Có nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống thuốc bổ

Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc chung của nhiều người: “Trẻ biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ hay không?” nhé! 

Trẻ biếng ăn là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều trẻ khiến bố mẹ mệt mỏi và áp lực. Vậy vào những lúc trẻ biếng ăn, bố mẹ nên làm gì? Trẻ biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ hay không?

Tại sao trẻ biếng ăn?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn, điển hình như: 

Biếng ăn do bệnh lý

Trẻ có thể sẽ trở nên biếng ăn nếu gặp phải các tình trạng bệnh lý như các bệnh về đường tiêu hóa hay các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, giun sán, sốt rét… Đối với những trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được khám và đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, từ đó cải thiện tình trạng biếng ăn. 

Trẻ có thể biếng ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Biếng ăn do tâm lý

Tình trạng biếng ăn tâm lý thường xảy ra ở những trẻ dễ khóc, thường xuyên hờn dỗi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể biếng ăn đột ngột vì những tác nhân bên ngoài như thay đổi môi trường, địa điểm ăn, thời gian ăn, người cho ăn… Nhiều trẻ cũng lười ăn hơn do áp lực vì bị bố mẹ quát mắng, dọa dẫm, thậm chí sử dụng bạo lực trong khi cho con ăn.

Biếng ăn do sinh lý

Sự thay đổi về thể chất và việc hình thành các kỹ năng mới trong quá trình phát triển của trẻ cũng có thể là yếu tố tác động tới nhịp sinh học cũng như thói quen ăn uống của trẻ. Ví dụ, trẻ khi mọc răng sẽ cảm thấy đau nướu, khó chịu nên thường biếng ăn hơn so với bình thường. Hoặc nếu đang trong tuần khủng hoảng Wonder Week và trở nên khó tính hơn, quấy khóc nhiều và ngủ ít, trẻ cũng trở nên biếng ăn hơn. Ngoài ra, biếng ăn sinh lý cũng có thể xảy ra khi trẻ chưa quen với cách chế biến món ăn mới từ loãng đến đặc dần. Đây là những hiện thượng xảy ra bình thường và phổ biến, do đó bố mẹ không nên quá lo lắng và hãy bình tĩnh, kiên nhẫn cho đến khi trẻ bước qua giai đoạn khó khăn.

Câu trả lời là không.

Khi trẻ biếng ăn hoặc bị rối loạn tiêu hóa, nhiều bố mẹ có thói quen tự ý mua men tiêu hóa hoặc thuốc bổ. Tuy nhiên, đây lại không phải việc nên làm vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới hệ tiêu hóa của trẻ. Việc bố mẹ tự ý bổ sung thuốc bổ cho trẻ một cách không hợp lý, không có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn tới tình trạng thừa vitamin và các vi chất trong cơ thể. 

“Có nên cho trẻ uống thuốc bổ?” là thắc mắc của nhiều bậc bố mẹ.

Những chất dư thừa trong cơ thể có thể tích lũy lại và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ, nếu trẻ dưới 1 tuổi thừa vitamin D, lượng canxi trong máu của trẻ có thể tăng cao, khiến con chậm phát triển trí tuệ hay thậm chí là co giật, tử vong. Hoặc những trẻ thừa vitamin A trong thời gian dài có thể sẽ chậm phát triển đầu xương, hay việc sử dụng quá liều vitamin C có thể khiến trẻ bị sỏi thận, rút ngắn thời gian đông máu, giảm sức bền hồng cầu...

Do vậy, các chuyên gia và bác sĩ đã khuyên rằng bố mẹ nên bổ sung các dưỡng chất cho trẻ thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày thay vì cho con uống thuốc bổ. 

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ biếng ăn?

Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tham khảo thêm những cách đơn giản dưới đây: 

Không nên ép buộc trẻ phải ăn

Việc bố mẹ la mắng, đe dọa hay trừng phạt trẻ không những không giúp trẻ ăn được nhiều hơn mà còn khiến con áp lực, làm cho tình trạng biếng ăn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thay vì ép trẻ phải ăn, bố mẹ nên bình tĩnh và tôn trọng quyết định của trẻ. Vì cơ thể của con có thể học cách tự cân bằng và nhận biết nhu cầu của mình, vậy nên ăn bao nhiêu, nhiều hay ít là quyền tự do của trẻ. 

Chuẩn bị thực đơn đa dạng và trang trí các món ăn bắt mắt với trẻ

Bố mẹ hãy lên thực đơn cho trẻ với nhiều món ăn khác nhau để con không bị nhàm chán. Trong mỗi bữa ăn, hãy chuẩn bị ít nhất một món ăn mà trẻ thích để kích thích sự thèm ăn của con. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên trang trí các món ăn với nhiều màu sắc để thu hút sự chú ý của trẻ, khiến con cảm thấy tò mò và muốn ăn hơn.

Cho trẻ ăn đúng giờ

Bố mẹ nên đặt ra quy tắc cho trẻ để con không tự tiện ăn bất cứ thứ gì ngoài giờ ăn nhẹ và bữa ăn chính. Hơn nữa, bố mẹ cũng nên là tấm gương tốt cho trẻ nhỏ bằng cách ăn uống đúng giờ và ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ câu trả lời hữu ích nhất cho câu hỏi: “Trẻ biếng ăn có nên cho uống thuốc bổ hay không?”

HỎI ĐÁP

Loan Tran Thi 4 years ago

Vitamin là một trong những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của con người, đặc biệt là trẻ em. Với tình trạng trẻ biếng ăn ngày càng nhiều nên việc cung cấp vitamin tổng hợp cho trẻ là rất cần thiết. Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Vì thế việc của các mẹ là ngay lập tức lựa chọn loại vitamin phù hợp để bổ sung cho bé.

Trong trường hợp nào thì bé cần bổ sung vitamin?

Thực phẩm tươi luôn là thực đơn hàng đầu mẹ lựa chọn để bổ sung cho bé. Để bé có một chế độ dinh dưỡng tốt mẹ cần chuẩn bị cho bé một thực đơn phong phú, đa dạng các loại thực phẩm. Tuy vậy, nếu bé có một trong những biểu hiện dưới đây thì ngay lập tức mẹ cần bổ sung vitamin cho bé:- Bé kén chọn món ăn, mỗi bữa thường ăn rất ít.- Thực đơn hàng ngày của bé không phong phú, không đầy đủ các nhóm thực phẩm, các chất dinh dưỡng.

- Bé thường quấy khóc về đêm, thường xuyên đổ mồ hôi trộm, tóc rụng nhiều, răng mọc chậm.

Trẻ sơ sinh cần bổ sung bao nhiêu vitamin D một ngày?

Bổ sung vitamin cho bé loại nào?

Trong hàng nghìn loại vitamin tổng hợp cho bé mẹ không biết lựa chọn sản phẩm nào chất lượng và phù hợp với bé?

Khi trẻ bước sang giai đoạn đầu được cai sữa và ăn dặm thì cũng là lúc trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn ở thể rắn. Lúc này sữa mẹ không có nhiều dinh dưỡng như 6 tháng đầu nên ngoài việc cho bé ăn dặm mẹ cần bổ sung đầy đủ 9 loại vitamin cho bé, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ:
• Vitamin AVitamin A được coi là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng với đôi mắt. Vitamin A còn giúp bảo vệ sự toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt. Một cơ thể được cung cấp đầy đủ vitamin A sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh: trẻ em chậm lớn, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, nhanh lành vết thương, bệnh khô mắt, quáng gà...

• Vitamin C

Vitamin C rất quan trọng cho sự phát triển của bé, chúng đảm nhiệm vai trò tái tạo các tế bào trên khắp cơ thể. Chúng còn giúp xương và các mô tế bào nhanh hồi phục khỏi vết thương, chẳng hạn sau một vết đứt hoặc vết trầy. Ngoài ra nó cũng quan trọng để giúp cơ thể phòng tránh nhiễm trùng, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ thành mạch và hỗ trợ hấp thu sắt và canxi. Thế nhưng, vitamin C tan trong nước, bị đào thải qua nước tiểu, nên cơ thể không tự tích trữ được vitamin C. Vì thế, mẹ chú ý bổ sung đầy đủ vitamin C cho bé nhé, nếu cơ thể bé bị thiếu vitamin C da sẽ bị khô, dễ chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương lâu lành.

• Vitamin E

Là thành phần quan trọng trong cơ thể của trẻ em. Chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào, giảm oxy hóa các protein tan trong mỡ do đó giúp con bạn ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch. Loại vi chất này còn giúp bảo vệ tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương, do đó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các vi trùng. Khả năng chống oxy hóa của vitamin E còn làm giảm nguy cơ bé bị đục nhân mắt và các bệnh khác có thể khiến bé bị suy giảm thị lực. Trẻ em sinh non, người lớn bị cắt túi mật nên sẽ bị thiếu vitamin E. Nếu tình trạng cơ thể bị thiếu vitamin E lâu ngày sẽ có các triệu chứng: yếu cơ, thất điều, rung giật nhãn cầu, xúc giác nhạy cảm.

• Vitamin D

Đảm nhiệm vai trò điều hòa sự chuyển hóa canxi và phospho trong cơ thể, làm tăng hấp thu và đồng hóa canxi tới 50-80% nhu cầu cần thiết cho quá trình cốt hóa. Vitamin D3 hoạt động mạnh hơn vitamin D2 với tỷ lệ 4:3. Vitamin D tham gia vào quá trình hấp thu canxi, photpho ở ruột và thận, điều hòa việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố quan trọng. Chúng ta đều biết trong sữa mẹ và các loại sữa khác đều không cung cấp đủ vitamin D cho bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh nếu không được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Trẻ dưới 2 tuổi nếu không được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ rất dễ bị kích thích, thường xuyên đổ mồ hôi, chậm mọc răng, mềm xương sọ, dễ bị co giật. Khi trẻ biết đứng sẽ dễ cong cột sống, chân vòng kiềng do chất xương và sụn không được vôi hóa đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng, chậm lớn và có sức đề kháng yếu.

• Vitamin B1 – Thiamine

Chúng tham gia vào các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, là thành phần của men thiamin pyro - photphat [TPP] có vai trò rất quan trọng trong chuyển hoá chất bột, đường [Gluxit]. Đồng thời, B1 cũng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động chức năng bình thường của hệ thống thần kinh và tim. Theo khuyến cáo, trẻ em từ 1 -3 tuổi mỗi ngày cần bổ sung 0,5mg vitamin B1, trong khi nhu cầu của những bé từ 4-8 tuổi và khoảng 0,6mg/ngày. Khi thiếu vitamin B1 kéo dài sẽ bị mắc bệnh beriberi. Biểu hiện ăn không ngon miệng, buồn nôn, tê bì ở ngoài da, đặc biệt là ở cẳng chân, giảm trương lực cơ [cơ nhẽo, mệt mỏi], giảm sút trí nhớ, hay nhầm lẫn, nếu thiếu nặng hơn có thể phù ở chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê, suy tim và tử vong. Khi người mẹ đang nuôi con bú bị thiếu vitamin B1 trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị chết đột ngột do suy tim. Thích hợp sử dụng cho trẻ em mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa.

• Vitamin B2 – Riboflavin

Không chỉ giúp chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo thành năng lượng, vitamin B2 cũng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và góp phần vào việc hình thành cấu trúc bình thường của màng nhầy như bề mặt của lưỡi, miệng, mắt và ruột của bé. Hơn thế nữa Vitamin B2 có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể dồi dào năng lượng và rất cần thiết để có làn da khỏe mạnh. Giống như vitamin B1, nhu cầu B2 của trẻ em từ 1 -3 tuổi khoảng 0,5mg mỗi ngày, và những bé từ 4-8 tuổi và khoảng 0,6mg/ngày. Khi thiếu vitamin B2, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau: hạy cảm với ánh sáng, chảy nước, nóng rát, ngứa quanh vùng mắt, miệng, môi và lưỡi, đau họng, nứt nẻ khóe miệng, da bị tróc vảy [mặc dù bạn không bị cháy nắng].

• Vitamin B3 – Niacin

Niacin giúp giải phóng năng lượng từ thực phẩm và duy trì chức năng bình thường của hệ thống thần kinh. Giống như riboflavin, niacin cần thiết cho các chức năng và cấu trúc của da và niêm mạc. Nhu cầu vitamin B3 của các bé từ 1-3 tuổi khoảng 6mg, và các bé 4-8 tuổi là 8mg.

• Vitamin B6

Vitamin B6 hoạt động như một coenzym giúp chuyển hóa tryptophan thành niacin, giúp việc chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrate hoạt động dễ dàng hơn. Vitamin này còn cần thiết cho phản ứng lên men tạo glucose từ glycogen, góp phần duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định; giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, và duy trì chức năng não khỏe mạnh. Ngoài ra vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin và giữ cho hệ thống thần kinh và miễn dịch hoạt động hiệu quả.Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, nhu cầu vitamin B6 khoảng 0,5 mg và trẻ từ 4-8 tuổi là 0,6 mg. Lượng vitamin B6 trong 1 quả chuối vừa đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin B6 dinh dưỡng cho bé. Ngoài ra, thịt, cá, trứng, sữa và ngũ cốc và quả bơ cũng là một trong những nguồn B6 rất phong phú. Thiếu hụt vitamin B6 có thể gây ra nhiều triệu chứng: mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu, rối loạn tâm thần, môi nứt nẻ, da khô, rụng tóc. Những người nghiện rượu, bị xơ gan, suy tim, hội chứng urê huyết thường dễ gặp nguy cơ thiếu hụt vitamin B6.

• Vitamin B12


Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô [nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa]. Thiếu vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng thần kinh. B12 có nhiều trong thịt, gan, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa.

Làm mẹ ai cũng sợ, ai cũng lo lắng con mình bị còi xương, ăn uống không đủ chất, chậm phát triển hơn so với các bạn cùng trang lứa nên cố gắng kiếm tìm loại vitamin tốt nhất cho con sử dụng nhằm mục đích giúp con ăn ngon, phòng ngừa các bệnh còi xương, tăng cường sức đề kháng, cơ thể luôn khỏe mạnh.
Thông qua việc xin ý kiến phản hồi của gần 1000 bà mẹ đã cho con sử dụng các loại vitamin khác nhau & kết hợp với kinh nghiệm 30 năm trong ngành thuốc Nhà thuốc Phương Chính đã phát hiện ra 4 loại vitamin tổng hợp được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng cho bé dùng nhiều nhất:

1. Pedia Poly-Vite Drops

- Cung cấp đủ 400IU vitamin D trong ngày cho bé theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO- Bổ sung đầy đủ 9 loại vitamin cần thiết nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

- Giúp bé ăn uống ngon miệng,và phát triển toàn diện về sức khỏe & trí tuệ

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm ngay tại đây

2. Baby Plex

- Tăng cường sức đề kháng, hạn chế tình trạng ốm vặt- Giúp bé ăn ngon miệng, hệ tiêu hóa khỏe, tăng khả năng hấp thụ.

- Cung cấp các loại vitamin cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, sinh thiếu tháng.

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm ngay tại đây

3. Childlife Vitality & Foundation

- Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tốt cho hệ tiêu hóa và não bộ

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm ngay tại đây

4. Pediakid 22 Vitamines

- Tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tăng cường khả năng hấp thu

>> Tham khảo chi tiết sản phẩm ngay tại đây
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất hàng ngày. Ngay từ nhỏ bé đã được cung cấp đầy đủ vitamin tổng hợp rồi thì bé sẽ phát triển rất tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu là một người mẹ đảm đang và thông thái thì ngay từ những năm tháng đầu đời của con mẹ đừng quên bổ sung vitamin tổng hợp cho con!


Dược sĩ Nhật!

Video liên quan

Chủ Đề