Tại sao có kinh lâu hết

Đến tuổi dậy thì ở nữ giới bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Nắm được chu kỳ kinh nguyệt của bản thân sẽ giúp chúng ta theo dõi và kiểm soát được tình trạng sức khỏe cơ thể. Nhiều người vẫn tự hỏi rằng chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay bên dưới.

1. Giúp các bạn hiểu hơn về chu kỳ kinh nguyệt

chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lí diễn ra liên tục ở cơ thể nữ giới được điều hành bởi hệ hormone sinh dục và rất cần đối với sự sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng giữa giai đoạn dậy thì và mãn kinh. Nói cách khác, kinh nguyệt diễn ra từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của 1 quá trình phát triển tự nhiên theo chu kỳ ở nữ giới.

Chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lí

Hàng tháng kinh nguyệt vẫn xuất hiện chứng tỏ bạn không có thai. Trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ trưởng thành về mặt giới sẽ phóng ra 1 hoặc 2 trứng. Trước khi thực hiện phóng noãn, nội mạc bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa. Sau khi phóng noãn, nội mạc lại thay đổi nhằm chuẩn bị cho quá trình thụ tinh và hình thành thai kỳ.

Nếu không diễn ra sự thụ tinh và hình thành thai kỳ tử cung sẽ hủy bỏ lớp nội mạc và tiếp tục chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ diễn ra trong khoảng 3 tới 5 ngày, ở mức 2 đến 7 ngày vẫn được coi là bình thường. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau 28 ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chu kỳ lặp lại sau 35 ngày.

2. Cách tính thời gian lặp lại giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Việc biết được thời gian lặp lại chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày sẽ giúp chúng ta có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cơ thể tốt hơn và đặc biệt việc tránh thai sẽ hiệu quả hơn nếu không có ý định mang thai.

Cách tính thời gian lặp lại giữa chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì quay lại được tính thế nào? Theo lời khuyên của một số chuyên gia thì chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của chu kì này đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Sau đây là cách tính chu kỳ kinh nguyệt dành cho các chị em:

  • Bước 1: đánh dấu ngày bắt đầu khi kinh nguyệt xuất hiện để theo dõi sát sao chu kì của bản thân.

  • Bước 2: theo dõi liên tục đến ngày bắt đầu của chu kì tiếp theo và đánh dấu tiếp tục.

  • Bước 3: qua 2 bước trên bạn đã có được ngày đầu tiên giữa 2 chu kỳ. Từ đó dễ dàng tính được thời gian lặp lại giữa các chu kỳ là bao lâu.

  • Bước 4: theo dõi không ngừng trong khoảng 6 tháng, bạn sẽ có được kết quả trung bình và biết được chu kì tiếp theo rơi vào ngày nào.

Ví dụ minh họa:

  • Ngày bắt đầu chu kì lần 1: 26/5/2020

  • Ngày bắt đầu chu kì lần 2: 24/6/2020

Kết luận, thời gian giữa 2 kỳ kinh nguyệt người này là 28 ngày.

3. Dấu hiệu của một kỳ kinh nguyệt bình thường

Chu kỳ kinh nguyệt ổn định thường quay lại trong khoảng 28 - 30 ngày. Một vài trường hợp có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn từ 30 - 35 ngày.

Một chu kì sẽ kéo dài khoảng 3 - 5 ngày hoặc từ 2 - 7 ngày. Ngoài ra có những người có độ dài chu kì từ 7 - 10 ngày với lượng máu rất ít cũng không vấn đề gì nghiêm trọng.

Những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ cũng không có gì nghiêm trọng. Ví dụ nếu khoảng cách giữa 2 chu kì trước của bạn là 28 ngày nhưng sau lại là 30 ngày cũng là bình thường không đáng lo ngại. Nguyên nhân do những căng thẳng hoặc bệnh tật có thể làm thay đổi chu kỳ kinh hoặc lỡ 1 chu kì. Nếu thời gian giữa 2 chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn 40 ngày mà không mang thai cần đến gặp ngay bác sĩ.

Những dấu hiệu bình thường của chu kỳ kinh nguyệt gồm có: thèm ăn, dễ thay đổi tâm trạng, hay cáu gắt, khó chịu, đau bụng, đau lưng, nổi mụn,… Các dấu hiệu có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.

Đau bụng là triệu chứng xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt

4. Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là thì cần đi thăm khám?

Kinh nguyệt diễn ra ở mỗi người có tính chất không giống nhau. Có thể bạn có chu kì khoảng 3 ngày nhưng mẹ hoặc chị em gái của bạn có chu kì khoảng 7 ngày. Nếu phát hiện những thay đổi bất thường bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có hướng điều trị thích hợp.

Do thiếu hiểu biết và chủ quan, nhiều người nghĩ rằng những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do thời tiết, ăn uống không hợp lý,… Từ đó tạo điều kiện cho những mầm bệnh gây hại phát triển trong cơ thể và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

  • Rong kinh là tình trạng lượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày.

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày

  • Rong huyết là hiện tượng ra máu dài hơn 7 ngày nhưng không mang tính chu kì. Nếu rong kinh diễn ra hơn 15 ngày sẽ chuyển thành rong huyết gọi là rong kinh - rong huyết. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Thế nên, khi cơ thể vừa xuất hiện những triệu chứng này cần đến gặp ngay bác sĩ.

  • Cường kinh là hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều và diễn ra dài ngày khiến sức khỏe chúng ta bị giảm sút mạnh do mất khá nhiều máu.

  • Thiếu kinh là hiện tượng lượng kinh nguyệt ra ít và chỉ trong thời gian ngắn khoảng 1 - 2 ngày.

  • Kinh nguyệt không đều và màu sắc thay đổi.

5. Lượng máu kinh nguyệt ra bao nhiêu là bình thường?

Chúng ta vẫn thường thấy trong chu kỳ kinh nữ ra nhiều máu nhưng thực tế lượng máu cơ thể thải ra khoảng 2 thìa máu trong suốt chu kỳ. Nếu nhiều hơn khoảng 4 - 6 thìa cũng không quá nghiêm trọng. Nếu phải thay băng vệ sinh lúc ban đêm hoặc tiết ra 1 cục máu đông quá lớn [ kích cỡ khoảng 1 quả bóng golf hay lớn hơn] thì là bất thường.

Nếu cục máu đông nhỏ tiết ra vào ngày bắt đầu hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Thông thường, ngày đầu tiên của chu kỳ kinh sẽ tiết ra lượng máu khá nhiều nhưng không đến mức phải thay vệ sinh 2 giờ 1 lần. Nếu thấy mình cần phải thay băng vệ sinh liên tục trong khoảng 2 - 3 giờ cần phải đi khám bác sĩ.

Việc tính được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày rất cần thiết đối với nữ giới. Nắm bắt được việc chu kỳ kinh của mình có bình thường không sẽ giúp các bạn nữ bảo vệ thật tốt cho sức khỏe của mình và phòng tránh thai hiệu quả nếu có nhu cầu.

Skip to content

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống hàng ngày của các chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây ra rong kinh là gì? Rong kinh có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về rong kinh

Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều bất thường và có thời gian hành kinh trên 7 ngày. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, thời gian hàng kinh từ 3-5 ngày, lượng máu kinh mất đi khoảng 50ml – 80ml. Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ sẫm, không đông.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng rong kinh, song nhìn chung có 2 nhóm nguyên nhân chính là: rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể.

Đây là tình trạng chảy máu kinh thường xảy ra ở giai đoạn đầu và cuối của thời kỳ dậy thì, tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh thời kỳ này đó là do nội tiết tố thay đổi thất thường, lượng estrogen trong cơ thể tăng hoặc giảm mạnh đột ngột khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường. Rong kinh cơ năng thường khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 – 40 ngày.

>> Xem thêm: Rong kinh ở tuổi dậy thì và những vấn đề cần biết

Bị rong kinh có thể là do tình trạng u xơ tử cung gây nên
  • Rối loạn chức năng buồng trứng: Lúc này buồng trứng không giải phóng trứng trong thời kỳ kinh nguyệt, khiến hormone progesterone không được sản sinh như bình thường. Từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố nữ và dẫn tới hiện tượng rong kinh
  • U xơ tử cung: Đây là những khối u lành tính xuất hiện ở tử cung. Tuy nhiên, nếu khối u không được xử lý kịp thời thì có thể chuyển nặng hơn, khiến máu kinh ra nhiều. 
  • Polyp tử cung: Là hiện tượng các tế bào nội mạc tử cung tăng sinh quá mức, tạo thành những khối u nhỏ, dễ bị chảy máu. Một trong những triệu chứng thường gặp khi mắc polyp tử cung đó là rong kinh, hoặc chậm kinh, kinh nguyệt không đều,…
  • Lạc nội mạc tử cung: Là hiện tượng những tế bào niêm mạc tử cung không chỉ nằm trong lòng tử cung mà lan ra nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Khi các tế bào này bong ra có thể gây chảy máu kinh kéo dài. 
  • Biến chứng thai kỳ như nhau thai nằm ở vị trí bất thường, hoặc sinh non, sảy thai. 
  • Ung thư: Nếu mắc ung thư cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng, nữ giới sẽ rất dễ bị chảy máu kinh nguyệt nhiều bất thường.

Ngoài ra, tình trạng rong kinh có thể xảy ra do một số nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp. [Xem thêm thông tin về việc uống thuốc tránh thai bị rong kinh]
  • Tác dụng phụ của vòng tránh thai: Khi vòng tránh thai vào sâu bên trong cơ thể, cổ tử cung bị mở ra và chưa kịp thích nghi với vật thể lạ nên có thể gây hiện tượng rong kinh. [Xem thêm thông tin về việc đặt vòng tránh thai bị rong kinh]
  • Thừa cân béo phì, chế độ ăn uống không khoa học.
  • Stress và căng thẳng trong thời gian dài.
Dấu hiệu thường thấy ở hiện tượng rong kinh

Khi bị rong kinh, các chị em sẽ có những dấu hiệu:

  • Xuất huyết nặng trong kỳ kinh nguyệt, kéo dài trên 7 ngày, lượng máu ra mỗi lần đến kinh trên 80ml. Chị em phải thay băng vệ sinh liên tục sau 1-2 giờ do máu ra nhiều và tiếp diễn trong nhiều giờ.
  • Xuất huyết nặng bất thường trong 2 kỳ kinh nguyệt liên tiếp, lượng máu nhiều và khó kiểm soát.
  • Máu kinh không chỉ ra nhiều vào ban ngày mà còn chảy ồ ạt vào buổi đêm.
  • Máu kinh sẫm hơn bình thường, xuất hiện các cục máu đông.
  • Hay bị đau bụng dưới, cơn đau có thể âm ỉ tới dữ dội, rất khó để phân biệt với cơn đau bụng kinh thông thường.
  • Có triệu chứng của thiếu máu nếu rong kinh kéo dài như mệt mỏi hơn bình thường, thở dốc, hoa mắt, chóng mặt, kém sắc, nhợt nhạt, da mặt xanh xao…
Rong kinh có nguy hiểm không? Các bệnh lý liên quan

Hiện tượng rong kinh xảy ra phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, giai đoạn dậy thì và thời kỳ tiền mãn. Rong kinh kéo dài không những khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của các chị em bất tiện mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe ở nữ giới, cụ thể:

Rong kinh chính là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể phụ nữ đang bị rối loạn nội tiết tố. Lúc này, lượng hormone estrogen và progesterone bị biến đổi đột ngột, mất cân bằng, khiến nội mạc tử cung quá dày và gây xuất huyết nặng. Bên cạnh đó, rối loạn nội tiết tố nữ còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ như: nổi mụn, cân nặng thay đổi, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ,…

Hiện tượng chảy máu kinh nhiều và kéo dài bất thường còn là dấu hiệu cho thấy các chị em mắc một số bệnh lý khác như: u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, viêm nội mạc tử cung, mang thai ngoài tử cung, sảy thai,…

Ngoài ra, một số phụ nữ cũng dễ bị rong kinh hơn đó là những người béo phì, hút thuốc lá, sử dụng vòng tránh thai hoặc người mắc các bệnh về rối loạn đông máu, bệnh tim hoặc thận mạn tính, bệnh lupus ban đỏ, đái tháo đường, viêm gan mạn tính,…

> Xem thêm: Rong kinh có nguy hiểm không?

Rong kinh gây ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe phụ nữ

Tình trạng rong kinh không hiếm gặp ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu kéo dài và không được điều trị kịp thời, hiện tượng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của các chị em như:

  • Gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Máu kinh ra nhiều khiến vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, khiến chị em cảm thấy khó chịu. 
  • Làm ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng. Việc quan hệ tình dục khi bị rong kinh cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về đường tình dục.
  • Thiếu máu: khi bị chảy máu kinh quá nhiều, cơ thể sẽ bị mất đi một lượng lớn máu và không kịp bù đắp. Điều này khiến các chị em dễ bị thiếu máu, làm cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, thở dốc,…
  • Thời kỳ hành kinh, rong kinh là lúc sức khỏe cũng như bộ phận sinh dục nữ rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn, các loại vi khuẩn, virus có thể lan rộng và sâu vào âm đạo, tử cung, vòi trứng và ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở nữ giới.  
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như: u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung,…

Để điều trị rong kinh, các chị em nên tới những cơ sở y tế để được làm xét nghiệm, kiểm tra và được bác sĩ tư vấn kỹ càng.

Chẩn đoán rong kinh và các xét nghiệm bổ sung

Với sự phát triển của y học, bạn có thể chẩn đoán rong kinh bằng các biện pháp như sau:

  • Xét nghiệm máu: Một mẫu máu của bạn có thể được đánh giá thiếu sắt [thiếu máu] và các tình trạng khác, chẳng hạn như rối loạn tuyến giáp hoặc bất thường đông máu.
  • Xét nghiệm Pap [phết tế bào cổ tử cung]: Đây là phương pháp tầm soát phát hiện những biến đổi bất thường của tế bào cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung phết trực tiếp lên lam kính, rồi quan sát dưới kính hiển vi.
  • Siêu âm: Bác sĩ sẽ sử dụng một đầu dò hiện đại có khả năng phát tín hiệu và sóng siêu âm để thu hình ảnh bề mặt cổ tử cung. Hình ảnh này sẽ được truyền về một màn hình để bác sĩ quan sát xem bệnh nhân có bị rong huyết hay không.
  • Chụp siêu âm: Đưa một chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để chụp lại hình ảnh, bác sĩ sẽ quan sát tử cung trên phim X-quang.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung, nong nạo tử cung: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô tại tử cung của nữ giới để kiểm tra ung thư nếu nghi ngờ nguyên nhân gây rong kinh là do ung thư ở tử cung.
  • Soi tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ có đèn sáng luồn qua âm đạo và cổ tử cung vào bên trong tử cung sử dụng một ống kim loại có gắn máy ghi hình đưa qua cổ tử cung đến tử cung để quan sát.

Phần lớn các trường hợp rong kinh cơ năng xuất hiện ở bé gái bước vào tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh do nội tiết tố biến đổi nhiều. Do đó bạn không cần quá lo lắng mà hãy áp dụng các biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng rong kinh.

>> Xem thêm: Cách chữa rong kinh hiệu quả ngay tại nhà

Nên làm gì khi bị rong kinh?
  • Nằm nghỉ nhiều hơn khi đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp giảm tình trạng máu ra quá nhiều cũng như những triệu chứng khó chịu khi đến ngày như: đau bụng, tức bụng, buồn nôn, mệt mỏi,…
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc khoa học để đầu óc được thoải mái, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài gây ảnh hưởng đến nội tiết tố. 
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, khiến tình trạng rong kinh cũng như chứng rối loạn kinh nguyệt khác kéo dài hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như bơi lội, đi bộ, cầu lông, yoga… vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa đẩy lùi chứng rong kinh hiệu quả.

Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp cơ thể được tái tạo lại năng lượng trở nên khỏe khoắn hơn, nhờ đó hợp tình trạng mệt mỏi do mất máu nhiều sẽ được cải thiện đáng kể:

  • Duy trì chế độ ăn ít thịt và chất béo. Bổ sung cá biển và các loại cá giàu acid béo omega 3, 6, 9 để giảm đau, giảm viêm. Tăng cường các loại trái cây tươi và rau xanh vào bữa ăn hàng ngày để ổn định lượng đường trong máu, cân bằng nội tiết tố.
  • Tăng cường thực phẩm chứa nhiều chất sắt, kẽm, acid folic và vitamin B6 để giảm tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, đau đầu kéo dài. Ngoài việc hấp thu sắt từ thực phẩm, cách bổ sung sắt đơn giản và hiệu quả hơn là sử dụng viên sắt. Khi chọn viên uống bổ sung sắt, tiêu chí hàng đầu là chọn sắt dạng hữu cơ [khả năng hấp thu cao gấp 200 lần so với sắt thường] kết hợp với acid folic, vitamin B12, kẽm nano… và dầu mè đen giúp nhuận tràng, giảm táo bón khi bổ sung sắt.
  • Cần hạn chế các thực phẩm và thức uống gây kích thích trong chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến rong kinh như rượu, cà phê, nước lạnh, gia vị cay,…
  • Ăn ngải cứu hằng ngày: Ngải cứu là vị thuốc Đông Y thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau bụng do hàn, kinh nguyệt không đều, thổ huyết, giảm máu xấu trong kỳ kinh, cải thiện đau bụng kinh. Người bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố có thể dùng ngải cứu theo các cách dưới đây.
    • Cách 1: Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, sắc với 500ml nước. Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống khi còn ấm để tăng hiệu quả.
    • Cách 2: Chế biến ngải cứu thành các món ăn như trứng rán ngải cứu, gà hầm ngải cứu… vừa bổ dưỡng vừa cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong một số trường hợp, rong kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý gây tổn thương ở buồng trứng hoặc tử cung như: buồng trứng đa nang, viêm nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, polyp tử cung… Nếu rơi vào lý do này, người bệnh  cần đi khám và điều trị sớm, tránh gây nhiều biến chứng đe dọa đến sức khỏe sinh sản sau này.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và những ảnh hưởng tới sức khỏe mà hiện tượng này gây ra, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất!

TS.BS. Lê Thị Thu Hà, Trưởng Khoa Sản bệnh viện Từ Dũ TP HCM tư vấn chi tiết về rong kinh, rong huyết, kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài nhiều ngày

Tư vấn cách phân biệt rong kinh, rong huyết – kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài nhiều ngày và cách khắc phục

Mọi thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ để được tư vấn và giải đáp miễn phí : 0896509509 – 19001259 hoặc Email :

Bs Nguyễn Hồng Hải

Nguyên phó giám đốc bệnh viện Đông y Hòa Bình.

Video liên quan

Chủ Đề