Dk mafc gửi 5998 la gì

Dk mafc gửi 5998 la gì

MAFC là công ty tài chính đến từ Hàn Quốc, trực thuộc Tập đoàn tài chính toàn cầu Mirae Asset. Công ty cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tài chính vay tiêu dùng tín chấp và vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm đa dạng, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng với mức lãi suất cạnh tranh. 

Các giải pháp tài chính tiêu dùng dành cho cán bộ, nhân viên, người làm công hưởng lương và khách hàng tự doanh, hộ kinh doanh. Đặc biệt đối với sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp, MAFC không thu phí xử lý hồ sơ và phí bảo hiểm, giúp khách hàng an tâm hơn rất nhiều.

Dk mafc gửi 5998 la gì

Các sản phẩm tài chính vay tiêu dùng của MAFC giúp mở ra cơ hội cho khách hàng tiếp cận giải pháp tài chính hiệu quả, hợp pháp, góp phần làm giảm nhu cầu vay tín dụng không chính thống. Sản phẩm vay tiêu dùng còn góp phần ổn định đời sống xã hội, ngăn chặn từ xa những việc đáng tiếc có thể xảy ra với mỗi cá nhân, gia đình. Ngoài ra, vay tiêu dùng còn là công cụ quan trọng kích cầu mua sắm, hỗ trợ tốt cho các kênh kinh doanh hàng hóa, từ đó duy trì ổn định sản xuất và tạo cơ hội việc làm cho nhiều người, gián tiếp đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế.

Dk mafc gửi 5998 la gì

MAFC cam kết luôn đem đến các giải pháp tài chính minh bạch với nhiều lợi ích cho khách hàng. Thông tin sản phẩm, chính sách lãi suất, xét duyệt luôn được thể hiện đầy đủ trên tất cả ấn phẩm quảng cáo truyền thông, website, mạng xã hội theo quy định của Nhà nước. 

Nếu khách hàng cần thêm bất kỳ thông tin gì, có thể liên hệ ngay với hotline 08 7300 7777 hỗ trợ 24/7 của công ty. Sự yên tâm và hài lòng của khách hàng chính là nhiệm vụ và cũng là phần thưởng cho những cố gắng không mệt mỏi của tập thể cán bộ, nhân viên công ty Tài chính Mirae Asset Việt Nam.

Dk mafc gửi 5998 la gì

MAFC là một tổ chức tín dụng hợp pháp, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, được thành lập theo sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Công ty có giấy phép thành lập và hoạt động số 250/GP-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 11-11-2010.

MAFC có trụ sở chính được đặt tại lầu 1, tòa nhà Saigon Royal, số 91 Pasteur, Quận 1, TP.HCM; các văn phòng đại diện tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang.

Tin nhắn qua điện thoại của những nạn nhân bị “dội bom”.

Nhiều chủ thuê bao điện thoại bức xúc cho biết liên tục nhận được các tin nhắn mời gọi vay vốn, mở thẻ tín dụng từ các ngân hàng, bất kể giờ giấc và nhu cầu của người nhận tin nhắn. Bên cạnh đó, nhiều người cũng khóc ròng khi trót vay tiền theo tin nhắn này.

“Chọn mặt gửi tiền”

Anh H.D.C. (TP Vĩnh Long) bức xúc khi phản ánh, liên tiếp trong thời gian qua, anh đều đặn nhận được các tin nhắn có địa chỉ gửi từ FECREDIT và OCB-COMB.

Các tin nhắn chào mời vay tiền này gửi đến không cố định theo giờ và cũng không kiêng dè giờ nghỉ ngơi của người nhận. “Các tin nhắn đều nói tôi được vay 50 triệu đồng, trả góp hàng tháng số tiền họ đưa ra, nhưng không nói lãi suất bao nhiêu.

Do không có nhu cầu nên tôi cũng không phản hồi lại, nhưng họ vẫn liên tục gửi tin nhắn với nội dung tương tự trong thời gian gần đây. Không chỉ nhận tin nhắn trong giờ làm việc mà cả khi vừa chợp mắt nghỉ trưa cũng bị nhắn tin mời vay tiền. Thực sự tôi rất bực mình.

Cụ thể gần đây nhất, ngày 14/6 và ngày 28/6/2020, tin nhắn có địa chỉ OCB-COMB gửi đến với nội dung “QK duoc ho tro vay len den 50 tr, tra gop chi tu 2tr/thang, lai suat uu dai, duyet ho so nhanh tai OCB-COMB (NH TMCP Phuong Dong).

Neu QK co nhu cau vay va dong y cho OCB va ben thu ba la cac cong ty vien thong, cong nghe thong tin duoc thu thap, su dung va chia se thong tin lien quan den QK de phuc vu qua trinh xu ly ho so vay, soan TM gui 90004 (mien phi).

Tu choi soan TC gui 90004. Hotline: 02836220131”. Ngày 17/7 và 18/7/2020, liên tiếp nhận 2 tin nhắn từ địa chỉ FECREDIT. Tin nhắn ngày 17/7/2020: “Quy khach du dieu kien vay tien mat tai FE Cradit len den 50 trieu VND, tra gop toi thieu 447,000VND/thang.

Chi can CMND. Soan TM gui 5566 (mien phi) de dang ky ngay. De tu choi QC, soan TC FE_CRADIT gui 1313”. Và tin nhắn ngày 18/7/2020 có nội dung tương tự như nội dung của OCB-COMB, chỉ khác là “tra gop tu 480.000đ/thang. Tu choi quang cao tu FECREDIT, soan TC FE CRADIT gui 9241”.

Cũng đồng cảnh ngộ như anh H.D.C., anh N.M.H. (TP Vĩnh Long) dù không có nhu cầu, nhưng vì bực mình nên anh cũng thử xem họ nói gì.

“Tôi nhắn tin như họ hướng dẫn, họ hỏi tôi làm nghề gì, tôi nói làm công chức. Họ nói bên em chỉ hỗ trợ cho người lao động nghèo với mục đích mua sắm vật dụng gia đình, rồi cúp điện thoại.

Sẵn dịp, tôi nhắn tin địa chỉ khác, cũng ngay lập tức, họ hỏi tôi làm nghề gì, tôi nói làm công an, họ phản ứng nhanh “Bên đây không cho vay công an, nhà báo và tòa án” và lập tức cúp điện thoại.

Rất nhiều người khác cũng chịu cảnh “dội bom” tin nhắn mời vay tiền từ địa chỉ FECREDIT và OCB-COMB dù chưa hề giao dịch với các tổ chức tín dụng này cũng như không hề có nhu cầu vay tiền tại ngân hàng.

Người nghèo phải khóc

Với những tin nhắn chào mời hấp dẫn, thủ tục đơn giản như chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu là có thể vay “lãi suất ưu đãi”… nhiều người lao động nghèo, mua bán nhỏ đi vay tiền dễ dàng.

Nhưng khi sau thời gian trả nợ mới nhận ra mình đang bị “bóp cổ” với lãi suất cao ngất ngưởng. Khi túng thiếu, trả chậm thì bị lãi nhập vốn, rồi từ từ vốn đội lên, trả nợ kéo dài không dứt, trả nợ nhiều năm, nhưng vẫn còn nợ cao hơn tiền vay ban đầu. Có người đến khi mất khả năng trả nợ lại bị đe dọa theo kiểu xã hội đen…

Anh T. (TX Bình Minh) làm nghề sửa xe máy, khi thấy tin nhắn hấp dẫn, anh nhắn tin, lập tức, có người điện thoại và hẹn đến quán cà phê đem theo chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu kèm bản photo đưa cho họ.

Khi xem xong, hỏi mức thu nhập của anh T., họ hỏi có tài khoản không để chuyển tiền, anh T. không có tài khoản thẻ, họ chuyển tiền vào ngân hàng nơi gần anh ở, anh chỉ đem chứng minh nhân dân đến ngân hàng nhận tiền.

“Họ nói cho vay đến 50 triệu, nhưng tui chỉ cần số tiền nhỏ mua thêm một số dụng cụ hỗ trợ nghề và trang trí cho tiệm sửa xe, nên chỉ vay 20 triệu.

Mỗi tháng tôi trả vừa lãi vừa gốc hơn 1,5 triệu. Qua 20 tháng, tính tổng cộng tôi đã trả khoảng 35 triệu đồng, nhưng họ vẫn báo còn nợ.

Tôi không đóng tiếp thì họ nhắn tin báo tôi còn nợ hơn 30 triệu đồng. Quá ức, tôi không đóng tiếp thì cứ vài ngày họ nhắn tin đe dọa đủ điều, rồi còn nói báo công an bắt tôi đi tù.

Bức xúc với số nợ vô lý ấy, nên tôi không tiếp tục trả, mặc kệ cho họ đe dọa”. Và còn nhiều trường hợp khác, nhiều hoàn cảnh tương tự như anh T.

Theo tìm hiểu, thực chất các khoản vay được mời gọi qua tin nhắn như các phản ánh trên đây nằm trong các gói cho vay tín chấp phục vụ tiêu dùng được nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân.

Hồ sơ vay vốn cũng đơn giản và ngân hàng cam kết phê duyệt khoản vay trong 48 giờ làm việc, tuy nhiên người vay sẽ phải trả lãi suất 1,67- 2,92% mỗi tháng, tương đương tới 20,04- 35,04%/năm.

So với lãi suất cao nhất tại các ngân hàng hiện nay 12%/năm, mức lãi suất cho vay tín chấp của các tổ chức tín dụng trên cao hơn gần 3 lần.

Với mức lãi suất trên, người vay sẽ buộc phải trả ngân hàng trong thời gian sớm nhất nếu không muốn rơi vào cảnh “lãi mẹ đẻ lãi con” hay phải đối mặt với kiểu đòi nợ sặc mùi xã hội đen như từng xảy ra.

HẠNH UYÊN