Cuốn mũi quá phát tiếng anh là gì

Cuốn mũi là một cấu trúc giải phẫu nằm ở mặt bên của mũi. Cuốn mũi được cấu tạo bởi xương xoăn mũi, phía trên có niêm mạc bao phủ. Mặt khác, cuốn mũi có hệ thống mạch máu phong phú nên có chức năng làm ấm và ẩm không khí hít vào, đồng thời cản bụi đi vào đường hô hấp, giúp việc trao đổi khí ở phổi diễn ra thuận lợi hơn. Mỗi lỗ mũi có 3 cuốn mũi: cuốn mũi trên, cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới. Cuốn mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp trên, thường xuyên tiếp xúc với những dị nguyên hô hấp, do đó rất nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài đi vào mũi.

Phì đại cuốn mũi là bệnh gì?

Phì đại cuốn mũi là tình trạng cuốn mũi to lên bất thường, cản trở hoạt động hô hấp của bệnh nhân. Những bệnh lý như dị ứng mũi hoặc bất thường cấu trúc xương xoăn mũi có thể dẫn đến hiện tượng sưng, viêm cuốn mũi, lâu dần sẽ gây ra hậu quả phì đại cuốn mũi, với biểu hiện thường gặp trên lâm sàng là nghẹt mũi liên tục.

  • Dị ứng: là nguyên nhân chính của phì đại cuốn mũi. Khi dị nguyên đi vào đường hô hấp, cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua hệ miễn dịch, khiến cuốn mũi sưng lên.
  • Các chất kích thích: Khói thuốc lá là một trong những chất có thể gây kích ứng mũi dẫn đến tình trạng viêm và phì đại cuốn mũi.
  • Lệch vách mũi: Tình trạng này khiến cho cuốn mũi phì đại bù trừ (chỉ một bên mũi bị sưng lên).

Phì đại cuốn mũi có nguy hiểm không?

Phì đại cuốn mũi sẽ gây ra những triệu chứng và biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc của bệnh nhân nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm. Các triệu chứng có thể gặp bao gồm:

  • Tắc mũi triền miên.
  • Khó thở: đây là hậu quả của tình trạng nghẹt mũi do phì đại cuốn mũi. Khó thở tăng lên khi bệnh nhân ngồi thấp, cúi, hoặc nằm, do máu dồn về cuốn mũi gây nghẹt mũi nhiều hơn. Không như khó thở do ứ đọng nước mũi chỉ cần xì ra hoặc hít mạnh là có thể thở được, khó thở do phì đại cuốn mũi không cải thiện với các biện pháp trên. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu và phiền toái vì tình trạng này, đặc biệt khi ngủ. Tình trạng khó thở sẽ được cải thiện khi bệnh nhân đứng, chạy nhảy nhờ mạch máu co lại, cuốn mũi giảm phì đại, nên bệnh nhân dễ thở hơn. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân khó thở cả khi ngủ cũng như thức.
  • Viêm xoang tái diễn: đây là biến chứng của phì đại cuốn mũi nếu bệnh không được điều trị đúng.
  • Ngáy, chảy máu mũi: là những triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân phì đại cuốn mũi.

Chưa có yếu tố cụ thể nào được xem là nguy cơ của bệnh phì đại cuốn mũi. Các nhà khoa học vẫn đang đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng từ trong thức ăn hay từ môi trường bên ngoài.
  • Nếu bị dị ứng đường hô hấp, cần điều trị với thuốc chống dị ứng tại chỗ cũng như rửa mũi thường xuyên.

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử, bệnh sử, cơ địa dị ứng của bệnh nhân để có định hướng cho việc chẩn đoán bệnh.

Một số cận lâm sàng như Nội soi các bộ phận của mũi và khoang mũi có thể được chỉ định để thăm dò cấu trúc và chức năng của mũi.

Chữa phì đại cuốn mũi như thế nào?

Điều trị nội khoa

  • Thuốc kháng histamin và liệu pháp miễn dịch (giải dị ứng): có tác dụng giảm tình trạng phì đại cuốn mũi do nguyên nhân dị ứng cũng như giảm mức độ nghiêm trọng do phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể.
  • Thuốc xịt steroid mũi: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc xịt steroid mũi cho bệnh nhân để giảm tình trạng viêm cuốn mũi.

Điều trị ngoại khoa

  • Bệnh nhân phì đại cuốn mũi nếu không đáp ứng với điều trị nội khoa có thể được chỉ định phẫu thuật làm giảm kích thước cuốn mũi, cải thiện tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở bệnh nhân. Một số kỹ thuật phẫu thuật có thể kể đến:
  • Kỹ thuật loại bỏ một phần cấu trúc xương.
  • Kỹ thuật làm co nhỏ mô cuốn mũi.
  • Đôi khi bác sĩ sẽ phẫu thuật phì đại cuốn mũi cùng lúc với phẫu thuật xoang trong một số trường hợp nhất định.

Điều trị bằng sóng năng lượng tần số radio, laser

  • Có thể chỉ định để làm giảm triệu chứng của bệnh.

Chăm sóc hậu điều trị

Sau khi được điều trị phì đại cuốn mũi, để nâng cao hiệu quả điều trị và tránh tái phát bệnh, bệnh nhân cần tránh các kích thích tác động vào mũi như quạt gió, điều hòa thổi vào mũi, sương ban mai,...

Hỏi: Chào bác sĩ. Tôi năm nay 35 tuổi. tôi hay bị viễm mũi dị ứng, gần đây tôi đi khám và được kết luận là bị viêm xoang sàn, viêm mũi xoang. phì đại 2 cuốn mũi tôi đã được bác sĩ kê đơn uốn tuy nhiên bệnh tình chỉ đỡ không dứt diểm, gần đây tôi hay bị tắc mũi 1 bên nhất là khi nằm ngủ, bac sĩ bảo tôi bị phì đại cuốn mũi và muốn trị dứt điểm thì phải đốt cuốn mũi làm teo đi. tôi tìm hiểu thấy pp DNR là pp tiên tiến nhất, hiệu quả nhất. Xin hỏi bác sĩ pp này là pp gi va ưu nhược điểm so với các pp khác. bên bệnh viện 108 có phương pháp này hay không hay có pp nào tôt hơn không xin cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời:

Nghẹt mũi là một trong các triệu chứng rất thường gặp trong y khoa. nghẹt mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó phì đại cuốn mũi dưới là một nguyên nhân quan trọng.

Bệnh của bạn được chẩn đoán do viêm mũi dị ứng, là một bệnh miễn dịch có tích chất cơ địa, do dị ứng với các dị nguyên ngoại lai gây ra và con đường xâm nhập chủ yếu là niêm mạc mũi.

Đã có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị tình trạng này từ trước đến nay nhưng vẫn chưa có một phương pháp nào thực sự hiệu quả và lâu dài, hơn nữa chúng còn gây ra một số tác dụng phụ trầm trọng đó là vảy mũi, chảy máu sau mổ và những tổn thương niêm mạc không hồi phục.

Hơn 130 năm qua, có ít nhất 13 phương pháp phẫu thuật đã được sử dụng để điều trị quá phát cuốn dưới. Những kỹ thuật sau đây được sắp xếp thứ tự theo thời gian:

- Đốt đông điện (thermal coagulation)

- Hóa đông lạnh (chemocoagulation)

- Cắt cuốn dưới bán phần (lateralization)

- Cắt xương cuốn dưới dưới niêm mạc (submucosal resection of turbinate bone)

- Cắt cuốn mũi toàn phần (crushing and trimming)

- Tiêm corticoide

- Tiêm chất xơ hóa.

- Phẫu thuật vidian

- Dùng ni tơ lỏng (Cryosurgery)

- Chỉnh hình cuốn (turbinoplasty)

- Laser đốt cuốn

- Cắt cuốn dưới dưới niêm mạc bằng Microdebrider (powered instruments)

- Đốt thu nhỏ cuốn bằng DNR, Coblator (bản chấn là công nghệ tạo trường plasma để cắt, đốt bay tổ chức với nhiệt độ và độ xuyên sâu thấp ít ảnh hưởng tới tổ chức lành)

Trong khi 1 số phẫu thuật đã cấm hoặc không còn dùng tới, một số ít vẫn đang sử dụng. Xu hướng hiện nay chúng tôi sử dụng các phương tiện, công nghệ cao, chính xác, ít sang chấn, bảo tồn tối đa niêm mạc mũi.

Hiện nay tại khoa TMH bệnh viện TWQĐ 108 chúng tôi đưa vào sử dụng phương pháp đốt thu nhỏ cuốn mũi bằng Coblator II dưới nội soi, đó là một phương pháp ưu việt. Đây là phương pháp được lựa chọn hang đầu trên thế giới, và tại khoa TMH Bệnh viện TWQĐ 108 hiện nay với những ưu điểm:

- Nhanh chóng, thủ thuật xâm lấn tối thiểu, 3-5 phút cho mỗi bên (tùy vào số lượng kênh cần tạo)

- Coblation co mô dưới niêm mạc, bảo tồn niêm mạc và cấu ​​trúc tuyến, ngay lập tức giảm tắc nghẽn mũi, cải thiện tiến triển theo thời gian, tổn thương nhiệt ít sau khi bay hơi mô, tác dụng phụ tối thiểu

- Trang thiết bị có sắn tại bệnh viện với hệ thống Cobalator II và đầu dò đốt cuốn mũi Reflex Ultra 45.

Đã có nhiều cơ sở lớn trong cả nước sử dụng Coblator trong điều trị bệnh quá phát cuốn mũi và báo cáo về kết quả thành công bằng phương pháp này. Còn phương pháp bạn nói đến DNR hiện nay chưa phổ biến, chưa được áp dụng tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc, cũng chưa có nhiều báo cáo cho kết quả điều trị. Tại bệnh