Chi phí dự phòng vốn cố định là gì năm 2024

Để thành lập một doanh nghiệp, việc đầu tiên cần quan tâm đó chính là nguồn vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn lại chia được thành nhiều loại và vốn cố định, vốn lưu động là hai loại vốn dễ nhầm lẫn nhất. Nếu bạn chưa hiểu rõ, vậy bài viết này sẽ cho bạn biết vốn cố định là gì và phân biệt vốn cố định và vốn lưu động như thế nào.

Chi phí dự phòng vốn cố định là gì năm 2024
Vốn cố định là gì? Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Vốn cố định là gì?

Vốn cố định là khoản tiền đầu tư của các tài sản có giá trị lớn như đất, nhà máy, thiết bị,… cần thiết để khởi nghiệp và tiến hành kinh doanh. Các tài sản này được coi là cố định khi không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất thực tế của một hàng hóa hoặc dịch vụ và có giá trị tái sử dụng. Đầu tư cố định thường được khấu hao vào các báo cáo kế toán của công ty trong một thời gian dài, lên tới 20 năm trở lên.

Vốn cố định được chia thành hai loại:

  • Tài sản cố định hữu hình: là loại tài sản có hình thái vật chất như máy móc, thiết bị, đất đai, nhà xưởng,…
  • Tài sản cố định vô hình: là loại tài sản không có hình thái vật chất nhưng lại được sử dụng nhiều lần như quyền sáng chế, quyền sử dụng đất,..

Do đó, vốn cố định là một phần của tổng số vốn của doanh nghiệp. Tài sản cố định có thể được mua bởi một doanh nghiệp (doanh nghiệp là chủ sở hữu). Hoặc cũng có thể được cho thuê (tùy vào tình hình kinh doanh và mục đích sử dụng của doanh nghiệp).

Vai trò của vốn cố định là gì?

Chi phí dự phòng vốn cố định là gì năm 2024
Vai trò của vốn cố định

Vốn cố định là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kì một doanh nghiệp nào:

  • Là nhân tố đầu tiên để hình thành doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru.
  • Luôn đảm bảo cho việc sản xuất sản phẩm được liên tục, năng suất lao động tăng khi máy móc thay thế con người trong những công đoạn khó. Từ đó giảm giá thành, tăng tiêu thụ mà đảm bảo các tiêu chí sản xuất.
  • Cải tiến, mở rộng doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro đến từ bên ngoài, giúp doanh nghiệp luôn ở thế chủ động.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Sử dụng trong quá trình sản xuất sản phẩm, các doanh nghiệp cần chú ý luôn theo dõi và đánh giá hiệu quả sử dụng của vốn cố định trên các tiêu chí sau:

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định: cho biết trên một đồng vốn cố định có thể tạo ra doanh thu thuần là bao nhiêu trong một chu kỳ kinh doanh.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ vốn cố định bình quân

  • Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: cho biết một đồng vốn cố định có thể tạo ra số lợi nhuận là bao nhiêu, chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt.

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn cố định bình quân trong kỳ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá việc sử dụng vốn cố định thông qua các tiêu chí của tài sản cố định như sau:

  • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: cho biết một đồng nguyên giá bình quân của tài sản cố định thì mang lại bao nhiêu doanh thu thuần cho doanh nghiệp.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ tài sản cố định bình quân

  • Suất hao phí tài sản cố định: cho biết một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định.

Suất hao phí tài sản cố định = nguyên giá bình quân tài sản cố định/ doanh thu thuần

Phân biệt vốn cố định và vốn lưu động

Chi phí dự phòng vốn cố định là gì năm 2024
Phân biệt vốn cố định và vốn lưu độngVốn cố địnhVốn lưu độngMục đích sử dụngGiúp cho doanh nghiệp thực hiện được các chiến lược, mục tiêu lâu dài.Đảm bảo cho các hoạt động doanh nghiệp ổn định, phát triển trong các giai đoạn.Phân loạiTài sản cố định hữu hình hoặc vô hìnhTài sản lưu động ngắn hạn hoặc nợ phải trảThời hạnTừ 1 năm trở nênDưới 1 nămTái sử dụngCó thể sử dụng nhiều lần trong nhiều chu kỳ sản xuất.Chỉ có thể sử dụng một lần trong một chu kỳ sản xuấtTính thanh khoảnThanh khoản kémThanh khoản caoVí dụMáy móc, thiết bị, đất đai, nhà máy, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ,…Tiền lương công nhân viên, tiền nguyên liệu đầu vào, trái phiếu,…Bảng so sánh vốn cố định và vốn lưu động

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về vốn cố định và cách phân biệt vốn cố định, vốn lưu động. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi DNSE để cập nhật các kiến thức nhanh nhất nhé!

Theo phản ánh của ông Lê Trung Hưng, Công ty CP Tư vấn Đô thị Việt Nam – Vinacity, Khoản 4 Điều 7, Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

“Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng.

Điều 28. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư

1. Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây:

  1. Quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng (trừ trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật)”.

Ông Hưng hỏi, trong trường hợp giá gói thầu đã có chi phí dự phòng và trong hợp đồng thi công xây dựng (đối với hợp đồng đơn giá cố định hoặc điều chỉnh) bao gồm chi phí dự phòng thì Chủ đầu tư có được quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng này hay vẫn phải trình người quyết định đầu tư quyết định?

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

“Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng

2. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình.

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình”.

Ông Hưng hỏi, trong trường hợp Công ty ông lập dự toán xây dựng công trình cho dự án có nhiều công trình thì áp dụng định chi phí tư vấn của dự án hay cho từng công trình?

Về vấn đề này, Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 7, Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, thì việc sử dụng chi phí dự phòng do người quyết định đầu tư quyết định làm cơ sở để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Việc sử dụng chi phí dự phòng theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP.

Hiện nay hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng và các quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng:

Đối với những gói thầu có chi phí dự phòng đã được người quyết định đầu tư phê duyệt, chủ đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng này cho phù hợp với đặc điểm, tính chất, thời gian thực hiện và điều kiện cụ thể của từng gói thầu xây dựng.

Đối với những gói thầu chi phí dự phòng chưa được người quyết định đầu tư phê duyệt, khi sử dụng chi phí dự phòng chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định.

Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết giữa các bên và phù hợp với quy định của pháp luật áp dụng cho hợp đồng và không trái với Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu, trên nguyên tắc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.

Về định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, việc áp dụng định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 3 và Điều 8 Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng. Các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo nội dung dự toán công trình phải phù hợp với nội dung, yêu cầu sản phẩm tư vấn và trình tự đầu tư xây dựng.