Tại sao khi đọc sách lại buồn ngủ

Ai đọc sách khiến bạn buồn ngủ thì giơ tay lên !! Tất nhiên, không phải tất cả mọi người. Nhưng có lẽ có nhiều Những người đọc sách buồn ngủ Một số người từ trường đến nơi làm việc. Hôm nay, tôi thu thập thông tin và tóm tắt nó thành các điểm. Để mọi người đọc

Tại sao “đọc một cuốn sách” và “buồn ngủ”?

Lý do đầu tiên là buồn ngủ rồi Đôi khi chúng ta không được nghỉ ngơi đầy đủ, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ, nhưng chúng ta phải ép mình đọc, ví dụ như vì ngày mai chúng ta phải đọc sách vì ngày mai chúng ta có kỳ thi. Em buồn ngủ rồi lại phải rặn nữa, chuyện buồn ngủ không có gì lạ đâu.

nội dung không thú vị Đọc nó, nó có thể khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán. Sự nhàm chán này khiến não bộ ít được kích thích. Điều đó khiến tôi buồn ngủ.

Mắt cần di chuyển xung quanh khi đọc. Và đôi mắt hoạt động cùng nhau. với bộ não để giải thích và xử lý những gì được đọc Khi cả hai đều đang làm việc chăm chỉ Nó sẽ gây ra mệt mỏi và khiến tôi muốn nghỉ ngơi.

  1. Khi đọc, hãy luôn ở tư thế thoải mái.

Khi đọc sách, chúng ta có xu hướng ở những nơi thoải mái, chẳng hạn như trên giường, trên chiếc ghế sofa yêu thích của mình. Khi cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi ở một vị trí thoải mái Các cơ của bạn sẽ bắt đầu thư giãn và khiến bạn cảm thấy buồn ngủ.

Làm thế nào để đọc và không buồn ngủ?

Đọc một cuốn sách sau khi nghỉ ngơi đầy đủ. đọc to Đọc ở nơi có ánh sáng tốt. nên ngồi và đọc trên ghế uống nước trong khi đọc và nghỉ giải lao giữa việc đọc sách Những phương pháp này có thể giúp bạn đọc và không buồn ngủ.

1

Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng [?]

Chào vyvy186 🖐,
Thói quen, nhất là những thói quen tích cực như đọc sách, cần có thời gian để được hình thành và duy trì. Lạ một điều là thói quen “xấu” như thức khuya, ăn vặt được con người ta “học” rất nhanh, nhưng ngược lại như đọc sách thì thường mất thời gian hơn một chút.

Trả lời cho câu hỏi của bạn Trích từ Science Focus của BBC, nguyên nhân của việc đọc sách dễ cảm thấy buồn ngủ là do: 📌Địa điểm đọc. Người đọc thường chọn những nơi thoải mái, im ắng, và đây là khoảng không gian lí tưởng cho chúng ta chìm vào giấc ngủ 📌Thời gian đọc. Thường là vào chiều tối hoặc sau những hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng, dẫn đến cơ thể dễ chìm vào trạng thái nghỉ ngơi và thư giãn hơn.

📌Tâm lí. Nếu bạn giữ trong đầu niềm tin rằng đọc sách rất chán, khả năng cao khi đọc, não bộ sẽ thiếu sự tập trung, bắt đầu suy nghĩ những chuyện ngoài lề và dần mơ màng.


Nguồn: Internet

Một vài tips đến bạn để việc đọc trở nên thú vị hơn nhé
💡Đọc ít và đều đặn. Nếu mới bắt đầu đọc, đừng tự làm khó bản thân với những tác phẩm kinh điển khó hiểu dễ gây mất động lực. Lụa chủ đề bạn thích, đọc vài trang cũng được nhưng duy trì đều đặn mỗi ngày thì từ từ bạn sẽ cảm nhận được niềm vui khi đọc

💡Nghe audiobook. Nếu nhìn chữ khiến bạn thấy choáng thì có thể thử sang cách nghe, biết đâu lại phù hợp với cách “đọc” của bạn.


Nguồn: Internet

💡Đứng đọc sách. Với tư thế đọc này sẽ giúp cơ thể bạn phần nhiều tỉnh táo hơn, và đứng cũng có lợi cho sức khỏe hơn là khi ngồi. Nên dành vài phút đứng đọc ắt hẳn cũng không gây khó khăn cho bạn.

💡Đọc và ghi chú. Trên tay luôn cầm sẵn bút chì, ý nào hay thì mình gạch chân hoặc “note” lại. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ được kiến thức trong sách lâu hơn.

💡Đọc lớn. Cách này thì hơi bất tiện xíu nếu ở chỗ đông người, nhưng sẽ hiệu quả cho các bạn mới bắt đầu tập đọc, tăng khả năng tập trung và tỉnh táo.

💡Thử máy đọc sách. Nếu bạn phải thường xuyên phải di chuyển và cầm một cuốn sách dày có vẻ là quá sức, hãy thử mua máy đọc sách nhé. Giá cả đa dạng lại rất phù hợp nếu bạn tập đọc sách tiếng Anh vì máy có cả từ điển cài sẵn.


Nguồn: Internet

Hi vọng giúp được bạn😊.

Không ai phủ nhận lợi ích của sách. Nhưng không phải ai cũng ham thích đọc sách hơn ngủ. Làm sao để tránh tình trạng đọc vài trang sách đã ngáp ngắn ngáp dài.

Nội dung sách tẻ nhạt: Đôi khi chúng ta phải “nhai” không ít sách “hại não”. Đối với sinh viên, đó thường là giáo trình dày cộp với nội dung hàn lâm. Vậy nên, đọc giáo trình thì ít mà ngủ thì nhiều.

Sinh viên thường mệt mỏi khi đọc giáo trình - Ảnh: quotemaster

Tinh thần mệt mỏi: Công việc quá nhiều chúng ta không còn thời gian, tinh thần thư thái để đọc, nghiền ngẫm những cuốn sách mình yêu thích. Thiếu nghỉ ngơi khiến con người chẳng mấy khi ở trạng thái tỉnh táo nhất mà đọc sách thư giãn.

Tinh thần không thoải mái dễ gây buồn ngủ khi đọc sách - Ảnh: tinhhoa

Chưa đủ độ sáng: Điều ai cũng biết nhưng chẳng mấy ai để ý điều chỉnh. Ánh sáng không đủ là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự mỏi mệt của đôi mắt, con đường thẳng và nhanh nhất đến cơn buồn ngủ đối với bất cứ ai.

Thiếu ánh sáng không chỉ gây buồn ngủ mà còn rất hại mắt - Ảnh: aaj.tv

Đẩy lui buồn ngủ để đọc sách

Vừa đọc vừa đánh dấu và ghi chú: Việc đánh dấu và ghi chú giúp bạn tìm đọc lại dễ dàng. Sự hoạt động của nhiều cơ quan cùng lúc sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hoocmon tỉnh táo. Như vậy, bạn có thể yên tâm đọc tiếp mà không lo lắng xem mình vừa đọc những gì. Đó chính là đọc sách hiệu quả.

Ghi chú giúp ta ghi nhớ dễ hơn - Ảnh: fgate

Hãy đi ngủ sớm và thức dậy sớm: Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp các tế bào khỏe mạnh và chậm lão hóa, tinh thần tỉnh táo và thoái mái. Nên nhớ rằng, tinh thần quan trọng không kém đối với năng suất lao động. Khi năng suất cao, hãy thử tính xem, bạn sẽ có thêm nhiều thời gian đọc sách.

Tỉnh táo giúp ta có nhiều ý tưởng hơn khi đọc sách - Ảnh: 4.bp

Ánh sáng mặt trời là tốt nhất: Ánh sáng tự nhiên được xem là ưu tiên số một tránh gây mỏi mắt. Tuy nhiên, nếu không thể đọc sách ban ngày, bạn cũng không nên thực hiện điều đó vào nửa đêm dù có đủ ánh sáng hay không. Thay vào đó, có thể đọc vào khoảng 19h tối hoặc sáng sớm tinh mơ.

Hãy đọc sách nơi đủ ánh sáng - Ảnh: unionchiapas.mx

Tư thế ngồi đọc tuyệt vời: Có hai tư thế đọc sách khá lý tưởng. Một là tư thế ngồi thẳng với ghế thẳng hoặc dựa vào tường. Hai là tư thế ngồi cong lưng, sách để lên đầu gối với đầu gối hơi nhô lên. Với cách thứ hai, bạn có thể ngồi đọc trên những chiếc ghế thấp hoặc trên bậc tam cấp là hợp nhất.

Ngồi đúng tư thế khi đọc sách - Ảnh: womencraze

>> Đọc sách thế nào cho hiệu quả

Nguồn: slideshare

Video liên quan

Chủ Đề