Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

(HNMO) - Nhắc đến Hà Nội, người ta không chỉ nghĩ đến Lăng Bác, hồ Gươm, hồ Tây mà cũng sẽ có rất nhiều người nhớ về phố cổ. Được xem là cái nôi lưu giữ những gì cổ kính, hoài niệm một thời vẫn còn vẹn nguyên những nét trầm mặc theo dòng xoáy thời gian...

Phố cổ Hà Nội tọa lạc ở phía Tây Bắc quận Hoàn Kiếm, sở hữu vị trí trung tâm, đắc địa của Thủ đô. Nhắc tới phố cổ Hà Nội, không ai không biết tới địa danh 36 phố phường. Mỗi con phố lưu giữ những nét đặc trưng của đất kinh kỳ, những ký ức về lịch sử, con người và đất nước. Trải qua bao thăng trầm, những con phố ấy vẫn còn tồn tại vẹn nguyên đến tận bây giờ.

Từ xa xưa, phố cổ là tên gọi của một khu đô thị, được hình thành từ đời Lý – Trần, nằm ở phía Đông Hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Trước đây, các làng nghề bao quanh Thăng Long, tập trung buôn bán, mỗi con phố là một làng nghề khác nhau mang dấu ấn riêng biệt của cư dân thành thị và cùng trao đổi lẫn nhau trong cuộc sống đời thường. Chính vì vậy, ngày nay chúng ta thấy những con đường trong khu phố cổ đều có từ “Hàng” đặt ở đầu. Đến đây, bạn đã lý giải được thắc mắc tại sao phố cổ Hà Nội lại có 36 phố phường mang tên “Hàng” rồi nhỉ?

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Một góc phố Hàng Mã. Ảnh: Tuấn Đức

Những con phố mang tên “Hàng” giờ ra sao?

Khu phố cổ khá rộng, do vậy phải tận dụng hết thời gian mới khám phá trọn vẹn trong chuyến du lịch Hà Nội. Đi qua con phố Hàng Mã, bạn sẽ thấy những cửa hàng chuyên bán các mặt hàng thờ cúng, vàng mã, hay Hàng Thiếc bày bán những đồ gia dụng được làm từ vật liệu thiếc.

Trước đây, hầu như tất cả những con phố đều chuyên bán một loại mặt hàng mang thương hiệu riêng nhưng hiện tại cũng có một số tuyến phố xuất hiện những mặt hàng mới không theo nguyên tắc xưa. Minh chứng như tuyến phố Hàng Quạt, nếu như trước đây buôn bán quạt và đàn, nay được kinh doanh thêm mặt hàng như tranh thêu, câu đối…

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Khu phố cổ Hà Nội. Ảnh Ngọc Nguyễn

Nét cổ kính hoài niệm ở phố cổ Hà Nội

Đi qua phố cổ, du khách bắt gặp hình ảnh những ngôi nhà rêu phong theo thời gian, giờ đây vẫn hiên ngang trước bao đổi thay của không gian và thời gian. Những ngôi nhà được xây dựng vào đầu thế kỷ XX, với những lối đi nhỏ bên trong căn nhà và gạch xây dựng đã trở nên cũ kỹ là khung cảnh quen thuộc chẳng lẫn vào đâu giữa lòng Thủ đô.

Đến thăm nơi đây, du khách không nên bỏ qua những ngôi đền, chùa cổ kính như đền Mã Mây, đền Bà Chúa, chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ… Lữ khách còn có cơ hội tham quan cửa ô Quan Chưởng – dấu mốc của một thời kỳ vàng son của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Nét cổ kính của Ô Quan Chưởng - Ảnh Linh Nguyễn

Nếu hỏi có hình ảnh nào gắn liền với phố cổ để người ta cảm nhận rõ rệt nhất một Hà Nội đơn sơ, bình dị và đẹp đẽ thì chỉ đơn giản là gánh hàng rong, xe tào phớ với tiếng leng keng khắp các nẻo phố hay vị thơm ngon của tô bún thang hoặc bát phở bốc khói nghi ngút vào mỗi sáng sớm cũng làm say đắm bao con tim du khách để phải dừng chân lại ngắm nhìn và thưởng thức.

Phố cổ Hà Nội không chỉ lưu giữ mà thực ra cũng chính là linh hồn của Thủ đô. Đối lập với vẻ hào nhoáng xa hoa, rực rỡ cùng những công trình kiến trúc hiện đại là phố cổ giản dị và bình yên đến lạ. Một chút lặng lẽ, một chút thanh tao đã thôi thúc bao lữ khách dừng chân lưu luyến mỗi độ về với Thủ đô yêu thương.

Tôi là một cây cột điện ngoài vỉa hè của một khu phố ở Hà Nội. Đứng đây từ rất lâu rồi, tôi cung cấp điện cho cả khu phố này cũng như đã được chứng kiến Hà Nội “ thay da đổi thịt” qua từng khoảng thời gian trong năm. Mùa đông với cái lạnh buốt giá, ảm đạm ; mùa xuân nhộn nhịp trong cái Tết cổ truyền, vạn vật khoe sắc muôn nơi và mùa hạ là những ngày nóng bức song không kém phần sôi động với lũ trẻ tinh nghịch. Nhưng có lẽ tôi thực sự thích nhất là mùa thu ở Hà Nội – mùa thu mang một vẻ đẹp rất riêng chỉ có ở nơi đây.

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Ảnh: Nguồn Internet

Mùa nối mùa qua đi là một định luật của tự nhiên, con người có thể dễ dàng nhận ra đông tới bằng cơn gió rét, mùa xuân với những mầm non lộc biếc, hạ về cùng tia nắng chói chang nhưng không phải ai cũng cảm nhận được mùa thu tới. Thu sang một cách nhẹ nhàng và tinh tế, đọng lại trên tấm áo của bầu trời. Trời thu như cao hơn, rộng hơn, nhuốm một màu xanh vời vợi, mênh mông mà thật dịu mát. Ta sẽ nói lời tạm biệt với cái oi nồng khó chịu để tận hưởng không khí trong lành, khoan khoái của đất trời. Nắng không còn gay gắt, cũng rời xa cơn mưa phùn lắc rắc hay mưa rào chợt đến chợt đi thay vào đó những sợi nắng dịu dàng len lỏi qua ô cửa sổ, bằng ngọn gió heo may mơn man da thịt người đi đường. Thiên nhiên vạn vật như hóa thành êm dịu, còn vương vấn chút hè cuối cùng vậy. Như trong thơ của Hữu Thỉnh, ông thấy thu qua trong làn “sương chùng chình” như cố níu kéo, có sự ngập ngừng, e ấp khi đi qua ngõ nhà ai. Sương thu đã thế, mây thu còn đẹp hơn. Vào những buổi chiều gần Hồ Gươm, người ta có thể nhìn thấy dải mây hồng lơ lửng giống sao tấm khăn voan của cô thiếu nữ vắt ngang nền trời xanh thẳm.

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Ảnh: Nguồn Internet

Cây cối mùa thu cũng tiếc nuối từ bỏ bộ cánh xanh tươi chuyển thành những cành vàng úa. Lá vàng rơi cho ta biết thu về nhưng chỉ có vài tuyến phố Hà thành mới có mùa lá rụng. Lá bay bay, âm thầm lìa cành đáp xuống mặt đường, trên nóc nhà và cả vai áo ai kia, một cách thanh thản như thế, nó đem đến cảm giác dễ chịu, từ tốn của mùa. Đố họa sĩ nào pha nổi màu của lá thu rơi? Không chỉ vậy, mùa thu còn cho ta bao hoa trái thơm ngon. Tất cả nắng vàng, cơn gió nồm nam kia đã ẩn vào quả ngọt, giờ đây mọi thứ mới thật sự tròn đầy, tôi thích nhất khi đứng nhìn từng bà bán hàng rong đạp chiếc xe rao bưởi, hồng đi qua. Hình ảnh ấy gợi tôi nhớ về mùi hoa bưởi nồng nàn lan tỏa, ướp trong trang vở học trò, trong mái tóc đen óng của người thiếu nữ Tràng An. Mùa thu Hà Nội còn phải kể tới cốm. Ôi, đây chính là thức quà hoàn hảo nhất mà thiên nhiên ban tặng. Cốm gói trong lá sen, màu xanh ngọc đẹp đẽ và mang một mùi thơm thanh tao, rất đỗi sang trọng mà cũng thật gần gũi. “Ai cốm đây…” tiếng rao ăn sâu vào tâm trí tôi những buổi chiều thong thả như kéo đến một cái gì đó truyền thống của quê hương.

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Ảnh: Nguồn Internet

Thu Hà Nội ấp ủ vào nụ hoa loa kèn, hoa cúc vàng rực rỡ, hoa huệ trắng tinh khôi. Sáng sớm các bà, các chị tất tả đạp xe mang những bó hoa ấy đi khắp các tuyến phố lớn nhỏ. Dường như nắng thu làm hoa tươi tắn hơn, gió thu lau giọt mồ hôi trên trán các mẹ và đưa đẩy hương hoa bay xa. Hình ảnh đẹp nhất là con gái Hà Nội trong tà áo dài duyên dáng ôm hoa đi trên con đường lá bay. Hẳn người con trai nào cũng mang hình dáng đó vào trái tim mình mà xao xuyến, nhớ nhung!

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Ảnh: Nguồn Internet

Vì Hà Nội thu tới đẹp là thế nên đã đi vào không biết bao nhiêu thơ ca, bài hát của những nhà thơ, nhạc sĩ. Đó là chùm thơ “Thu ẩm”, “Thu điếu”, “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến, “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu hay là “… đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu” trong thơ Hữu Thỉnh. Những vần thơ ấy được sáng tác bởi tâm hồn thi sĩ đang say trước bước đi của nàng thu. Thu là hương hoa sữa quyến rũ của “Em ơi Hà Nội phố” hay đơn giản như “cây bàng lá đỏ”, “cây cơm nguội vàng” với “Hà Nội mùa thu”.

Con người Hà Nội sống trong mùa thu cũng có cảm giác bâng khuâng, xốn xang trước thiên nhiên tươi đẹp. Đây có thể là khoảng thời gian tương tư của anh họa sĩ gửi vào bức tranh trên giá, là cô học trò ngượng ngùng cùng những rung động đầu tiên thơ ngây và trong sáng, chính thu đã làm tất cả mọi người thấy thật bình yên và vương vấn một bóng hình hay một cái gì cũng không rõ. Như ở giai điệu của câu hát “Đi giữa Hà Nội, lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai? Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi… ”

Còn tôi, tôi nhớ về kí ức của Hà Nội xưa cổ kính và bình lặng. Nhớ những đêm trăng tròn vành vạnh, bọn trẻ rước đèn, phá cỗ tưng bừng đông vui đêm Trung thu, nhớ một cái gì mong manh, dễ vỡ dễ tan như thủy tinh của làn khói nấu cơm chiều từ mái nhà tranh, nhà ngói. Sau bao nhiêu năm, con người và cảnh vật đã có nhiều đổi thay song cái “chất thu” của Hà Nội thì vẫn thế, níu giữ tâm hồn và trái tim của con người để ai đi xa cũng nghĩ về một góc phố nhỏ của mùa thu Hà thành. Chả biết do cột điện tôi già và cổ hủ hay không nhưng đối với riêng tôi, thủ đô xưa vẫn có nét gì khó phai mờ, nó hằn sâu vào tâm trí để mỗi khi thu về, lòng tôi lại nao nao một xúc cảm lạ lùng.

Bài văn miêu tả thành phố hà nội năm 2024

Ảnh: Nguồn Internet

Boong… Boong… Boong… Tiếng chuông nhà thờ đã điểm làm tôi giật mình trở về với thực tại. Dòng người lại tấp nập trên những con đường thẳng tắp. Tiếng nói, tiếng cười làm xôn xao khu phố nhỏ. Hà Nội đang chuyển mình hướng tới một thành phố văn minh, tiến bộ hơn nhưng tôi muốn nó vẫn giữ cho riêng mình, cho cả quê hương và Việt Nam này một chút thu nhẹ nhàng, thanh khiết. Ngoài kia, trên khóm cây, vài chùm hoa sữa đã hé nụ… Thu đã về thật gần… Một mùa thu nữa lại về… Hãy dịu dàng cảm nhận nó nhé, phố cổ của tôi !

Hà Nội được miêu tả như thế nào?

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là thành phố lớn nhất (về mặt diện tích) Việt Nam, có vị trí là trung tâm chính trị, một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam.nullHà Nội – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hà_Nộinull

Thủ đô Hà Nội có những gì?

Nếu bạn có dịp đến thăm Hà Nội thì đây là những địa điểm mà bạn không nên bỏ lỡ trong thời gian ở đây..

Hồ Hoàn Kiếm..

Đền Ngọc Sơn..

Tháp Hòa Phong..

Chùa Một Cột..

Thành cổ Hà Nội (Hoàng thành Thăng Long).

Cột Cờ.

Hồ Trúc Bạch..

Phủ Chủ tịch..

Thành phố Hà Nội có bao nhiêu tỉnh?

Theo cổng thông tin điện tử của thành phố, Hà Nội giáp 8 tỉnh, trong đó Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam, Hòa Bình phía Nam; Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông; Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây. Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính trực thuộc, nhiều nhất cả nước.nullChính xác, Hà Nội giáp 8 tỉnh - VnExpressvnexpress.net › ha-noi-giap-bao-nhieu-tinh-4384052-p3null

Hà Nội là Thủ đô có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới?

Hà Nội trở thành Thủ đô có diện tích lớn thứ 17 trên thế giới, với hơn 3.300 km2 - gấp 3,6 lần trước đó. Dân số tăng từ 3,4 lên 6,2 triệu người. Một quyết định không hề dễ dàng vào lúc đó nhưng qua 15 năm phát triển, Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi rõ rõ rệt.null15 năm ngày Hà Nội mở rộng địa giới hành chính | VTV.VNvtv.vn › xa-hoi › 15-nam-ngay-ha-noi-mo-rong-dia-gioi-hanh-chinh-2023...null