Cách cho lươn đồng ăn

Mô hình nuôi Lươn không bùn, sử dụng thức ăn công nghiệp; ngày càng thu hút sự quan tâm của người dân. Bởi đây là mô hình sản xuất rất phù hợp với  điều kiện đất đai, nguồn vốn, nhân lực, nguồn nước và trình độ kỹ thuật của đại đa số nông dân. Tuy nhiên bên cạnh những hộ sản xuất đạt hiệu quả thì còn một số hộ thả nuôi chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân là do bà con chưa nắm được đặc điểm sinh học, khả năng thích nghi của Lươn đối với môi trường nuôi như: pH, độ kiềm, nhiệt độ, thức ăn … nên trong quá trình chuẩn bị bể nuôi Lươn bà con chưa chuẩn bị kỹ các điều kiện tối ưu nhất để cho Lươn sinh trưởng và phát triển tốt, nên khi thả nuôi Lươn chưa đạt hiệu quả cao. Để nuôi Lươn đạt hiệu quả cao, bà con cần lưu ý một số kỹ thuật cơ bản sau:

1. Thiết kế bể nuôi

Diện tích bể: 6 – 20 m2, đáy bể và xung quang thành bể được lát bằng gạch men hoặc cao su.

2. Bộ vĩ

Có thể sử dụng ống nhựa hoặc tre làm vĩ [nếu sử dụng tre phải được vuốt láng, phơi khô và ngâm cho đóng rong]; bộ vĩ gồm 2 lớp xếp chồng lên nhau, khoảng cách giữa các vĩ 10 cm, bộ vĩ được đặt giữa bể cách đáy bể 10 cm, cách đều 4 vách của bể 30 cm.

3. Cấp nước vào bể

Nước ao hoặc nước giếng khoan phải đảm bảo: pH: 6,5 – 7,5; Kiềm: 60 – 120 ppm; mực nước: 15 – 30 cm theo từng giai đoạn.

Lưu ý

- Nếu dùng nước giếng khoan [nước ngầm] thì ta củng cần phải xử lý; do nước giếng khoan ở những vùng độ kiềm rất cao, trong nước giếng hàm lượng một số chất sắt, nhôm, kẽm ... cao, nước này dùng để nuôi Lươn thì Lươn dễ bị bệnh. Ta nên xử lý nước trước khi đưa vào bể nuôi, có thể dùng ADTA để xử lý, liều lượng 2g/m3 nước.

- Nếu sử dụng nước máy [nước sạch] bơm vào bể lắng qua đêm, sau đó đưa vào bể nuôi lươn; do nước máy [nước sạch] có hàm lượng Chlorin nên khi đưa trực tiếp vào Lươn dễ bị bệnh chết.

4. Chọn Giống

Chọn mua ở các cơ sở có uy tín, Lươn biết ăn thức ăn công nghiệp [Kích cỡ 500 con/kg], Lươn có màu vàng sẫm, không bị sây sát, không dị hình, khỏe mạnh, đồng cỡ.

5. Thả giống

Mật độ thả: 250 – 300 con/m2, tắm nước muối với liều: 50g muối/lít nước tắm 10 – 15 phút.

6. Thức ăn viên công nghiệp

- Độ đạm: 40 % trở lên

- Chế độ cho ăn:

+ 2 tháng đầu cho ăn với khẩu phần ăn 5-7% so với trọng lượng thân.

+ Sau 2 tháng cho ăn 3-4% so với trọng lượng thân.

+ Cho ăn 2 lần/ngày, sáng 7h, chiều 18h.

7. Chăm sóc

- Thường xuyên theo dõi chất lượng nước, luôn giữ môi trường nước sạch.

- Lươn nuôi được 2,5 tháng tiến hành phân cỡ Lươn.

- Theo dõi sức ăn của Lươn mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

- Trộn vitamin c, men tiêu hóa vào thức ăn cho lươn ăn; giúp Lươn tăng sức đề kháng và tiêu hóa tốt thức ăn.

- Định kỳ 2 tháng xổ giun sán cho Lươn 1 lần, sử dụng thuốc xổ giun sán Fugacar 4 viên/kg thức ăn.

Nhìn chung, nuôi Lươn không bùn là một nghề nuôi mới nhưng không khó, nếu ta nắm vững các đặc tính của lươn và kỹ thuật nuôi thì ai củng có thể nuôi được.

 

I. Đặc điểm chung

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Hiện nay người thu bắt lươn giống thường có các phương pháp đặt chúm, tát đìa, xúc mô. Ngoài ra còn có các hình thức bắt lươn giống mang tính hủy diệt nhưng lại khá phổ biến là rà điện, nhử mồi thuốc. Tuy nhiên, lươn giống từ nguồn rà điện, nhử mồi thuốc chất lượng rất kém: lươn rà điện thường yếu và chậm lớn, có thể chết sau vài tuần nuôi; lươn đã bị nhiễm mồi thuốc cũng có thể làm cho lươn bình thường bị lây nhiễm và chết từ từ sau 1-2 tuần. Để đáp ứng nhu cầu lươn thương phẩm, mô hình nuôi lươn không bùn kiểu mới được nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương và cho nhiều kết quả tích cực, mang đến nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi:

II. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi

1. Bể nuôi lươn 

Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ sửa sang lại làm chuồng nuôi lươn để tiết kiệm chi phí xây dựng.Còn nếu xây bể mới, bà con cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

Vị trí: Gần ao, kênh, mương để thuận tiện cho việc cấp thoát nước. Tuy nhiên vị trí nuôi phải dễ dàng quản lý và chăm sóc. Nếu xây dựng mô hình chăn nuôi rộng, bà con nên xây thành các bể hình vuông hoặc hình chữ nhật liền kề nhau. Khoảng cách giữa các bể là 60cm tiện cho việc đi lại, chăm sóc.

Kích thước: Rộng 1,2 - 2m, dài 2 -5m, cao 1 - 1,2m.

Đáy bể: nên có độ nghiêng khoảng 3 độ về phía cống thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước. 

Đặt ống nhựa thoát nước: Ở góc có cống thoát nước, đặt ống nhựa tròn, đường kính 4 - 6cm, dài 40 - 60cm nằm toàn bộ bên trong bể, phần miệng được hàn kín và lắp vào cống thoát nước. Trên thân ống nhựa đục lỗ nhỏ thoát nước nhưng không để lươn chui qua. Phía bên ngoài có nắp chắn, khi cần thay nước, chỉ cần mở nắp chắn đó. 

Đòn: Bắc ngang qua mặt bể một chiếc đòn bằng gỗ hoặc bằng tre chắc chắn.

Chuẩn bị nilon tái sinh: Lấy vài chục đoạn nilon, mỗi đoạn dài 1,2 - 1,5m, rộng 0,6 - 1cm buộc chắc 1 đầu sau đó treo lên đòn, đầu còn lại thả tự do trong bể làm chỗ cho lươn trú ngụ, làm tổ. Dây nilon phải được xử lý trước 10 -15 ngày khi thả vào bể nhằm đảm bảo an toàn cho lươn. 

Căng lưới: Bà con cũng có thể làm giàn lưới bằng tre, treo hoặc kê ở bên dưới làm chỗ trú ngụ cho lươn. Nên dùng khúc tre tròn, được vót cẩn thận để không làm tổn thương chúng.

Nước bể: Nước bể phải sạch, độ cao mực nước từ 30 - 40cm. 

Mái che: Nuôi lươn trong bể xi măng nên làm mái che nắng, che mưa vì lươn không chịu được ánh sáng mạnh và nắng nóng

Bảo vệ: Xung quanh khu nuôi phải được bảo vệ tránh chuột, mèo, rắn, chim ác.

2. Thả giống

Cách chọn lươn tự nhiên:

Khi sử dụng giống lươn trong tự nhiên để nuôi, cần quan sát kỹ để đánh giá chính xác chất lượng và tình trạng sức khỏe, tránh bị nhầm mua lươn giống đánh bắt bằng rà điện và thuốc nhử có độc tố. Bằng cách quan sát ngoại hình, lươn khỏe, đều cỡ, có màu sắc sáng đặc trưng của loài, thân có màu vàng có chấm rõ, không bị sây sát, không bị mất nhớt, vận động co trườn nhanh nhẹn và nhẹ nhàng, loại bỏ những con lươn có màu sắc nhợt nhạt, lươn có màu vàng xanh hoặc xám tro thì yếu và khó nuôi, khi nuôi lươn tăng trưởng chậm. Khi để lươn vào thau có nước, lươn yếu thường ngoi đầu lên cao, mang phình to. Lưu ý:

- Lươn bị rà điện thì ít vận động, lờ đờ, có khi chuyển màu.

- Lươn bị nhiễm thuốc mồi thì xung quanh nắp mang và hậu môn thường xung huyết

- Nên chọn thả lươn đồng kích cỡ, tránh việc cạnh tranh thức ăn và tình trạng con lớn ăn con nhỏ.

Mật độ thả:

Phải căn cứ vào điều kiện môi trường và trình độ người quản lý mà có thể thả mật độ nuôi khác nhau, thường hiện nay người nuôi lươn thả mật độ từ 60–100 con/m2, với cỡ lươn từ 30–40 con/kg.

Chuẩn bị thả giống

- Khi mua lươn giống về cơ sở nuôi, ta cần cho vào bể nuôi tạm và tiến hành phân cỡ, tắm nước muối 3-5% từ 5–10 phút, thay nước sạch rồi giữ trong bể tạm 1–2 ngày để lươn phục hồi và loại bỏ những con yếu, bị thương hoặc có biểu hiện của bệnh.

- Nên kiểm tra các yếu tố môi trường cho phù hợp rồi mới tiến hành thả giống lươn vào môi trường nuôi mới, đặc biệt là 3 yếu tố [pH: 7–8], nhiệt độ nước từ 25–280C và độ mặn là 0‰.

- Nên thả lươn vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Thức ăn

Lươn ăn dơ nhưng ở sạch. Lươn thích ăn thức ăn có nguồn gốc động vật và có mùi tanh [cá, ốc, trùn, phế phẩm lò mổ…], thức ăn có thể tươi sống hoặc nấu chín vừa với cỡ miệng của chúng. Lươn cũng ăn được thức ăn chế biến phối trộn từ nhiều nguồn đạm động vật, đạm thực vật [đậu nành, cám, tấm, bắp… với cá tạp vụn, bột cá] và cả thức ăn cám công nghiệp [có thể dùng thức ăn viên có độ đạm cao].

Thức ăn là cá tạp, cá vụn, ốc bươu, tép… cần phải được xay nhuyễn. Thức ăn chế biến gồm các thành phần gốc động vật [cá tạp…] trộn với cám gạo, bột đậu nành…phải được nấu chín để hạn chế sự ô nhiễm nước bể nuôi.

Lươn có tập tính ăn nhiều vào ban đêm [tuy nhiên trong nuôi lươn cũng có thể tập cho lươn ăn vào buổi sáng để thuận tiện và dễ dàng vệ sinh bể nuôi sau 2 giờ cho ăn].

Vị trí cho ăn:

Cho thức ăn vào sàn ăn, treo vào bể vừa ngập trong nước để lươn rút thức ăn qua kẽ sàn hoặc bò vào sàn ăn. Kiểm tra và rửa sạch sàn ăn sau mỗi lần cho ăn. Nên đặt sàn ăn hoặc thả thức ăn cho lươn gần cống rút nước, để khi lươn ăn xong thì tháo bỏ ngay nước dơ. Không cho thức ăn đã bị hư, ôi thiu làm hỏng môi trường nước và dễ gây bênh cho lươn.

Bảng: Tỷ lệ, thành phần thức ăn tươi sống, thức ăn chế biến và khẩu phần ăn

STT

Thành phần/loại thức ăn

Tỷ lệ phối trộn

Khẩu phần [% trọng lượng thân/ngày]

I

Thức ăn viên công nghiệp [30 – 35% đạm]

1-3

II

Thức ăn tươi sống [cá tạp, cua…]

3-7

III

Thức ăn chế biến

4-8

Cám gạo

30

Tấm

5

Bột bắp

5

Bột cá 50-55% đạm

50

Bột đậu nành

9

Khoáng và một số vitamin cần thiết

1

Ngoài ra bà con còn có thể chế biến thức ăn rất hiệu quả như [0,7kg cá + 0,3kg thức ăn cám cho cá lóc] tạo thành 1kg thức ăn cho lươn, hoặc chọn những loại thức ăn mà mỗi vùng nuôi có lợi thế [ví dụ: có trại nuôi trùn quế thì cho lươn ăn trùn].

Hàng ngày nên theo dõi chế độ ăn của lươn để điều chỉnh cho phù hợp, nên cho ăn vừa đủ. Hằng ngày phải vét sạch thức ăn dư trong bể, dưới đáy bể sau mỗi lần cho ăn.

Cho lươn ăn cần tuân theo 4 nguyên tắc sau:

- Đúng giờ: một ngày cho ăn 2 lần, buổi sáng vào lúc 8–9 giờ, chiều cho ăn lúc 14–15 giờ.

- Đủ lượng: lượng thức ăn liên quan mật thiết với nhiệt độ nước. Ở nhiệt độ nước 20–280c thì lươn ăn rất mạnh từ 6–10% trọng lượng lươn. Khi nhiệt độ lớn hơn 280c thì giảm lượng thức ăn.

- Đúng chỗ: nên cho lươn ăn ở một vị trí nhất định.

- Đủ chất: không nên cho ăn thiếu hoặc quá dư đều ảnh hưởng không tốt đến lươn cũng như hiệu quả kinh tế.

Cách chế biến thức ăn cho lươn:

- Thức ăn cho lươn như cá, tép cần được xay nhuyễn.

- Thức ăn thức viên công nghiệp cần cho nước vào làm cho viên thức ăn rã ra và làm vón thành những cục lớn.

- Thức ăn là trùn quế thì cần rửa trùn sạch. Sau đó được đưa vào tủ cấp đông, rồi cho lươn ăn, tránh hiện tượng tan rã thức ăn, dễ làm ô nhiễm nguồn nước và khả năng bắt mồi kém hiệu quả.    

Thu hoạch

Đối với bể nuôi xi mămg có thể thu lươn bằng hình thức dẫn dụ: khi lươn đến cỡ thu hoạch [3–6 con/kg], khi thu lươn ta nên ngưmg cho lươn ăn từ 1– 2 ngày, sau đó dùng cám gạo rang trộn với cua, tép và giun làm mồi rồi dụ lươn vào ngăn thu hoạch.

                                                                              Ths. Phạm Văn Đức

Video liên quan

Chủ Đề