Dung dịch nào làm mát da vùng bỏng tốt nhất

Vết bỏng bị phồng rộp sẽ khá đau nên bạn cần có cách sơ cứu và điều trị phù hợp. Tuy nhiên bạn cũng nên yên tâm vì nếu bạn giữ kỹ, không làm vỡ vết phồng rộp thì vết bỏng sẽ nhanh lành và không để lại sẹo.

Khi gặp vết bỏng bị phồng rộp bạn nên áp dụng cách chữa vết bỏng bị phồng rộp theo những bước sau:

  • Bước 1: Ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh từ 20 – 30 phút để vết bỏng dịu lại. Sau đó, thấm khô hoặc để vết bỏng khô tự nhiên và dùng gạc băng vết bỏng lại.
  • Bước 2: Nếu thấy vết bỏng bị phồng rộp bạn bên rửa vết bỏng sơ qua bằng nước muối sinh lý để sát trùng, sau đó bôi 1 lớp kem kháng khuẩn hoặc kem đặc trị trị bỏng.

Cách chữa vết bỏng bị phồng rộp đã bị vỡ bọng nước

Nếu không may vết bỏng bị vỡ bạn cần sơ cứu theo những bước sau:

  • Bước 1: Rửa sạch nhẹ nhàng với nước để không làm cho vết phồng lan to hơn và ảnh hưởng đến vùng da bên dưới.
  • Bước 2: Tiệt trùng kéo/bấm móng tay bằng cồn tẩy rửa hoặc luộc trong nước sôi khoảng 10 phút để loại bỏ hết vi khuẩn. Dùng kéo/bấm móng tay để cắt vùng da chết trên vết bỏng ra, chú ý đừng cắt quá sát vì nếu không cẩn thận sẽ làm ảnh hưởng đến vùng da bình thường, khiến vết bỏng lan rộng.
  • Bước 3: Bôi thuốc đặc trị lên vết bỏng và dùng gạc băng lại, nên băng tới khi vết bỏng lành.

Nên làm sạch vết bỏng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch hàng ngày và bôi thuốc đều đặn. Tới khi vết thương lành, bạn sẽ bị ngứa, tốt nhất lúc này không nên gãi để vết bỏng có thể lành hoàn toàn, điều này sẽ hạn chế việc vết bỏng để lại sẹo.

3. Những lưu ý khi chăm sóc vết bỏng

Khi bị bỏng, tuyệt đối không nên dùng những cách dưới đây để chữa bỏng:

Kem đánh răng

Mọi người hay có thói quen bôi kem đánh răng vào vết thương nhưng thực chất đây là cách chữa vết bỏng bị phồng rộp phản khoa học và dễ gây nhiễm trùng. Kem đánh răng có tính the, mát nên khi bôi vào vết bỏng có cảm giác mát nên nhiều người tin rằng nó làm dịu vết thương. Tuy nhiên, kem đánh răng có tính kiềm nên khi gặp những vết thương như vết bỏng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm vết bỏng nặng thêm.

Dung dịch nào làm mát da vùng bỏng tốt nhất

Dầu

Dầu ăn, dầu dừa, dầu oliu đều không phải là những chất có tác dụng tốt trong việc chữa bỏng mà ngược lại sử dụng những loại dầu này sẽ khiến vết bỏng lâu lành hơn. Dầu ngăn không cho nhiệt thoát ra nên vết bỏng sẽ nặng và dễ nhiễm trùng hơn.

Đá lạnh

Chườm đá lạnh lên vết bỏng để hạ nhiệt độ vết bỏng gây hại nhiều hơn bạn tưởng vì rất có thể da sẽ bị bỏng lạnh nếu tiếp xúc đột ngột với đá lạnh.

Dung dịch nào làm mát da vùng bỏng tốt nhất

Khi bị bỏng, bạn cần tuân thủ đúng quy trình điều trị bỏng nêu trên để đảm bảo vết bỏng nhanh lành, không nhiễm trùng và không có sẹo. Sau khi vết bỏng lành bạn nên chăm sóc vùng da này nhiều hơn một chút, bôi thuốc chống sẹo hoặc kem dưỡng da. Đặc biệt nên kiêng 1 ít đồ ăn như thịt gà, hải sản, rau muống… để không để lại sẹo.

Dùng thuốc bỏng là cách điều trị thường được áp dụng với mức độ bỏng cấp 2. Tuy nhiên, bôi thuốc trị bỏng như thế nào để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng thì không phải ai cũng biết.

1. Phân loại mức độ bỏng

Một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống là bỏng, như bỏng nước sôi, bỏng thức ăn, bỏng điện, ... Tùy vào mức độ bỏng sẽ có cách điều trị khác nhau để vết bỏng mau phục hồi và không để lại sẹo.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bỏng được phân loại thành các cấp sau:

  • Cấp 1: Da đỏ và chỉ sưng nhẹ, không phồng rộp, ít để lại sẹo.
  • Cấp 2: Bỏng da, lớp mô da ở trong dày lên.
  • Cấp 3: Da bị tổn thương sâu vào trong khiến dây thần kinh bị tê liệt. Da bị bỏng có màu đen xám hoặc trắng.
  • Cấp 4: Da bị tổn thương sâu đến phần xương và gân.

Trong 4 cấp độ nêu trên, bỏng cấp 1 và 2 có thể điều trị được tại nhà, vết bỏng có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, bỏng cấp 3 và 4 cần được điều trị tại bệnh viện, vì đây là tình trạng bỏng rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến thần kinh và xương.

Như đã đề cập ở trên, tùy vào cấp độ bỏng sẽ có cách thức điều trị khác nhau. Với bỏng cấp độ 1 và 2, người bị bỏng có thể được hướng dẫn dùng thuốc bỏng tại nhà để chăm sóc và điều trị vết thương.

Đối với bỏng nhẹ cấp độ 1, da chỉ ửng đỏ nhẹ thì nha đam (hay còn gọi là lô hội) là “thuốc” trị bỏng rất hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì nên dùng gel bôi có chiết xuất 100% từ nha đam để bôi lên chỗ bị bỏng.

Đối với bỏng cấp độ 2, việc điều trị và sử dụng thuốc trị bỏng cần có hướng dẫn của bác sĩ như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý để loại bỏ phần da chết và vi khuẩn bám trên da.
  • Bước 2: Bôi một lớp kem mỏng bạc sulfadiazine 1% lên chỗ bị bỏng để ngăn nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Lưu ý, nên dùng dụng cụ đã được vô trùng để bôi thuốc trị bỏng. Nếu phải bôi lớp kem dày, nên sử dụng que đè lưỡi để lấy kem và bôi.
  • Bước 3: Dùng miếng gạc vô trùng để đắp lên vết bỏng. Hoặc có thể sử dụng miếng gạc đã được tẩm thuốc để đắp thẳng lên chỗ bị bỏng sau khi đã được làm sạch bằng nước muối sinh lý. Việc sử dụng gạc tẩm thuốc sẵn có ưu điểm là không gây dính, vết thương mau lành, thay băng dễ dàng.
  • Bước 4: Trường hợp vết bỏng bị chảy nhiều dịch, sau khi bôi thuốc trị bỏng, có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch rồi dùng băng thun cố định lại. Tiến hành bôi thuốc và thay gạc 2 lần/ngày. Lưu ý khi chăm sóc vết bỏng là nên kéo căng da nhẹ nhàng để vùng da bị bỏng không co rút lại và gây hạn chế trong cử động. Có thể thực hiện động tác kéo căng da 10 lần/ngày. Ngừng bôi thuốc bỏng và bằng chỗ bị thương sau khi lớp da bị bỏng bong tróc ra và lớp da non có màu hồng đỏ xuất hiện.

3. Lưu ý khi dùng thuốc bỏng

Nếu bôi thuốc trị bỏng lên vùng da bị bỏng có kích thước lớn, có thể làm tăng hoặc thay đổi tác dụng của một số loại thuốc khác đường uống như thuốc chống động kinh, hạ đường huyết, ...

Do đó, cần theo dõi nồng độ thuốc trong máu ở người bị bỏng, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường hoặc động kinh để kịp thời điều chỉnh liều dùng thuốc bỏng. Nếu không có thể khiến các bệnh lý tiến triển thành mãn tính.

Bên cạnh bôi thuốc, để vết bỏng mau lành, người bị thương có thể uống thêm các loại vitamin như C, E. Đặc biệt, khi lớp da bỏng bong ra và xuất hiện lớp da non thì có thể bôi vitamin E lên vết bỏng.

Cách bôi thuốc bỏng bao gồm 4 bước là rửa sạch vùng da bị bỏng bằng nước muối sinh lý, sau đó bôi thuốc bỏng rồi dùng miếng gạc vô trùng đắp lại. Nếu vết bỏng chảy dịch nhiều thì có thể đắp thêm một lớp bông hoặc gạc sạch để thấm hút dịch rồi sau đó cố định lại bằng băng.

Bé bị bỏng bôi gì nhanh khỏi?

Bôi kem lành vết thương, kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng lên vết bỏng. Cha mẹ nên sử dụng các loại kem chứa thành phần silver sulfadiazine 1% như kem Silvirin hoặc Silvadene. Lưu ý là cần bôi kem bằng dụng cụ vô trùng như que đè lưỡi vô trùng và bôi một lớp kem dày lên vết bỏng.

Làm thế nào khi vết bỏng bị vỡ?

Cách chăm sóc vết bỏng bị vỡ.

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi xử lý vết bỏng. Bạn cần rửa sạch tay với các loại xà bông, nước rửa tay diệt khuẩn. ... .

Bước 2: Vệ sinh, tiệt trùng vết phồng rộp bị vỡ ... .

Bước 3: Để vết phồng rộp bị vỡ khô tự nhiên. ... .

Bước 4: Băng vết bỏng để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ ... .

Bước 5: Theo dõi vết bỏng..

Bị bỏng cấp độ 2 bao lâu thì khỏi?

Bỏng độ 2 có biểu hiện là da bị phồng rộp, đỏ và sưng nhiều. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm vết bỏng ở trong tình dạng ẩm ướt. Vì vậy, khi bị bỏng độ 2 bệnh nhân cần được băng vết thương để tránh nhiễm trùng, giúp vết bỏng mau lành hơn. Thông thường vết bỏng độ 2 sẽ lành sau khoảng 2 – 3 tuần.

Ngay sau khi bị bỏng cần ngâm lạnh với nhiệt độ bao nhiêu?

2- Ngâm ngay phần bị bỏng vào trong nước sạch, mát hoặc dưới vòi nước đang chảy (nhiệt độ nước khoảng 15 - 20 độ C là tốt nhất, thời gian khoảng 15 - 20 phút). Nếu bỏng hoá chất như vôi tôi nóng thì thời gian khoảng 20 - 30 phút.