Xét nguyện vọng 2 như thế nào

Nhiều bạn còn băn khoăn trong cách đăng ký nguyện vọng và mắc sai sót dẫn đến trượt tất cả các nguyện vọng. Khoa Công trình- Trường Đại học Thủy lợi xin chia sẻ với các bạn cách đăng ký nguyện vọng hiệu quả giúp các bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai

Nguyện vọng xét tuyển Đại học là gì?

Khi đăng ký dự thi kỳ thi THPT, thí sinh nào có nhu cầu dùng điểm thi để xét tuyển ĐH thì sẽ đăng ký nguyện vọng trong tờ Phiếu đó. Trong xét tuyển ĐH, thì nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2,3,4,5... Số lượng nguyện vọng phụ thuộc vào số lượng sở thích, học lực, năng lực của các thí sinh. Dù không giới hạn số lượng nguyện vọng nhưng bạn cũng không nên đăng ký quá nhiều. Theo ghi nhận năm 2019, có thí sinh đăng ký tới 20 nguyện vọng, năm 2020 có thí sinh đăng ký tới 99 nguyện vọng.

Tuy nhiên, nếu nắm được nguyên tắc tuyển sinh và năng lực của bản thân, thí sinh chỉ cần 5 đến 6 nguyện vọng là có cơ hội trúng tuyển. Còn nếu không, đăng ký đến 20 nguyện vọng cũng khó vào được đại học.

Ngoài xét nguyện vọng, bạn cũng có thể sử dụng thêm nhiều phương thức tuyển sinh khác để tăng cơ hội vào ĐH như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, tuyển thẳng...

Xét nguyện vọng 2 như thế nào

Ảnh minh họa

Cách đăng ký nguyện vọng hiệu quả

1. Lưu ý:

Thí sinh phải đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích. Vì nếu nguyện vọng 1 đã trúng tuyển thì các nguyện vọng 2,3,4 sẽ không được xét trúng tuyển cho dù thí sinh có mức điểm cao hơn điểm đầu vào của trường đó.

Phải chọn đúng ngành yêu thích, không nên vì trường yêu thích mà lựa chọn ngành dễ đậu nhưng lại không muốn theo học.

Thí sinh nên đăng ký đủ 3 nhóm trường đều có ngành mình yêu thích: nhóm trường cao hơn năng lực, nhóm trường vừa tầm với năng lực và nhóm trường thấp hơn với năng lực để đảm bảo cơ hội trúng tuyển.

2. Hướng dẫn đăng ký nguyện vọng để dễ đỗ Đại học

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo các bước gợi ý như sau:

Bước 1: Lập bảng danh sách các trường, các ngành mình đang quan tâm (nên căn cứ vào sự yêu thích, thế mạnh, cơ hội việc làm, phẩm chất cần có...)

Bước 2: Lựa chọn ra tầm 6 ngành/trường mà có điểm chuẩn năm trước dao động quanh điểm thi của mình (có thẻ dựa vào điểm trung bình của những đợt thi thử, năng lực học do bản thân tự đánh giá...).

Bước 3: Loại ra khỏi danh sách những trường có điểm chuẩn các năm trước quá cao so với điểm của bạn. Chẳng hạn: Bạn được 20 điểm, bạn không nên đăng ký xét tuyển vào những trường mà các năm trước lấy 27-28 điểm.

Bước 4: Sắp xếp thứ tự các nguyện vọng ngành/trường theo sự ưa thích của bạn, ngành/trường nào yêu thích nhất để nguyện vọng 1, yêu thích vừa phải để nguyện vọng 2... Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 hay 2, thí sinh vẫn còn tiếp tục có cơ hội xét tuyển các NV3, NV4, NV5 … bình đẳng với tất cả các thí sinh có cùng ngành/trường xét tuyển. Thí sinh dù đăng ký ở các thứ tự nguyện vọng khác nhau vào một ngành thì đều được xét như nhau.

Ví dụ, một thí sinh đạt 20 điểm vẫn có thể đăng ký như sau:

- NV1 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 22.

- NV2 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 21.

- NV3 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 20

- NV4 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 19.

- NV5 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 18.

- NV6 vào ngành có điểm chuẩn năm ngoái là 17

Hãy chắc chắn rằng có 1 vài nguyện vọng vào những ngành/trường có điểm chuẩn các năm thấp hơn điểm của mình để đảm bảo cơ hội đỗ đại học.

Khoa Công trình là một trong những khoa đi đầu của trường Đại học Thủy lợi trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Hiện nay Khoa công trình đã có một đội ngũ cán bộ khoa học đông đảo về số lượng và tiên tiến về chất lượng. Khoa Công trình có bề dày lịch sử, có sự hội nhập sâu rộng với quốc tế, hợp tác với hàng trăm đối tác khắp nơi trên thế giới. Khoa Công trình cam kết 100% việc làm sau ra trường đối với các kỹ sư, cử nhân đã tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, thể hiện trách nhiệm, uy tín, tận tâm của Khoa Công trình trong vai trò đào tạo đội ngũ tri thức kiến thiết Đất Nước.

Xét nguyện vọng 2 như thế nào

Trước kỳ thi THPT Quốc gia 2020, Khoa Công trình- trường Đại học Thủy lợi chúc tất cả các sỹ tử có một kỳ thi thật thành công!

Khắc Kiên 59CX4 (Tổng hợp)

Anh Toàn 60CX3 (Thực hiện)

HỎI: Nếu không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 thí sinh phải đến trường rút hồ sơ để gửi NV2, NV3 phải không? Thí sinh được nộp mấy bộ hồ sơ xét tuyển?

TRẢ LỜI: Năm 2012, thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi (hoặc trường không tổ chức thi, chỉ xét tuyển), nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn CĐ đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) sẽ được trường tổ chức thi cấp 2 bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi, có đóng dấu đỏ của trường.

Hai bản gốc này có giá trị như nhau, không ghi NV2 hay NV3 như những năm trước. Các trường qui định rõ việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi của thí sinh trong trong thông báo điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển vào trường mình. Thí sinh căn cứ vào thông báo của từng trường để nộp hồ sơ phù hợp. Nếu không trúng tuyển, thí sinh được phép rút lại hồ sơ. Khi nhập học, thí sinh phải nộp bản gốc giấy báo kết quả thi. 

***


HỎI:
Khi em thi vào trường ĐH này nhưng không đậu, em muốn nộp hồ sơ xét tuyển NV2 ở nhiều trường ĐH, CĐ được không trong trường hợp điểm của em trên điểm sàn hoặc dưới điểm sàn. Em muốn hỏi xét NV3 là sao, sau khi xét NV2 rồi mới xét NV3? Em cũng chưa hiểu rõ về điểm sàn và điểm chuẩn lắm.

TRẢ LỜI: Điểm sàn là mức điểm xét tuyển tối thiểu để các trường nhận đơn xét tuyển của thí sinh thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT. Thí sinh phải có điểm thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn mới được xét tuyển NV1 và nộp hồ sơ xét tuyển NV2, 3. Điểm sàn sẽ giúp các trường định ra mức điểm xét tuyển bằng cách căn cứ vào chỉ tiêu tuyển và điểm thi của thí sinh.

Từ mức điểm sàn đã được quy định, do đó điểm xét tuyển không được thấp hơn điểm sàn; đồng nghĩa với điểm xét tuyển NV sau sẽ không được thấp hơn điểm trúng tuyển NV trước. Đối với hầu hết các trường, điểm xét tuyển sẽ cao hơn điểm sàn.

Điểm chuẩn là mức điểm trúng tuyển của từng trường, từng ngành.

Như vậy, điểm sàn coi như điều kiện cần, còn điểm trúng tuyển là điều kiện đủ. Điểm trúng tuyển không được thấp hơn điểm sàn. Ví dụ, trường ĐH A nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển với mức từ 17 điểm trở lên nhưng chỉ có những thí sinh đạt 19 điểm mới thuộc diện trúng tuyển vì tại mức 19 điểm trường tuyển đủ chỉ tiêu được giao, còn mức 17 điểm thì số lượng đã vượt quá nhiều so với chỉ tiêu.

Năm 2012, Bộ quyết định kết thúc việc xét tuyển vào ngày 30/11 (năm 2011 thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển đến 10/10). Như vậy thí sinh có thêm gần 2 tháng để lựa chọn trường theo học, nếu có kết quả thi cao hơn điểm sàn. Trong thời gian từ khi công bố điểm sàn đến khi kết thúc xét tuyển, trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển và công bố công khai các thông tin về điều kiện xét tuyển và thời gian của mỗi đợt xét tuyển.

***

HỎI: Trường nào sẽ xét tuyển NV2?

TRẢ LỜI: Hiện tại chỉ có các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi là chắc chắn sẽ xét tuyển NV2. Đối với các trường có tổ chức thi nếu có xét tuyển NV2 sẽ được công bố khi thông báo điểm chuẩn NV1.


Thông tin tuyển sinh sẽ cập nhật đầy đủ thông tin các trường có xét tuyển NV2 bắt đầu từ ngày 10/8. Bộ GD-ĐT sẽ có thông kê chỉ tiết các trường có xét tuyển NV2 và công bố chậm nhất vào ngày 25/8.

***

HỎI: Khi làm hồ sơ xét tuyển NV2 cần lưu ý gì?

TRẢ LỜI: Khi thông báo xét tuyển NV2 các trường đưa ra rất rõ ràng về điểm nhận hồ sơ (hay gọi là điểm sàn xét tuyển NV2), chỉ tiêu. Chính vì thế thí sinh cần phải lưu ý để xem mình có đáp ứng được yêu cầu điểm nhận hồ sơ đó hay không. Chỉ có những thí sinh đáp ứng được điểm nhận hồ sơ mới được phép nộp hồ sơ vào trường đó.

Bên cạnh đó thí sinh cần lưu ý đến vùng tuyển, khối thi. Thí sinh chỉ được phép đăng ký vào các ngành có thông báo xét tuyển khối thi mà thí sinh đã dự thi.

***

HỎI: Thời gian nộp hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ xét tuyển?

TRẢ LỜI: Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển NV2 năm 2012  là từ ngày 25/8 đến hết ngày 30/11. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ các trường sẽ thống kê lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Lúc này trường sẽ đưa ra điểm trúng tuyển NV2.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng hai cách: Nộp qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ có thông báo xét tuyển.

***

HỎI: Có thể photo giấy chứng nhận điểm thi để công chứng nộp vào nhiều trường?

TRẢ LỜI: Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã quyết định chính thức việc không khống chế các đợt xét tuyển. Thí sinh không trúng tuyển vào trường đã dự thi (nguyện vọng 1) nhưng có kết quả thi bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng đối với từng đối tượng, khu vực, không có môn thi nào bị điểm 0 sẽ được trường tổ chức thi cấp hai bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi (có đóng dấu đỏ của trường). Hai bản gốc này có giá trị như nhau, không ghi nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3 như những năm trước.

Việc nhận bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả thi khi xét tuyển là do hội đồng tuyển sinh của từng trường cân nhắc, quyết định và thông báo công khai, rộng rãi cho thí sinh. Bộ GD-ĐT không quy định cứng việc này.

Như vậy sẽ có những trường quy định chỉ nhận bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi nhưng cũng có nhiều trường chấp nhận bản sao có công chứng của giấy chứng nhận này. Thí sinh phải tìm hiểu kỹ quy định của từng trường để nộp hồ sơ xét tuyển cho đúng.

***

HỎI: Tôi đăng ký dự thi vào một trường ĐH A, giả sử đã đậu nhưng tôi muốn học trường ĐH B thì tôi có được đăng ký nguyện vọng 2 vào trường B không?

TRẢ LỜI: Theo quy chế, thí sinh đã trúng tuyển NV1 thì được cấp giấy báo trúng tuyển. Giấy này để thí sinh nhập học vào trường đã trúng tuyển, không thể xét tuyển vào trường khác. Điều kiện để xét tuyển NV2 là không trúng tuyển NV1, có điểm thi từ điểm sàn trở lên, không có môn nào bị điểm 0 sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển các đợt tiếp theo ở các trường còn thông báo xét tuyển.

***

HỎI: Làm sao biết mình có trúng tuyển nguyện vọng (NV) 2 hay không? Các trường xét tuyển NV2 sẽ gửi giấy báo về trường THPT như ở NV1 có đúng không? Nếu không nhận được giấy báo trúng tuyển phải làm như thế nào?

TRẢ LỜI: Năm 2012, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu NV1 có thể tổ chức xét tuyển thêm nhiều đợt nhưng phải kết thúc chậm nhất là ngày 30/11. Vì vậy thời điểm công bố điểm trúng tuyển NV2 là do trường quy định. Những trường kéo dài thời gian xét tuyển đến 30/11 thì phải công bố điểm trúng tuyển ngay sau mốc thời gian này.

Theo đúng qui định, các trường sẽ gửi giấy gọi nhập học cho những thí sinh trúng tuyển NV2 về địa chỉ trên phong bì gửi kèm hồ sơ NV2 chứ không gửi về trường THPT hay về các sở (như đối với thí sinh trúng tuyển NV1). Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp giấy gọi nhập học đến muộn hoặc thất lạc. Thí sinh có thể tự tính điểm của mình, nếu thấy đủ điểm trúng tuyển ngành mình đã nộp hồ sơ NV2 có thể trực tiếp đến trường để nhận giấy báo nhập học.

***

HỎI: Thủ tục hồ sơ NV3 như thế nào? Thời hạn nộp? Làm sao biết trường nào có xét tuyển NV3? Những trường có xét tuyển NV2 cũng sẽ xét tuyển NV3 đúng không?

TRẢ LỜI: Theo quy định mới thì sẽ không có sự phân biệt NV2, NV3 như những năm trước. Sau khi nhận được 2 giấy chứng nhận điểm thi, thí sinh có thể sử dụng cả 2 giấy này và cả các bản photo có công chứng để nộp vào những trường mà mình muốn được xét tuyển và có mức điểm phù hợp trong thời gian từ 25/8 đến 30/11. Thí sinh cần theo dõi thông báo xét tuyển, thủ tục, thời gian và mức điểm nhận hồ sơ của từng trường để nộp hồ sơ đúng theo quy định..

***

HỎI: Em thi ĐH khối B, Không đủ điểm vào ngành công nghệ sinh học Trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM), vậy em có được chuyển qua ngành có điểm thấp hơn mà đang thiếu chỉ tiêu của trường hay không? Khi nhận được giấy báo của trường, em sẽ nhận được những giấy gì?

TRẢ LỜI: Bạn sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào những ngành có tuyển bổ sung chỉ tiêu còn thiếu khối B (cùng trường hoặc trường khác) và được xét tuyển theo quy chế chứ không được chuyển ngang sang ngành khác cùng trường.

Sau khi bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ gửi kết quả thi cho thí sinh. Những thí sinh có điểm thi bằng điểm sàn CĐ trở lên sẽ nhận được hai giấy chứng nhận điểm thi. Thí sinh có thể sử dụng 2 giấy này để tham gia xét tuyển tiếp tại các trường còn chỉ tiêu xét tuyển và có mức điểm phù hợp. Trên các phiếu này sẽ ghi rõ điểm thi, diện ưu tiên (nếu có) và có mục để thí sinh ghi mã ngành mã trường sẽ nộp hồ sơ xét tuyển. Sau đó, thí sinh sẽ gửi phiếu này đến trường mình có nguyện vọng được xét tuyển. Thí sinh cũng có thể photo công chứng giấy này để nộp vào các trường chấp nhận bản photo để xét tuyển. Nhưng nếu trúng tuyển thì khi nhập học phải nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi.

Cũng sau khi bộ công bố điểm sàn, tất cả các trường sẽ công bố điểm chuẩn NV1 và chỉ tiêu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung đối với các ngành chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Khoảng ngày 10-8, bạn theo dõi trên các báo và website các trường để biết trường nào, ngành nào còn chỉ tiêu để nộp hồ sơ phù hợp.

Thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển bổ sung sẽ do từng trường qy định nhưng không kép dài quá ngày 30/11. Sau thời hạn quy định, các trường sẽ bắt đầu xét tuyển theo nguyên tắc xét điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Do vậy, điểm nhận hồ sơ xét tuyển cũng có thể chưa phải là điểm trúng tuyển. 

***

HỎI: Em muốn thi vào ngành tài chính - ngân hàng Trường ĐH Sài Gòn, nhưng nếu không đủ điểm chuẩn vào ngành đó thì có thể lấy điêm thi đó xét vào ngành khác của trường ĐH Sài Gòn được không? Nếu được thì có được ưu tiên về xét tuyển?

TRẢ LỜI: Theo quy chế, thí sinh đăng ký dự thi ngành nào chỉ được xét tuyển vào đúng ngành đó. Tất cả trường hợp không đủ điểm trúng tuyển ngành NV1 sẽ làm thủ tục xét tuyển NV2 theo quy định (với điều kiện có điểm thi không thấp hơn điểm xét tuyển NV2 của ngành mình chọn). Bạn có thể đăng ký NV2 vào ngành khác cùng trường, cùng khối nếu đảm bảo đủ điểm được xét tuyển NV2.

***

HỎI: Thí sinh được rút hồ sơ đăng ký NV2 mấy lần?

TRẢ LỜI: Thí sinh khi nộp hồ sơ xét tuyển NV2 vào trường có nguyện vọng theo học vẫn có thể rút ra đem nộp cho trường khác có cơ hội trúng tuyển cao hơn (theo tìm hiểu của thí sinh). Tuy nhiên, thời hạn cho thí sinh rút chỉ ấn đinh trong vòng 15 ngày - tính từ thời gian nộp hồ sơ. 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV2, thí sinh không được rút lại hồ sơ.

Trên 2 Giấy chứng nhận kết quả thi sẽ có thêm 1 dòng để thí sinh rút ra sẽ điền thêm thông tin để gửi sang trường khác.

Như vậy thí sinh sẽ có nhiều cơ hội trùng tuyển hơn. Để có thông tin cho thí sinh, các trường sẽ phải cập nhật lượt hồ sơ đăng ký xét tuyển từng ngày lên trang web của trường để thí sinh lựa chọn.


***

HỎI: Năm nay em định thi vào Trường ĐHBK Đà Nẵng. Em có thắc mắc là nếu em không đủ điểm trúng tuyển vào ngành mà đủ điểm trúng tuyển vào trường thì em có thể nộp NV2 vào trường khác không? hay là trường giữ lại học ngành khác?

TRẢ LỜI: Cchỉ có những thí sinh trượt NV1 và có điểm thi trên sàn ĐH, CĐ của Bộ GD-ĐT thì mới được cấp giấy chứng nhận điểm thi để làm hồ sơ tham gia xét tuyển NV2.


Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng lấy điểm chuẩn chung kết hợp với điểm chuẩn ngành. Nếu em đạt mức điểm chuẩn theo khối thì đồng nghĩa đã trúng tuyển NV1 vào trường. Như vậy em sẽ không được cấp giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển NV2 nữa.

Xét nguyện vọng 2 như thế nào