Bọ chét sống ở đâu

Bọ chét mèo [tên khoa học Ctenocephalides felis] là một trong những loài bọ chét phân bố rộng rãi và có số lượng quần thể đông đảo nhất trên địa cầu.

Bọ chét mèoTình trạng bảo tồn


Ít quan tâm [IUCN 3.1][1]

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]Chân khớpLớp [class]Côn trùngBộ [ordo]SiphonapteraHọ [familia]PulicidaeChi [genus]CtenocephalidesLoài [species]C. felisDanh pháp hai phầnCtenocephalides felis
[Bouché, 1835]

Ký chủ chính của bọ chét mèo là mèo nhà, nhưng loài này cũng lây nhiễm cho phần lớn các loài chó trên thế giới. Bọ chét mèo cũng có thể có chu trình sinh học trên các loài động vật ăn thịt khác và trên loài thú có túi Virginia. Loài người cũng có thể bị bọ chét mèo cắn nhưng không thể bị lây nhiễm vì lý do loài bọ chét này không thích ứng được với môi trường trên ký chủ lạc chỗ là người.[2]

 

Bức ảnh cho thấy một số đặc điểm phân biệt bọ chét mèo với các loài bọ chét khác bao gồm cả lược hàm

Bọ chét cái đẻ trứng trên ký chủ, tuy nhiên thường thì sau đó trứng lại rơi và phát triển trên đất hoặc nơi ký chủ sinh sống và đi qua.

 

Ấu trùng bọ chét đang tiêu hóa máu

Trứng sau đó nở ra ấu trùng, vốn có tính quang ứng động âm, có nghĩa là các ấu trùng này tránh ánh sáng trong môi trường chất nền. Ấu trùng bọ chét sử dụng nhiều loại mảnh vụn của các sinh vật khác làm thức ăn, nhưng nguồn thức ăn quan trọng nhất là máu khô của ký chủ đã được tiêu hóa và thải ra phân của bọ chét trưởng thành. Do đó quần thể bọ chét trưởng thành ký sinh trên ký chủ có vai trò nuôi sống quần thể ấu trùng sống xung quanh môi trường sống của ký chủ.

 

Phân bọ chét được lấy từ lông của một con mèo

Ấu trùng bọ chét biến thái qua 4 bước trước khi cuộn mình vào trong kén và bước vào giai đoạn nhộng. Thời gian của giai đoạn nhộng biến đổi rất lớn; con bọ chét hoàn chỉnh trong nhộng bình thường sẽ không thoát ra ngoài trở thành bọ chét trưởng thành cho đến khi nào xuất hiện dấu hiệu của ký chủ tiềm năng như nhiệt độ cao hay sự rung động. Bọ chét trưởng thành thường được kích thích để xâm nhập ký chủ mới chỉ trong vòng vài giây sau khi rời khỏi kén. Con bọ chét mới này bắt đầu hút máu ký chủ chỉ vài phút sau đó.[3][4][5]

Bọ chét mèo có thể lây truyền các loài ký sinh khác và lây nhiễm cho chó, mèo cũng như con người. Các vi khuẩn chính và bệnh lây nhiễm qua bọ chét mèo gồm Bartonella, sốt phát ban chuột, và apedermatitis. Sán dải Dipylidium caninum có thể lây nhiễm cho người khi bọ chét bị nuốt bởi người hay vật nuôi trong nhà. Ngoài ra, bọ chét mèo đã được tìm thấy mang Borrelia burgdorferi, tác nhân gây bệnh Lyme, tuy nhiên khả năng lan truyền bệnh này của bọ chét mèo hiện nay vẫn chưa rõ.[6]

  1. ^ European wildcat species account IUCN Species Survival Commission. Cat Specialist Group
  2. ^ “Cat flea”. Connecticut Agricultural Experiment Station. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ “Fleas”. Viện Đại học Florida. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009.
  4. ^ “Insects and Ticks: Fleas”. Entomology Department at Purdue University. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  5. ^ “The Biology, Ecology and Management of the Cat Flea” [PDF]. Viện Đại học California, Riverside. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2008.
  6. ^ Am J Trop Med Hyg. 1991 May;44[5]:469-74

Wikispecies có thông tin sinh học về Bọ chét mèo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bọ chét mèo.
  • Integrated Flea Control from University of Nebraska-Lincoln Extension in Lancaster County
  • cat flea on the UF / IFAS Featured Creatures Web site
  • About Ctenocephalides felis [cat flea]: taxonomy, life cycle, transmitted diseases, eradication at MetaPathogen Lưu trữ 2010-12-28 tại Wayback Machine
  • Finding and Eliminating Fleas on Your Cat from the BBC
  • Safe Use of Flea and Tick Products in Pets

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bọ_chét_mèo&oldid=67995011”

Bọ chét là những côn trùng hút máu nhỏ, không cánh [thuộc bộ Siphonaptera] có đặc điểm chuyển động nhảy. Nó chủ yếu hút máu động vật.

Những loài quan trọng nhất là bọ chét chuột, bọ chét người và bọ chét mèo. Những vết đốt của chúng dẫn đến tấy rát, khó chịu và mất máu. Bọ chét chuột là vật chủ yếu truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban. Bọ chét mèo là vật truyền sán dây.

Bọ chét mèo [Ctenocephalis felis]

Vòng đời của bọ chét

Vòng đời của bọ chét gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Bọ chét trưởng thành dài 1-4mm và có thân dẹt theo hai bên, không có cánh và chân phát triển mạnh để nhảy. Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đến nâu đen. Ấu trùng dài 4-10mm, màu trắng, chúng không có chân nhưng rất cơ động. Kén được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.

Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét tránh ánh sáng và hầu hết đều thấy trong các đám lông tơ hoặc lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của con người. Hầu hết các loài bọ chét đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, nhưng khi vắng mặt vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói, sống được vài tháng. Bọ chét di chuyển bằng cách nhảy, một số loài có thể nhảy cao đến 30cm.

Các bệnh gây ra do bọ chét

Con người thường bị bọ chét mèo [Ctenocephalis felis] đốt nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó [C. canis], bọ chét người [Pulex irritans]. Bọ chét đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu. Bị đốt nhiều có thể dẫn dến dị ứng và viêm da.

Vi khuẩn dịch hạch được bọ chét truyền và con người có thể nhiễm bệnh do bị bọ chét đã hút máu động vật bị dịch hạch đốt. Trước đây, dịch hạch đã được gọi là các chết đen và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc.

Bệnh sốt phát ban do bọ chét còn gọi là sốt phát ban chuột. Nó được lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo, con người bị lây nhiễm do sự ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét.

Các biện pháp phòng chống

Các biện pháp phòng chống được sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu là diệt bọ chét truyền bệnh hay bọ chét thông thường.

Để phòng chống dịch hạch và dịch sốt phát ban do bọ chét truyền xảy ra ở thành phố phải kết hợp 2 biện pháp diệt chuột và rắc hóa chất diệt vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét.

Đối với các loài bọ chét gây phiền hà có thể sử dụng các biện pháp tự bảo vệ cá nhân như chất xua, dùng quần áo tẩm hóa chất diệt côn trùng. Vệ sinh nhà của, phòng ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, phun hoặc rắc hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng. Đối với bọ chét chó, mèo sử dụng hóa chất rắc, phun, tắm vào lông của chúng, hoặc dùng lufenuron. Lufenuron theo máu được bọ chét cái hút vào khi đốt vật chủ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trứng. Ngoài ra, có thể sử dụng vòng cổ có tẩm hóa chất diệt bọ chét cho động vật.

Giang Anh tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề