Tô ánh nguyệt là ai

Lệ Thủy nói: "Tuồng này bằng tuổi thằng con trai út của tôi". Tháng 2 năm 1984, một đoàn nghệ sĩ Việt Nam đi lưu diễn ở một số nước Tây u với vở Đời cô Lựu, rồi bị "nạn bắt cóc" của những người quá khích tại đây, thoát được về nhà bèn lập luôn đoàn cải lương mang tên 284. Và năm 1985 tập liền vở tiếp theo là Tô Ánh Nguyệt. Lúc đó Lệ Thủy mang bụng bầu lên sàn tập, để dành sanh xong là diễn ngay. Thành ra chị mới nói tuồng này bằng đúng tuổi con chị. Hai vở cải lương "khai trương" của đoàn không ngờ trở thành kinh điển cho tới bây giờ.

Có thể nói, trong vở có quá nhiều lớp diễn hay, nhưng Lệ Thủy tâm đắc nhất là cảnh Tô Ánh Nguyệt bồng con đem giao cho ông Minh cha nó để nó được sống an thân, sung sướng. Sự hy sinh của người mẹ chịu đau đớn chia lìa núm ruột cũng chỉ vì tương lai của con đã được Lệ Thủy diễn bằng cả trái tim của người mẹ mới vừa đón nhận đứa con thật ngoài đời. Chị cứ tưởng tượng con mình đang khóc ngất mà mình đứng dưới lầu với theo bất lực, là tự nhiên nước mắt tuôn trào. Nhưng cách khóc của chị không ồn ào, mà phải nén lại đúng với tính cách chịu đựng của Tô Ánh Nguyệt xuyên suốt vở tuồng. Tô Ánh Nguyệt càng nén, khán giả càng thấy đau, và khóc theo. Tay chân Tô Ánh Nguyệt cũng lóng ngóng, rụng rời, như thừa thãi ra, đúng tâm trạng trống trải cô đơn. Chỉ những chi tiết nhỏ thôi mà "để đời" một vai diễn. Lệ Thủy nói: "Còn những điểm nhấn nữa, có khi vài câu thôi mà nhân vật bật lên hẳn. Như đoạn đối đáp của Tô Ánh Nguyệt và ông Minh. "Chồng của tôi bây giờ đang sống ung dung, tự tại". "Bà có chắc là chồng bà đang sống ung dung, tự tại thật không?". "Thưa ông, tôi giận mà nói vậy chớ tôi cũng biết chồng tôi bây giờ còn đau khổ hơn tôi...". Hoặc lớp diễn khi hai người đã già, ông Minh tới thăm thì bà Nguyệt xua đuổi, nhưng khi nghe ông ho thì bà lén nhìn theo, buồn lo, âu yếm, vậy mà lúc ông quay lại thì bà tỉnh bơ cúi xuống tấm vải thêu làm như lạnh nhạt. Lớp diễn này Minh Vương và Lệ Thủy phối hợp thật hay trong từng cử chỉ rất nhỏ, đúng là một đôi bạn diễn ăn ý trong suốt cuộc đời nghệ thuật. Và khán giả cứ yêu cầu diễn trích đoạn này mãi là vì vậy.

Đóng Tô Ánh Nguyệt, chỉ trừ màn đầu được mặc áo dài thiếu nữ hẹn hò với anh Minh, còn về sau hầu như Lệ Thủy chỉ toàn mặc áo bà ba, mà loại vải cũng "không được quyền" sang trọng, bởi nhân vật vừa nghèo vừa đau khổ. Chuyện vui, chiếc áo năm xưa ngày càng chật, Lệ Thủy phải nhiều lần may cái mới, nhưng khổ nỗi ở thành phố không tiệm nào biết may áo bà ba tay liền, cổ lá trầu, đúng bối cảnh thời xưa. Tiệm nào cũng may áo tay ráp-lăng hiện đại, còn cổ trái tim thì như hình tam giác xẻ dài xuống gần đụng ngực, không phù hợp lứa tuổi và tính cách của chị cũng như của nhân vật. Chị phải săn lùng tiệm may các tỉnh. Mà cũng hiếm hoi lắm mới có tiệm may được. Bất ngờ, tại Sóc Trăng có một bà may dạo ngồi ngoài chợ, tay nghề tuyệt khéo. Thế là mỗi lần về tỉnh hát, chị đặt may luôn một lần cả chục bộ bà ba, để dành diễn và ca lẻ vọng cổ. Áo dài của Tô Ánh Nguyệt cũng phải tay liền kiểu xưa, nút thắt, chị cũng nhờ thợ tỉnh may dùm. Người nghệ sĩ nghiêm túc luôn chú ý những chi tiết rất nhỏ để làm nên vai diễn như thế. Chị nói đùa: "Mai mốt rủi bà thợ may đó đi đâu mất, hổng biết ai may cho tui!". Rồi lại buồn buồn: "Mà hổng biết tui còn diễn được bao nhiêu năm nữa!". Thật bất ngờ khi nghe chị tiết lộ chị đã tròn 60 tuổi. Vậy mà chị vẫn tươi rói trong lòng người mộ điệu...                                                                                                                         

H.K


Trong mấy ngày vừa qua, dư luận xôn xao, phẫn nộ với một clip trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt do diễn viên hài Trấn Thành, Anh Đức và nghệ sĩ Ngọc Giàu thủ diễn. Điều khiến dư luận phẫn nộ là vở cải lương kinh điển của soạn giả Trần Hữu Trang này đã bị Trấn Thành biến dạng tan nát bằng những lời thoại và hành động thô tục...

Nghệ sĩ, khán giả phẫn nộ

Cuối trích đoạn Tô Ánh Nguyệt, Trấn Thành đã thòng một câu: “Tui không phải là bà Tô Ánh Nguyệt, mà là con Nguyệt bán cocktail tô” để biện minh cho sự bôi bẩn vở diễn, bôi bẩn nhân vật Tô Ánh Nguyệt. Tuy nhiên, tất cả những ai xem clip trích đoạn này đều không chấp nhận được lý do đó. Khi dư luận phản ứng, gọi điện thoại cho Trấn Thành thì quản lý của anh bảo rằng Trấn Thành sẽ không trả lời vấn đề này. Còn nghệ sĩ Ngọc Giàu giãi bày rằng lâu nay bà thấy pha hài vào cải lương cũng không có ai nói gì. Trong trích đoạn này, bà không cải biên nhiều mà chỉ nói mấy câu theo Trấn Thành. Bà sẽ rút kinh nghiệm ở những lần sau.

Đạo diễn Trần Ngọc Giàu nói: “Với tư cách giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, tôi cực sốc khi xem trích đoạn này. Không chỉ tôi mà các nghệ sĩ nhà hát, các anh chị em nghệ sĩ bên ngoài cũng đều sốc và không thể chấp nhận được. Rõ ràng những lý do đưa ra chỉ là ngụy biện. Họ đã sử dụng nguyên trích đoạn của soạn giả Trần Hữu Trang với tên các nhân vật, những lời hát nguyên bản và sửa đổi trên nguyên bản, những tình huống gốc của kịch bản thì không thể nói là không phải Tô Ánh Nguyệt”.

Nghệ sĩ Kim Tử Long chia sẻ: “Tôi thấy phản cảm với trích đoạn vì phá vỡ một kịch bản cải lương kinh điển. Tôi lo là các khán giả Việt trẻ tuổi ở nước ngoài sẽ không hiểu đúng về cải lương khi xem Tô Ánh Nguyệt như thế này. Bởi họ có biết nhiều về cải lương đâu, có thể họ chỉ thấy gây cười là đủ”.

Xem thêm: Kinh Doanh Gì Ở Sài Gòn - Buôn Bán Gì Ở Sài Gòn Hot Nhất Hiện Nay

Là một người rất yêu cải lương, ông bầu Huỳnh Anh Tuấn của Kịch IDECAF cũng bức xúc về vụ việc: “Đây là một việc làm vô cùng phản giáo dục. Một tác phẩm nghệ thuật trước hết là phải đẹp, đẹp từ ngôn từ đến sân khấu, phục trang, diễn xuất. Từ đó mang lại giá trị giáo dục, định hướng thẩm mỹ cho giới trẻ. Trích đoạn Tô Ánh Nguyệt này quá dung tục, bậy bạ về mặt thẩm mỹ và ngôn từ. Nó cũng làm sai lệch bản sắc dân tộc có ở loại hình nghệ thuật cải lương, làm khán giả trẻ hiểu sai nghệ thuật cải lương, tiếp nhận sai các giá trị ở cải lương kinh điển”.

Nhân vật Tô Ánh Nguyệt là một phụ nữ hiền dịu, bao dung, gia giáo, cả đời hy sinh cho tình yêu, cho con đã bị Trấn Thành biến thành một phụ nữ chua ngoa, vô học, ích kỷ và hung tợn.

Nhét cải lương vô hài - biết rồi, khổ lắm nói mãi

Khi giãi bày cùng báo chí, nghệ sĩ Ngọc Giàu đã nói: “Trong các chương trình hài ngay tại Việt Nam, nhiều em trẻ lấy cải lương ra diễn lại, pha hài vô tùm lum, có ai nói gì đâu”. Câu nói này chỉ đúng một nửa ở chuyện cải lương bị các nghệ sĩ nhét hài vào hay hài đem cải lương nhét vào là chuyện xảy ra từ rất lâu ở các sàn diễn trong và ngoài nước.

Chỉ một trích đoạn Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài thôi mà có đến cả chục kiểu biến tấu hài từ cặp đôi Tấn Beo - Tấn Bo, Vân Sơn - Kiều Oanh - Bảo Chung - Lê Huỳnh, đến Hoài Linh - Chí Tài, Cẩm Ly - Đan Trường. Trích đoạn Phụng Nghi Đình kinh điển cũng được nhiều nghệ sĩ hài, ca sĩ đem ra thêm mắm dặm muối, cải biên tùm lum như trong liveshow Duyên lắm người ơi của nghệ sĩ Ngọc giàu hay trong liveshow ca nhạc của Cẩm Ly. Không chỉ Trấn Thành cải biên Tô Ánh Nguyệt mà các nghệ sĩ Vân Sơn, Hoài Linh, Duy Phương, Mai Sơn… cũng xuất hiện trong những tiểu phẩm cải biên Tô Ánh Nguyệt khác. Hoặc khán giả có thể thấy các nghệ sĩ Bảo Quốc, Lệ Thủy, Thành Lộc, Ngọc Giàu, Bạch Long… trong các trích đoạn cải lương cải biên Bảy con yêu nhền nhện, Đát Kỷ - Trụ Vương. Ngay cả vở cải lương sướt mướt như Người đẹp trong tranh cũng được nghệ sĩ Kiều Oanh hài hóa ở hải ngoại… Gần như tất cả chương trình hài trên tivi và các chương trình truyền hình thực tế gần đây đều vay mượn cải lương để làm hài như Danh hài đất Việt, Hội quán tiếu lâm, Cặp đôi hoàn hảo, Cười xuyên Việt…

Không chỉ lấy nguyên một trích đoạn, sửa đổi lời thoại nhân vật ít hay nhiều, nhiều vai diễn, hình mẫu nhân vật của các nghệ sĩ cải lương nổi tiếng cũng được các diễn viên hài vay mượn hài hóa như: Cảnh ngồi quay tơ của tiểu thư Quỳnh Nga, cảnh công chúa Bích Vân đối đáp với Quỳnh Nga về việc mua bán chồng trong Bên cầu dệt lụa. Cảnh nàng Kiều Nguyệt Nga oằn mình chống chọi với bão táp trên chiếc thuyền chòng chành trên đường đi cống sứ của vở Kiều Nguyệt Nga. Cảnh hỏi giáo gươm hay cảnh dâng long bào trong Thái hậu Dương Vân Nga. Cảnh bị xử thắt lụa chết trong Xử án Phi Giao…

Việc cải biên, biến tấu, nhét thêm hay sửa đổi lời thoại, tính cách nhân vật hài hóa cải lương hay cải lương hóa hài… trước nay đều có những lời khen chê ồn ào trong dư luận. Nhưng đến Tô Ánh Nguyệt - Trấn Thành thì đúng là... không chịu nổi! Khen hay chê, chấp nhận hay không là tùy vào sự duyên dáng hay thô tục của lời thoại bị sửa và sự diễn xuất của nghệ sĩ. Nếu không biết tự tiết chế mình, nghệ sĩ sẽ rất dễ gặp phải sự phản ứng của khán giả và dư luận. Như ở trường hợp Tô Ánh Nguyệt của Trấn Thành, đó là sự buông thả bản thân, sự thô tục quá sức chịu đựng của bất kỳ ai.

Thời gian gần đây, nhiều khán giả chia sẻ bức xúc về một trích đoạn cải lương mang tên Tô Ánh Nguyệt remix có sự tham gia của Trấn Thành, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu và Anh Đức. Ở dị bản do Trấn Thành viết nội dung, nam diễn viên giả gái, hóa thân vào nữ nhân vật chính. Diễn xuất và lời thoại của anh cùng hai bạn diễn bị cho là "bóp méo" nội dung vở cải lương kinh điển của cố soạn giả Trần Hữu Trang.

Trưa 23/4, sau một thời gian hứng chịu sự chỉ trích từ dư luận, Trấn Thành chia sẻ với VnExpress anh rất xin lỗi về vụ việc.

"Tôi còn trẻ, trong hành trình làm nghề không tránh khỏi có khi sai sót. Mong khán giả và các anh chị, cô chú trong nghề lượng thứ để tôi tiếp tục làm việc và cống hiến", Trấn Thành nói.

"Đáng lẽ tôi phải thay đổi tên tất cả các nhân vật trong trích đoạn này để khán giả yêu nghệ thuật cải lương chính thống không bị hiểu nhầm chúng tôi đang tái diễn vở Tô Ánh Nguyệt kinh điển của cố soạn giả Trần Hữu Trang. Tôi thật sự chỉ muốn làm một dị bản cải lương hài, trong đó, tôi mượn các nhân vật ở nguyên mẫu nhằm nói đến một nội dung hoàn toàn khác tác phẩm gốc. Cái sai của tôi là đã làm vở diễn không khéo, có cách thể hiện chưa đúng để khán giả cảm nhận được thông điệp mình muốn nói. Nếu chỉ là nhân vật hài bình thường thì không sao, nhưng vô tình lối diễn của tôi được đặt vào nhân vật nổi tiếng như Tô Ánh Nguyệt đã làm khán giả bất bình", nam diễn viên giãi bày.

Ngoài ra, nam diễn viên còn xin lỗi vì chưa xin phép tác quyền đã tự ý lấy vở diễn nổi tiếng ra để chế tác dị bản.

Trấn Thành giả gái vào vai "Tô Ánh Nguyệt tân thời". Ảnh chụp từ màn hình.

Nam nghệ sĩ khẳng định anh không phải là người đầu tiên mượn hình tượng các nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm kinh điển để làm dị bản. "Trong Tây Du Ký - một tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc, nhân vật Đường Tăng hay Tề Thiên Đại Thánh cũng nhiều lần bị đem ra chế tác thành các nhân vật dị bản trong Tây Du ngoại truyện... Hay mỹ nhân ngư - một hình ảnh xinh đẹp, quen thuộc trong phim hoạt hình Walt Disney - cũng bị Châu Tinh Trì lấy ra biến đổi lại và được mọi người rất yêu thích", anh nói.

Trước khi làm Tô Ánh Nguyệt Remix, Trấn Thành ấp ủ ý định sẽ thực hiện một vở cải lương dài chính thống để giới thiệu bộ môn nghệ thuật mà anh rất yêu quý đến gần với khán giả hơn. "Tôi định làm cải lương hài để khán giả, nhất là người trẻ, chú ý và thấy thích cải lương trước đã rồi từ từ sẽ có dự án lớn nghiêm túc, chính thống hơn. Nhưng vấp phải sự cố này và những phản ứng từ mọi người tôi cảm thấy 'nhát tay', không dám làm nữa. Tôi sợ một lần nữa bị sơ sót, vì người nghệ sĩ chung quy lại vẫn chỉ muốn phục vụ khán giả và được khán giả yêu quý", anh nói.

Trích đoạn cải lương Tô Ánh Nguyệt Remix là tiết mục trong chương trình ca nhạc hài kịch do một trung tâm ở hải ngoại thực hiện. Video này đã xuất hiện trên Internet từ đầu năm nay nhưng gần đây mới gây sự chú ý với khán giả.

Tô Ánh Nguyệt là một trong những vai diễn lớn của Nghệ sĩ Nhân dân Lệ Thủy [phải]. Tác phẩm cải lương nổi tiếng được cố soạn giả Trần Hữu Trang soạn khoảng 1935-1936.

Tiểu phẩm Tô Ánh Nguyệt remix diễn lại phân đoạn khi ông Minh tìm đến nhà Tô Ánh Nguyệt sau thời gian dài cả hai không liên lạc nhau. Đứa con trai ngày trước Tô Ánh Nguyệt trao cho ông Minh đã trưởng thành, sắp lấy vợ. Vì thế, ông tìm đến nhà người yêu cũ để mời bà đến dự tiệc cưới con. Trong nguyên bản, đây là một trích đoạn hay, cảm động. Qua thể hiện của diễn viên Trấn Thành [vai Tô Ánh Nguyệt], NSND Ngọc Giàu [vai ông Minh] và Anh Đức [vai đứa con trai], trích đoạn được cải biên theo dạng hài biến tấu. Trong đó, Trấn Thành biểu diễn nhiều về hình thể, nhất là phô diễn phần ngực độn giả gái. Trong cuộc hội ngộ giữa ông Minh và Nguyệt có những câu đùa tếu táo, những lời thoại ám chỉ về giới tính, quan hệ nam nữ.

Kết thúc, Trấn Thành tuyên bố: "Ngày xưa bà kia là bà Tô Ánh Nguyệt còn con này không phải Tô Ánh Nguyệt mà là con Nguyệt bán cocktail tô. Thành ra tôi không chờ đợi gì hết. Chế đã có chồng...".

Theo Nghệ sĩ Ưu tú Kim Tử Long, việc pha hài vào cải lương để cải biên thành các tiểu phẩm chọc cười khán giả là xu hướng khá phổ biến nhiều năm qua trong làng truyền hình, sân khấu. Tuy vậy, việc cải biên cần khéo léo, không nên quá bám sát vào kịch bản gốc, giữ lại trọn vẹn tên nhân vật hoặc các tình tiết khiến khán giả hình dung, liên tưởng đến nguyên tác như trường hợp Tô Ánh Nguyệt remix.

Đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM - chia sẻ ông biết đến trích đoạn cải lương hài này sau khi nhiều người lên tiếng bức xúc. "Cảm giác đầu tiên của tôi là rất buồn. Có thể có khán giả cười khi xem xong trích đoạn. Nhưng đó là tiếng cười xuất phát từ việc một kịch bản kinh điển, vốn được nhiều khán giả nắm rõ đường dây câu chuyện, lại bị biến tướng một cách méo mó chứ không phải cười vì nét duyên của diễn viên", đạo diễn Trần Ngọc Giàu nói.

Trước nhiều phản ứng của khán giả, Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu [người đóng vai Minh] chia sẻ với VnExpress: "Tôi sẽ rút kinh nghiệm về việc này, sẽ không bao giờ tham gia vào những vở biến tấu từ tuồng cải lương kinh điển như 'Tô Ánh Nguyệt' nữa".

Thoại Hà

Video liên quan

Chủ Đề