Chamber of commerce and industry of vietnam là gì

Trải qua 60 năm hoạt động, cho đến nay, mạng lưới cấp C/O và chứng thực chứng từ thương mại của VCCI đã có mặt tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước

  1. Cơ cấu hệ thống:
  • Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại

Là đơn vị thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có chức năng tham mưu, giúp Ban Thường trực VCCI tổ chức thực hiện và trực tiếp cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo uỷ quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xác nhận các trường hợp bất khả kháng và chứng nhận, xác nhận các giấy tờ cần thiết khác trong hoạt động thương mại theo yêu cầu tự nguyện của các bên trong giao dịch hoặc theo yêu cầu, uỷ quyền của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở trong và ngoài nước.

  • Các tổ cấp C/O trực thuộc VCCI

Đơn vị quản lý trực tiếp

  1. Tổ cấp C/O tại Hà Nội

Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại

  1. Tổ cấp C/O số 1-2-3 tại Tp. Hồ Chí Minh
  2. Tổ cấp C/O tại Bình Dương
  3. Tổ cấp C/O tại Đồng Nai

VCCI – Chi nhánh khu vực Tp. Hồ Chí Minh

  1. Tổ cấp C/O tại Hải Phòng

VCCI – Chi nhánh Duyên hải Bắc bộ

  1. Tổ cấp C/O tại Đà Nẵng
  2. Tổ cấp C/O tại Quy Nhơn

VCCI – Chi nhánh Miền Trung - Tây Nguyên

  1. Tổ cấp C/O tại Cần Thơ

VCCI – Chi nhánh Đồng bằng Sông Cửu Long

  1. Tổ cấp C/O tại Thanh Hóa
  2. Tổ cấp C/O tại Ninh Bình

VCCI – Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình

  1. Tổ cấp C/O tại Vũng Tàu

VCCI – Chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. Tổ cấp C/O tại Nghệ An

VCCI – Chi nhánh Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình

  1. Tổ cấp C/O tại Khánh Hòa

VCCI – Văn phòng đại diện tại Khánh Hoà

II. Chứng nhận xuất xứ hàng hoá:

  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O)
  • C/O mẫu B

Xuất xứ không ưu đãi của Việt Nam theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hoá và các Thông tư quy định về xuất xứ hàng hoá

  1. Các mẫu C/O không ưu đãi khác

- Theo quy định của nước nhập khẩu, gồm Thổ Nhĩ Kỳ (mẫu TR), Nam Phi (mẫu DA59), Brazil (cho hàng đồ uống), Peru (mẫu P), Venezuela (mẫu V);

- Theo quy định của Hiệp hội Cà phê quốc tế (mẫu ICO)

  1. C/O mẫu A

Theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

  1. C/O mẫu GSTP

Theo Hiệp định Global System of Trade Preferences (GSTP)

  1. CNM

Giấy chứng nhận hàng hoá không thay đổi xuất xứ

  • Mã số REX

Mã số chứng nhận thương nhân đăng ký để khai báo và cam kết về xuất xứ hàng hoá đối với hàng hoá xuất khẩu đi Liên minh châu Âu, Na Uy, Thuỵ Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức ngày 31/12, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SeABank, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Uỷ viên Ban chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ 2016 của VCCI.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về chủ trương tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII (nhiệm kỳ 2021-2026), trong đó có yêu cầu “đổi tên gọi của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và rà soát, sửa đổi Điều lệ VCCI cho phù hợp với tính chất của một đoàn thể nhân dân, một hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ”, Đảng đoàn và Ban Chấp hành VCCI khoá VI đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Điều lệ hiện hành, xây dựng Đề án đổi tên và sửa đổi Điều lệ VCCI trình các cơ quan thẩm quyền.

Về tên gọi tiếng việt của VCCI, theo Điều lệ 2016, tên tiếng Việt của VCCI là "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam". Đây là quy định tiếp nối quy định tại các Điều lệ trước đó của VCCI từ khi thành lập (27/4/1963), được dịch chính xác từ cụm từ phổ biến trong tiếng Anh là “Chamber of Commerce and Industry”.

Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chữ “Phòng” trong tên tiếng Việt của VCCI lại mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, trong đó có cách hiểu nhầm lẫn rằng đây là một bộ phận, một đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, tên gọi tiếng Việt của VCCI cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp.

Chamber of commerce and industry of vietnam là gì
Ông Phạm Tấn Công khẳng định: vị thế, uy tín của VCCI được nâng cao không chỉ ở trong nước cả trên thế giới-Ảnh:VGP.

Qua nghiên cứu, khảo sát lấy ý kiến hội viên, chuyên gia, cụm từ “Liên đoàn” được đề xuất thay thế cho từ “Phòng” trong tên tiếng Việt mới của VCCI.

Cụm từ “Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” được giữ nguyên trong tên gọi tiếng Việt mới của VCCI nhằm bảo đảm sự tiếp nối liền mạch, không gián đoạn của VCCI trong tất cả các vấn đề. Tên gọi tiếng Anh (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) và tên viết tắt (VCCI) vẫn được giữ nguyên, không thay đổi trong Điều lệ mới.

Đại diện VCCI cho hay ý kiến của các cơ quan liên quan đều đã nhất trí việc đổi tên tiếng Việt của VCCI và giữ nguyên tên tiếng Anh để thuận tiện trong giao dịch quốc tế. Sau khi biểu quyết, Đại hội đã nhất trí thông qua tên gọi mới: “Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” và sửa đổi một số nội dung trong Điều lệ mới của VCCI.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho biết ước tính đến cuối năm 2021, số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế khoảng 850.000 doanh nghiệp, tăng gần 2 lần so với năm 2015. Nhiều doanh nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về quy mô và trình độ công nghệ, từng bước bắt kịp các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới.

Vị thế, uy tín của VCCI được nâng cao không chỉ ở trong nước cả trên thế giới. Thời gian qua, VCCI được cộng đồng kinh doanh quốc tế đánh giá là một trong những phòng thương mại và công nghiệp năng động nhất trong các nền kinh tế đang phát triển.

Theo đại diện VCCI, Đại hội VII của VCCI diễn ra trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và thời cơ đan xen từ diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, từ xu hướng chuyển đổi số, từ kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế của Việt Nam... Vì thế, các doanh nghiệp đang kỳ vọng Đại hội sẽ có những quyết đáp đổi mới, đáp ứng yêu cầu và mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội và hoá giải các thách thức trong tình hình mới.

Tại Đại hội VII, các đại biểu đã thảo luận, phân tích và thống nhất cao về tầm nhìn và sứ mệnh của VCCI trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đó là "Doanh nghiệp vững mạnh-Quốc gia thịnh vượng.

Đại hội đã thông qua các phương hướng, mục tiêu cùng với các nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm và đặc biệt là đột phá chiến lược của nhiệm kỳ mới.