Bổ sung kẽm cho người lớn trong bao lâu

Trong quá trình bổ sung vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, có những thành phần hỗ trợ nhau giúp hấp thụ tốt hơn nhưng cũng có những thành phần kỵ nhau nếu uống vào cùng thời điểm. Uống sắt và kẽm cùng lúc là một đại kỵ mà bạn không nên mắc phải khi bổ sung vi chất.

Kẽm là vi chất liên quan tới hầu hết các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể như sản xuất hormone [đặc biệt là nội tiết tố nam], sản xuất enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, làm lành vết thương, phát triển cơ bắp,... Kẽm đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và trẻ em, đảm bảo sức khỏe của người trưởng thành.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung kẽm theo từng độ tuổi như sau:

  • Trẻ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ngày;
  • Trẻ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ngày;
  • Trẻ 1 - 3 tuổi: 3mg/ngày;
  • Trẻ 4 - 8 tuổi: 5mg/ngày;
  • Trẻ 9 - 13 tuổi: 8mg/ngày;
  • Trẻ 14 - 18 tuổi: Nam là 11mg/ngày, nữ là 9mg/ngày;
  • Người trưởng thành trên 19 tuổi: Nam là 11mg/ngày, nữ là 8mg/ngày;
  • Phụ nữ có thai: 11 - 12mg/ngày;
  • Phụ nữ đang nuôi con bú: 12 - 13mg/ngày.

Mỗi người nên bổ sung kẽm đúng cách từ các nguồn như:

  • Thực phẩm: Hàu, tôm, cua, bào ngư,... và các loại hải sản là nguồn bổ sung kẽm dồi dào nhất. Đứng ngay sau là thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, các loại hạt, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt;
  • Viên kẽm, ống kẽm: Bổ sung cho phụ nữ đang mang thai, trẻ nhỏ ở tuổi phát triển và dậy thì, người lớn bị ốm bệnh lâu ngày, vận động viên,...

Kẽm là khoáng chất vi lượng thiết yếu cho cơ thể, tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Nếu thiếu kẽm, trẻ em sẽ chậm tăng trưởng chiều cao và dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công [do hệ miễn dịch suy yếu].

Sắt là một trong những dưỡng chất rất quan trọng đối với cơ thể, cần thiết cho việc duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, đảm bảo sự phát triển của cơ bắp và các tế bào. Nếu thiếu sắt, người bệnh sẽ bị thiếu máu, yếu ớt, mệt mỏi, làm giảm khả năng tập trung, bị đau đầu, rụng tóc, móng yếu dễ gãy,...

Kẽm và sắt đều có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể nhưng theo các chuyên gia, người dùng không nên uống sắt và kẽm cùng lúc. Tốt nhất, nên dùng kẽm và sắt cách xa nhau khoảng 2 - 4 tiếng, nên dùng kẽm trước rồi mới dùng sắt. Bởi sắt làm cản trở sự hấp thu kẽm của cơ thể nên nếu dùng chúng gần nhau hoặc uống sắt trước khi uống kẽm thì sẽ không có nhiều tác dụng.

Cha mẹ không nên cho trẻ uống sắt và kẽm cùng lúc

Khi bổ sung kẽm cho cơ thể, việc “uống kẽm lúc nào tốt nhất”, “nên uống kẽm sáng hay tối” là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ khi bổ sung kẽm:

  • Tránh bổ sung thừa kẽm vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch, khiến vị giác thay đổi, gây ra các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, co rút cơ vùng bụng,... Vì vậy, mỗi người không được bổ sung quá 150mg kẽm/ngày;
  • Có thể kết hợp dùng kẽm với vitamin A, B6, C và photpho vì các chất này làm tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể;
  • Tương tự với sắt, bạn nên uống kẽm cách xa các thuốc chứa canxi, magie, đồng khoảng 2 - 3 tiếng [vì các chất này làm giảm hấp thu kẽm ở ruột];
  • Không dùng chung kẽm với kháng sinh tetracyclin và ciprofloxacin vì chúng cũng làm giảm khả năng hấp thu kẽm của cơ thể;
  • Uống kẽm khi bụng đói có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, bạn nên bổ sung kẽm trước giờ ăn trưa - ăn tối khoảng 1 tiếng hoặc uống kẽm sau bữa sáng - trưa - tối khoảng 2 tiếng. Những người bị đau dạ dày nên uống kẽm ngay trong bữa ăn;
  • Phytates là chất cản trở quá trình hấp thu kẽm vào cơ thể. Chất này có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm chứa photpho [sữa, thịt gia cầm] nên bạn cần tránh ăn các món này gần giờ uống kẽm;
  • Lịch trình sử dụng vi chất hợp lý: Uống sắt trước khi ăn sáng khoảng 15 - 30 phút [khi bụng còn đói]. Sau khi ăn sáng khoảng 2 tiếng thì bạn uống canxi và magie. Sau khi ăn trưa khoảng 1 - 2 tiếng, bạn có thể dùng kẽm và vitamin C. Bạn chú ý là không nên sử dụng vitamin C sau 17:00 hằng ngày vì nó có thể khiến bạn mất ngủ vào buổi tối.

Có thể thấy việc uống sắt và kẽm cùng lúc là một sai lầm mà bạn không nên mắc phải. Nếu không biết những sản phẩm bổ sung đang dùng có tương tác gì với nhau hay không, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Kẽm là loại khoáng chất vi lượng không thể thiếu cho sự phát triển của trẻ. Với vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme, bổ sung kẽm là cách thúc đẩy sự phát triển của xương, cơ bắp và trí não của trẻ nhỏ. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ vai trò của kẽm và bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ.

Kẽm giúp là tăng sản sinh tế bào, từ trong giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển của trẻ về sau. Bà mẹ mang thai cần bổ sung kẽm để trẻ có thể phát triển bình thường bởi trong quá trình sinh học của cơ thể, kẽm có mặt ở cấu trúc của tế bào, ở 80 loại enzyme bao gồm các enzyme trong hệ thống vận chuyển, thủy phân, đồng hóa, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi AND, đồng thời xúc tác các phản ứng sinh năng lượng khác.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý cụ thể do thiếu kẽm. Cụ thể:

  • Ở não kẽm có nồng độ cao trong não ở vùng Hồ Hải Mã [hippocampus], vỏ não, bó sợi rêu... việc thiếu kẽm sẽ dẫn tới các rối loạn thần kinh, gây bệnh tâm thần phân liệt
  • Kẽm điều hòa chất chuyển vận thần kinh, thiếu kẽm sẽ dẫn đến rối loạn tập tính
  • Kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, thiếu kẽm khiến sự vận chuyển này bị trở ngại, dễ sinh cáu gắt
  • Kẽm điều hòa chức năng nội tiết tố của tuyến yên, sinh dục, giáp trạng, thượng thận Kết hợp với hệ thần kinh nội tiết tố điều hòa hoạt động sống bên trong, phản ứng linh hoạt với các tác động bên ngoài giúp cơ thể thích nghi với hoàn cảnh, Bởi vậy thiếu kẽm, con người kém thích nghi với các biến đổi của môi trường
  • Kẽm phân bổ vào da tóc, móng giúp chúng phát triển bình thường, thiếu kẽm khiến tóc xơ cứng, màu tóc chuyển vàng, móng tay dễ gãy, mọc chậm, da khô, sạm, xuất hiện bớt trắng trên da
  • Thiếu kẽm làm sự nhạy cảm của vị giác giảm hoặc mất hẳn, gây tình trạng chán ăn ăn không ngon, và có thể gây ra một số bệnh lý như viêm niêm mạc miệng...
  • Kẽm giúp tổng hợp- bài tiết hormone tăng trưởng làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ

Như nói ở trên, kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Nhu cầu mỗi ngày về lượng kẽm của trẻ em ở từng thời kỳ là không giống nhau.

  • Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Phụ nữ có thai: 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày.

Dấu hiệu lâm sàng: Khi trẻ thiếu kẽm sẽ có các biểu hiện phản ánh như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, thức giấc, ngủ ít..; trẻ chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp...; trẻ gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông...

Các dấu hiệu lâm sàng trên, gợi ý kiểm tra xét nghiêm hàm lượng kẽm trong máu. Khi thực hiện các xét nghiệm kẽm huyết thanh, chỉ số xét nghiệm này sẽ được các bác sĩ cho biết trẻ có đang trong tình trạng thiếu kẽm hay không.

Bổ sung các thực phẩm chứa kẽm, thực phẩm tăng hấp thu kẽm

Giải pháp phòng ngừa thiếu kẽm cho trẻ cần được thực hiện để tránh tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ bằng cách:

  • Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kém, thay đổi thói quen ăn uống có lợi cho việc hấp thụ kẽm
  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
  • Dự phòng điều trị các bệnh liên quan đến thiếu kẽm
  • Tăng khả năng hấp thụ kẽm nhờ tăng cường thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả, cách chế biến như nảy mầm giá đỗ, lên men dưa chua làm tăng cường hàm lượng vitamin C, giảm axit phytic trong thực phẩm do vậy làm tăng hấp thu sắt/ kẽm từ khẩu phần.

  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm như thức ăn từ động vật như cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá...
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm...] trong bữa ăn hàng ngày của trẻ
  • Nên bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn chậm lớn, phụ nữ có thai, cho con bú. Bổ sung các thuốc chứa kẽm [gluconat kẽm hay sulfat kẽm]; uống sau ăn 30 phút; thời gian bổ sung là 2-3 tháng theo chỉ định của bác sĩ
  • Chữa các bệnh gây thiếu kẽm ở trẻ trước khi bổ sung như bệnh rối loạn tiêu hóa
  • Khi bổ sung kẽm nên bổ sung thêm vitamin A, B6, C và photpho vì chúng làm tăng sự hấp thu kẽm
  • Nên dùng cả sắt và kẽm, dùng kẽm trước, sắt sau vì sắt cản trở sự hấp thụ kẽm
  • Tránh bổ sung dư thừa gây giảm khả năng miễn dịch
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm? , Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vitamin C có tác dụng gì? Cách uống vitamin C đúng

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề