, nhiễm trùng da hay viêm màng não. Sau khi bệnh nền được điều trị đúng cách, sự thèm ăn sẽ trở lại.

Nguyên nhân về tâm lí

Có vô số nguyên nhân từ đa dạng các rối loạn tâm lí có thể gây chán ăn. Nhiều người lớn tuổi mất đi sự thèm ăn. Sự thèm ăn của bạn có xu hướng giảm khi bạn buồn, bị trầm cảm, hay lo lắng. Chán nản và căng thẳng cũng có sự liên hệ với việc giảm thèm ăn.

Các rối loạn ăn uống, như chán ăn tâm thần có thể là nguyên nhân. Một người mắc chứng chán ăn tâm thần tự kiềm chế bản thân hoặc trải qua nhiều phương pháp để làm giảm cân. Người mắc chứng này đặc biệt sợ tăng cân. Chán ăn thần kinh có thể gây suy dinh dưỡng.

Bệnh lí y khoa

Các tình trạng bệnh lí sau có thể gây chán ăn:

  • Bệnh gan mạn tính
  • Suy thận
  • Suy tim
  • Viêm gan
  • HIV
  • Sa sút trí tuệ
  • Suy giáp

Ung thư cũng có thể gây chán ăn, đặc biệt nếu nó tập trung ở một số vùng sau:

Phụ nữ có thai cũng có thể chán ăn trong ba tháng đầu thai kì.

Thuốc

Một số thuốc hay chất ma túy cũng có thể làm bạn chán ăn. Các thuốc được kê theo toa bác sĩ bao gồm:

  • Một số kháng sinh
  • Thuốc giảm ho
  • Thuốc an thần
  • Thuốc hóa trị

3. Tác hại của chứng chán ăn

Nếu chán ăn gây ra bởi bệnh lí y khoa, tình trạng có thể trở nên tồi tệ nếu không được điều trị, và kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Cực kì mệt mỏi
  • Sụt cân
  • Nhịp tim nhanh
  • Sốt
  • Khó chịu

Nếu việc chán ăn cứ kéo dài và bạn bị suy dinh dưỡng hay thiếu Vitamin và các chất điện giải, bạn có thể gặp các biến chứng gây nguy hiểm dẫn đến tử vong. Vì vậy, rất cần thiết đi gặp bác sĩ nếu bạn bị chán ăn và triệu chứng này không giảm sau một đợt bệnh cấp tính hoặc kéo dài nhiều tuần sau đó.

4. Biện pháp tự khắc phục và điều trị chứng chán ăn

Điều trị chán ăn tùy thuộc vào nguyên nhân của triệu chứng. Nếu nguyên nhân là nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc siêu vi, bạn sẽ không cần điều trị cụ thể vì sự thèm ăn sẽ nhanh chóng trở lại khi nhiễm trùng được chữa khỏi.

Tự chăm sóc tại nhà

Nếu chán ăn là do tình trạng bệnh lí như ung thư hoặc bệnh mạn tính, có thể rất khó để kích thích sự thèm ăn. Tuy nhiên, việc ăn chung cùng với gia đình và bạn bè, nấu các món ăn bạn ưa thích, hoặc đi ăn ở nhà hàng có thể khuyến khích bạn muốn ăn hơn. Tập thể dục nhẹ có thể giúp tăng sự thèm ăn, hoặc bạn có thể tập trung chỉ ăn một bữa ăn lớn mỗi ngày, xen kẽ với những bữa ăn nhỏ.

Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ có thể giúp ích và giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn là các bữa ăn lớn. Để đảm bảo bạn đang được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thực phẩm, bữa ăn nên có nhiều calo và đạm. Bạn cũng có thể thử uống các loại đạm dạng lỏng.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một cuốn nhật ký ghi lại những gì bạn ăn uống trong vài ngày tới một tuần. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá lượng chất dinh dưỡng bạn hấp thu và mức độ chán ăn của bạn.

Chăm sóc từ y tế

Trong buổi khám bệnh, bác sĩ sẽ đo cân nặng và chiều cao và so sánh với thể trạng của dân số trung bình.

Bạn có thể được hỏi về tiền căn bệnh lí, các thuốc bạn đã dùng, và chế độ ăn của bạn. Hãy chuẩn bị cho các câu hỏi sau:

  • Triệu chứng bắt đầu từ khi nào
  • Mức độ nặng hay nhẹ
  • Bạn đã sụt bao nhiêu kí
  • Hoàn cảnh khởi phát triệu chứng
  • Các triệu chứng đi kèm

Một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân chán ăn:

  • Siêu âm bụng
  • Công thức máu
  • Kiểm tra gan, tuyến giáp, chức năng thận
  • Chụp X quang thực quản, dạ dày và ruột non
  • CT scan đầu, ngực, bụng hay chậu

Trong một số trường hợp, bạn sẽ được kiểm tra thai nghén và tư vấn xét nghiệm HIV. Bạn có thể làm xét nghiệm nước tiểu để tìm ra dấu vết của việc sử dụng ma túy.

Nếu chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, bạn có thể được cung cấp các chất dinh dưỡng thông qua đường tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc uống để kích thích sự thèm ăn của bạn. Bác sĩ của bạn có thể mời bạn đến một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần hoặc nhân viên tư vấn nếu chán ăn là hậu quả của chứng trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc sử dụng ma túy.

Chán ăn do thuốc gây ra có thể được điều trị bằng cách thay đổi liều hoặc đổi thuốc theo toa của bạn. Bạn không bao giờ nên tự ý thay đổi thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hãy đi bác sĩ khám ngay khi bạn bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ nguyên do. Rất cần thiết phải tìm đến bác sĩ nếu việc bạn chán ăn là hậu quả của trầm cảm, rượu bia, hay rối loạn ăn uống như chán ăn thần kinh.

Bạn Ngọc thân mến, bạn có thể áp dụng một số những biện pháp mà chúng tôi đưa ra. Trong trường hợp mà bạn vẫn tiếp tục cảm thấy chán ăn và sức khỏe suy sút, hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng chán ăn và sớm có biện pháp điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.


Video liên quan

Chủ Đề