Giao tử cái của thực vật nằm ở đâu

Đề bài

Quan sát hình 42.1 và:

- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn [thể giao tử đực].

- Mô tả quá trình hình thành túi phôi [thể giao tử cái].

Lời giải chi tiết

- Sự hình thành hạt phấn:

Từ mỗi một tế bào mẹ [2n] trong bao phấn của nhị hoa qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con [n].

Các tế bào con này chưa phải là giao tử đực mà là các tiểu bào tử đơn bội [bào tử đực]. Tiếp theo, mỗi tế bào [n] là tiểu bào tử đơn bội tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn [thể giao tử đực].

Hạt phấn có 2 tế bào [tế bào bé là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn] được bao bọc bởi một vách chung dày, màu vàng do đó ta thấy hạt phấn có màu vàng. Đó là thể giao tử đực.

- Sự hình thành túi phôi:

Từ một tế bào mẹ [2n] của noãn trong bầu nhuỵ qua giảm phân hình thành nên 4 tế bào con [n] xếp chồng đè lên nhau. Các tế bào con này chưa phải là giao tử cái mà là các bào tử đơn bội cái. Trong 4 đại bào tử đơn bội đó ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chì còn một tế bào sống sót. Tế bào sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng [hình ô van], thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên câu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân gọi là túi phôi [hình 42.2]. Túi phôi là thể giao tử cái.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

1/ Bạn đã biết gì về giao tử?

Các bạn có thể hiểu một cách đơn giản giao tử là một loại tế bào có khả năng thực hiện việc thụ tinh, từ đó chúng cũng có khả năng để duy trì nòi giống. Có hai loại giao tử khác nhau đó là giao tử đực và giao tử cái. Để tạo thành hợp tử chỉ có thể được kết hợp từ các loại giao từ cùng loại nhưng khác giới. Đây là yếu tố không thể thiếu trong thụ tinh.

Một số đặc điểm của giao tử:

Giao tử là bộ nhiễm sắc thể đơn bội [n], không bao gồm các cặp tương đồng. Từ đó mỗi nhiễm sắc thể chỉ có 1 nguồn gốc [nhận từ bố thì sẽ không nhận được từ mẹ và ngược lại].

Khi có 2 giao tử đơn bội kết hợp với nhau trong thụ tinh sẽ tạo ra hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội [2n]. Có thể minh hoạ hợp tử dưới dạng sơ đồ là: ♂n + ♀n = 2n [hợp tử].

Giao tử là tế bào duy nhất có khả năng thụ tinh, và tạo ra cơ thể con. Tuy nhiên mỗi giao tử riêng biệt không thể tạo ra cơ thể con.

Giao tử chính là kết quả của quá trình phát sinh giao tử. Trong quá trình đó bắt buộc phải trải qua giảm phân.

Giao tử sẽ không thể tiến hành phân bào được nữa. Khi đã được tạo thành, giao tử không được dùng trong thụ tinh có thể sẽ tồn tại khá lâu, nhưng sẽ bị huỷ ở trong cơ thể chứa chúng.

Trong hai loại: giao tử đực [♂] và giao tử cái [♀], thì giao tử cái có kích thước lớn hơn hẳn giao tử đực. Bởi vì giao tử cái phải dự trữ nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho hợp tử phát triển trong giai đoạn đầu khi chưa có nguồn dinh dưỡng bên ngoài.

Nếu giao tử đực có thể tự chuyển động trong môi trường nước, người ta gọi là tinh trùng. Còn nếu không tự di chuyển được thì gọi là tinh tử. Do đó, giao tử đực của động vật gọi là tinh trùng, còn giao tử đực của hầu hết thực vật gọi là tinh tử. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài thực vật xuất hiện tinh trùng.

2/ Khả năng phát sinh giao tử sinh sản ở hai giới

Phát sinh giao tử đực: Trong quá trình phát sinh giao tử đực, các tế bào mầm sẽ nguyên phân liên tiếp nhiều lần để tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Sự hình thành tinh bắt đầu từ tinh bào bậc I. Tế bào này sẽ diễn ra quá trình giảm phân, lần phân bào I tạo ra 2 tinh bào bậc II, lần phân bào II tạo ra 4 tế bào con, sau đó phát triển thành 4 tinh trùng.

Quá trình phát sinh giao tử cái: Trong quá tình phát sinh giao tử cái, các tế bào mầm cũng sẽ nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào sẽ phát triển thành noãn bào bậc I. Tế bào này sẽ thực hiện giảm phân. Lần phân bào I sẽ tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc II.

Tiếp theo lần phân bào II cũng tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ hai và một tế bào khá lớn gọi là trứng. Đến cuối cùng thì chỉ có trứng thụ tinh với tinh trùng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về giao tử và khả năng phát sinh giao tử sinh sản ở hai giới. Hy vọng với chia sẻ trên các bạn sẽ có thêm thông tin về giao tử và khả năng phát sinh của chúng.

Lời giải:

Giao tử cái ở thực vật được gọi là noãn cầu bên trong chứa túi phôi.

Đáp án cần chọn là: D

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Sinh sản hữu tính ở thực vật là:

Sự hình thành giao tử đực ở cây có hoa diễn ra như thế nào?

Tế bào được hình thành qua giảm phân [ở quá trình hình thành hạt phấn]

Sự hình thành túi phôi ở thực vật có hoa diễn ra như thế nào?

Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

Giao tử cái ở thực vật được gọi là

Khác với động vật sự hình thành giao tử ở thực vật

Một túi giao tử cái, hay còn gọi là túi trứng, là một cấu trúc hoặc cơ quan đa bào của pha thể giao tử ở một số loài thực vật nhất định, sản sinh và chứa đựng noãn hay còn gọi là giao tử cái. Cơ quan đực tương ứng được gọi là túi giao tử đực. Túi giao tử cái có một ống hình cổ dài và một cái đáy phình ra. Túi giao tử cái thường nằm ở bề mặt tản cây, mặc dù ở các loài rêu sừng chúng bị ẩn vào trong.

Biểu đồ giải phẫu túi giao tử cái

Ở rêu và các loài thực vật hoa ẩn khác, tinh trùng đi đến túi giao tử cái bằng cách bơi trong màng nước, trong khi đó ở các loài thông và thực vật có hoa, phấn hoa được đưa đến nhờ gió hoặc động vật giúp thụ phấn và tinh trùng được chuyển đến thông qua đường ống phấn.

 

Gene expression pattern determined by histochemical GUS assays in Physcomitrella patens

Túi giao tử cái bị tiêu biến nhiều và ẩn ở trong thể đại giao tử của thực vật hạt trần. Thuật ngữ này không được sử dụng cho các loài thực vật có hoa hay Lớp Dây gắm trong đó có chi Gnetum và Welwitschia bởi vì thể đại giao tử bị tiêu biến thành chỉ còn một vài tế bào, một trong số đó biệt hóa thành tế bào trứng. Chức năng bao bọc xung quanh giao tử được cho là phần lớn thuộc về các tế bào lưỡng bội đại bào tử bên trong noãn. Thực vật hạt trần có túi giao tử cái hình thành sau khi thụ phấn bên trong quả thông.[1]

  1. ^ “Brooklyn Botanic Garden”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Túi_giao_tử_cái&oldid=67955057”

Video liên quan

Chủ Đề