1 người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm năm 2024

Bạn tôi hôm qua bị gia đình nhà hàng xóm chửi bới, xúc phạm danh dự do mâu thuẫn trong lối đi chung. Tôi xin hỏi, hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị xử lý như thế nào? Minh Hoàng ( Hà Nam)

Xin chào luật sư; Một người nếu cố tình xúc phạm bôi nhọ danh dự, nhân cách của người khác'' thì phạm tội gì? Vào điều mấy của BLHS VN? Và tôi phải làm như thế nào? để có thể trừng trị, cảnh cáo họ để họ sau này không còn dám chửi người khác nữa? Như những lời họ đã chửi tôi dưới đây! 1- Mày là thằng mắt dạy! 2- Mày là thằng, Không có đạo đức, Không có nhân cách 3- Mày là thằng Vô ơn vô nghĩa 4- Mày là thằng Ăn cháo đái bát 5- Mày là thằng phản đồ! - Tôi chưa hề làm chuyện gì sai trái có lỗi với ai với lương tâm củ mình. - Tôi luôn giữ văn hóa đạo đức, lối sống truyền thống con người Việt Nam. - Cũng không hề nhờ vả gì người đó!. - Người đó cũng không phải nuôi tôi được một ngày. - Cũng không phải Thầy tôi trong mọi lãnh vực. Tôi mới người này chỉ là cùng đồng nghiệp, không máu mủ họ hàng, chỉ quen biết chơi chung với nhau trong nghành nghề Nhiếp ảnh. Đây là họ cố tình muốn bôi nhọ Danh dự, Nhân cách của tôi trước mặt mọi người Như những điều trên họ chửi tôi như vậy là đúng hay sai? Rất mong Luật Sư giải thích cho tôi được hiểu hơn, được biết rõ hơn về sự việc này?... Xin chân thành cảm ơn Luật Sư

1 người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm năm 2024

Theo qui định của BLHS 1999 thì hành vi xúc phạm nghiêm trọng người khác được qui định như sau:

Điều 121. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

  1. Phạm tội nhiều lần;
  1. Đối với nhiều người;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Đề nghị cho biết mức xử phạt đối với hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên không gian mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 thì các cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ

...”

Theo Khoản 3 Điều 16 của Luật An ninh mạng 2018 quy định những thông tin trên mạng có nội dung làm nhục vu khống bao gồm: các thông tin xúc phạm tới danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Các cá nhân đều có quyền được pháp luật bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín vậy nên những hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh sự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt với nhiều hình thức khác nhau tùy vào từng trường hợp. Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

Về xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi sử dụng mạng xã hội để bôi nhọ, xúc phạm danh dự của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 với mức phạt như sau:

“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

...

  1. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…”

Về xử lý hình sự:

Hành vi xúc phạm danh dự, nhâm phẩm của người khác trên mạng xã hội nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  1. Phạm tội 02 lần trở lên;
  1. Đối với 02 người trở lên;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình”.

  1. Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  1. Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  1. Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.