Công ty núi pháo có bao nhiêu nhân viên năm 2024

Với số cán bộ, công nhân kỹ thuật, nhân viên hơn 1.000 người, Công ty TNHH Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo (thuộc Massan Tài nguyên), đơn vị khai thác và chế biến Vonfram tại huyện Đại Từ có số lao động nữ chiếm tỷ lệ gần 25%, không những là một trong những doanh nghiệp có số lượng lao động nữ cao nhất trong ngành khai khoáng tại Việt Nam, mà nữ cán bộ, công nhân ở đây đã vươn lên làm chủ nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, có nhiều sáng kiến kỹ thuật trong các công đoạn khai thác, chế biến Vonfram.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh, Tổ trưởng Tổ sản xuất đã nỗ lực không biết mệt mỏi, vươn lên trong lao động và có nhiều sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp. Đó là sáng kiến lắp khung và bao chứa ngay dưới máng xả để tận thu lượng Vonfram phát sinh trong quá trình dừng bảo dưỡng nhà máy đã giúp lao động phổ thông giảm tối đa việc xúc Vonfram vào từng bao nhỏ, nhờ vậy chi phí nhân công giảm, giảm thiểu rủi ro và tận thu được toàn bộ tinh quặng Vonfram khi dừng bảo dưỡng nhà máy. Với sáng kiến này và sự tận tâm giúp đỡ các đồng nghiệp cùng tiến bộ, chị Quỳnh được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên tặng Bằng khen vì những thành tích xuất sắc trong lao động.

Khu vực tuyển trọng lực Vonfram đòi hỏi độ chính xác cao, sức khỏe dẻo dai, tập trung cao trong thời gian dài nên thường do nam giới đảm nhiệm. Là lao động nữ làm việc trong khu vực này, được sự quan tâm của tập thể và công ty, chị Nguyễn Thị Chỉnh đã nỗ lực vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, vươn lên đảm nhiệm tốt vị trí làm việc, không thua kém lao động nam.

Trước đây, nhiều bộ phận tại Nhà máy Khai thác và Chế biến khoáng sản Núi Pháo do nam giới đảm nhiệm, vì đòi hỏi sự tập trung, có sức khỏe tốt, độ chính xác cao như điều khiển dây chuyền công nghệ, vận hành máy móc, thiết bị hiện đại, lái xe nâng hàng... thì những năm gần đây, với chế sự động viên, tạo điều kiện của tập thể, công đoàn và chế độ đãi ngộ đặc thù của Công ty, rất nhiều chị em đã nỗ lực vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật để thay thế nam giới.

Đạt được những thành công với công việc chế biến Vonfram với công nghệ hàng đầu thế giới tại huyện Đại Từ, Giám sát trưởng Bộ phận Nhân sự Nguyễn Thị Thanh Nga cho biết, để có những lao động nữ đảm nhiệm những vị trí việc làm đòi hỏi trình độ cao trong chế biến Vonfram, bên cạnh sự nỗ lực của các chị, Công ty đưa đi đào tạo, có những đãi ngộ, khuyến khích đặc thù vượt trội để đội ngũ lao động nữ nói riêng vươn lên trong học tập, làm việc, yên tâm công tác trong môi trường làm việc đòi hỏi khắt khe về chuyên môn. Do đó, tại Masan Tài nguyên có 7/20 vị trí trưởng phòng là nữ, 2/17 giám sát trưởng là nữ, đội ngũ phó trưởng phòng, phó giám sát tại các bộ phận chiếm tỷ lệ khá cao, đội ngũ cán bộ nữ có mặt ở hầu hết các công đoạn của quy trình sản xuất, chế biến Vonfram.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Vũ Ngọc Cường, chia sẻ, đặc thù công việc phải tiếp xúc nhiều với máy móc, thiết bị khai thác, áp lực công việc lớn, chúng tôi tạo môi trường, sinh hoạt bổ ích để chị em có cơ hội thư giãn, tái tạo năng lượng để phấn đấu và cống hiến.

Những năm gần đây, mỗi năm Masan Tài nguyên tạo ra giá trị hàng hoá rất lớn, đóng góp cho nhân sách tỉnh Thái Nguyên hơn 1.000 tỷ đồng. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ lao động nữ trong đơn vị.

Những ngày mùa Thu tháng Tám lịch sử này, đi trên công trường khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo mới thấy hết ý nghĩa to lớn mà Dự án đã và đang đem lại góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.

Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, (Công ty con của Công ty cổ phần tài nguyên Ma San - Masan Resources) hiện đang sở hữu 100% dự án mỏ Núi Pháo (mua lại từ đối tác nước ngoài vào năm 2010, do được sự chấp thuận của thủ tướng Chính phủ) tại địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dự án thực hiện trên diện tích 720ha có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 10.019 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thực tế là trên 13.000 tỷ đồng (tương đương gần 600 triệu USD). Các sản phẩm của Dự án với khoáng sản chính là vonfram, có trữ lượng trên 66 triệu tấn được chế biến để sản xuất các sản phẩm vonfram với hàm lượng ≥60%, florit cấp acid ≥97%, xi măng bismut ≥70%, và tinh quặng đồng >22%. Dự án đã tuyển dụng 1.924 người, trong đó có 1.185 nhân viên được tuyển dụng trực tiếp bao gồm 121 chuyên gia, kỹ thuật là người nước ngoài, và 739 nhân viên thuộc các nhà thầu. Đây là một lực lượng lao động đa dạng bao gồm 8 dân tộc của Việt Nam, 16 quốc tịch, và 23% là lao động nữ. Thu nhập bình quân đạt 9,7 triệu đồng/người/tháng.

Giấc mơ của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Núi Pháo Mining đã được hiện thực hóa, cho đến hết năm 2014, doanh thu trong nước và xuất khẩu của mỏ Núi Pháo đạt trên 200 triệu USD, nộp ngân sách Trung ương và địa phương đạt trên 700 tỉ đồng. Đến ngày 30-6-2015 vừa qua, dự án mỏ Núi Pháo cũng đã bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) trên 98% diện tích của 05 khu vực khai thác và sản xuất chính. Dự án đã thanh toán trên 13.000 tỷ đồng cho GPMB, tái định cư, mua sắm thiết bị, lắp đặt nhà máy, đầu tư xây dựng nhà máy tinh luyện vonfram công nghệ cao, xây dựng bãi thải và các công tác vệ sinh môi trường, an sinh xã hội. Dự án cũng đã tạm ứng trước trên 60 tỷ đồng (3 triệu USD) ủng hộ tỉnh Thái Nguyên để phục vụ công tác an sinh xã hội. Theo cam kết, ngoài việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, Dự án Núi Pháo sẽ ủng hộ tỉnh Thái Nguyên mỗi năm 1 triệu USD từ khi có sản phẩm cho cả vòng đời dự án. Cần nhắc lại một chi tiết, thời điểm Masan Resources mới mua lại dự án Núi Pháo, việc triển khai được xem là một thách thức cực lớn khi cơn bão suy thoái quét qua toàn cầu, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã cam lòng rút vốn ra đi, những kết quả nêu trên là con số biết nói, minh chứng, xóa tan những lo lắng nghi ngại ban đầu. Tập đoàn Masan không chỉ thể hiện năng lực phát triển dự án mà còn có khả năng triển khai dự án tuân thủ theo các tiêu chuẩn tốt nhất trên thế giới.

Công ty núi pháo có bao nhiêu nhân viên năm 2024

Không chỉ chú trọng đến sản xuất, kinh doanh, Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo còn quan tâm đến công tác an sinh xã hội tại các địa phương trong vùng Dự án. Trong ảnh: Đại diện Công ty tặng quà các đối tượng chính sách.

Khi được hỏi về quyết tâm của cán bộ công nhân viên Núi Pháo Mining, ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch, kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty liên doanh tinh luyện Vonfram Núi Pháo trả lời giọng chắc nịch, với Núi Pháo chỉ được dùng cụm từ “làm được”. Việc dự án Núi Pháo đi vào vận hành là một cột mốc quan trọng có ý nghĩa quốc tế vì Núi Pháo là mỏ vonfram mới đầu tiên trên thế giới chính thức đi vào hoạt động trong vòng 15 năm qua, với ưu điểm là một trong những nhà máy Vonfram có chi phí sản xuất thấp nhấp thế giới. Dự án Núi Pháo đã đảm bảo an toàn lao động kể từ khi bắt đầu xây dựng và đạt thành tích hơn 7,5 triệu giờ làm việc mà không có tai nạn thương vong. Dự án Núi Pháo đã đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng địa phương. Đến cuối năm 2014, Dự án đã tuyển dụng và đào tạo 950 người lao động địa phương (chiếm 38% tổng lực lượng lao động tại mỏ Núi Pháo, kể cả các nhà thầu). Có 4 doanh nghiệp đã được thành lập tại chỗ trong các chương trình phục hồi kinh tế cộng đồng của Dự án. Do đó, Dự án đã được công nhận cho những đóng góp của mình vào phát triển cộng đồng. năm 2014, Dự án đã được nhận giải thưởng “Xuất Sắc tại Châu Á - Thái Bình Dương” do tạp chí Asia - Pacific Economic Review trao tặng căn cứ vào sự đóng góp của Dự án vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhờ hoạt động bảo vệ môi trường tích cực, Núi Pháo đã được trao giải thưởng “Thương hiệu Xanh” từ Tạp chí Kinh tế và Dự án thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đầu năm 2015, Dự án cũng mới nhận được Giải thưởng “Tăng trưởng Xanh” từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường. Được Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế tặng bằng khen vì thành tích chấp hành pháp luật thuế, được UBND tỉnh Thái Nguyên tặng thưởng Bằng khen và danh hiệu “Doanh nghiệp xuất sắc” năm 2014.

Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm, cũng như chuẩn hóa các quy trình chế biến vonfram, Masan Resources cũng đã chủ động tìm kiếm và liên doanh với Tập đoàn công nghệ luyện kim công nghệ cao hàng đầu thế giới là H.C. Starck của CHLB Đức. Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo - H.C. Starck là công ty liên doanh giữa Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (thuộc Masan Resources) và H.C. Starck. Công ty Núi Pháo chịu trách nhiệm cung cấp (bán nguyên liệu) đầu vào WO3≥ 60% cho Công ty Liên doanh. Công ty Núi Pháo góp 51% vốn điều lệ và Tập đoàn H.C. Starck góp 49%. Tập đoàn H.C. Starck cam kết chuyển giao công nghệ tinh luyện vonfram và bao tiêu sản phẩm sau tinh luyện. Công ty Núi Pháo và H.C. Starck đã đầu tư trên 1000 tỉ đồng và hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt đưa vào vận hành với sản phẩm chế biến sâu là APT (Ammonium paratungstate), BTO (Oxit vonfram xanh) và YTO (Oxit vonfram vàng). Nhà máy chế biến sâu Vonfram công nghệ cao với sản phẩm tinh luyện trên 90%. Việc hình thành liên doanh chế biến sâu với công nghệ cao Vonfram được Chính phủ, các Bộ, UBND tỉnh Thái Nguyên biểu dương và ủng hộ. Và được Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao. Việc chế biến các sản phẩm vonfram tạo điểm nhấn ngành công nghiệp chế biến khoáng sản tại Việt Nam và khu vực với công nghệ cao, tinh luyện Vonfram tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, tận thu, giảm thiểu lãng phí tài nguyên do xuất khẩu thô, theo đúng tinh thần nghị quyết của Chính phủ.

Với trữ lượng vonfram được đánh giá đứng thứ 2 thế giới, trữ lượng Florit đứng thứ nhất thế giới, Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo phấn đấu là hình mẫu về khai thác chế biến, ứng dụng công nghệ cao và môi trường. Masan Resources đang được biết đến là nhà cung cấp sản phẩm vonfram tinh luyện, florit hàng đầu thế giới, ghi tên Núi Pháo - Thái Nguyên - Việt Nam trên bản đồ khoáng sản thế giới. Núi Pháo Mining đã và đang khẳng định trí tuệ, bản lĩnh doanh nghiệp Việt Nam, biến giấc mơ thành hiện thực thay lời tri ân, với tôn chỉ hành động cao cả “Cùng nhau thực hiện niềm tin Việt Nam”. Chia tay Núi Pháo dưới nắng vàng của những ngày Thu Tháng Tám, trong tôi đọng lại những ấn tượng khó phai…!