Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

  • Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải Toán lớp 6 Luyện tập chung bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 57.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Luyện tập chung Chương VIII: Những hình học cơ bản. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 57 tập 2

Bài 8.19

Cho bốn điểm phân biệt A,B,C và D, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng.

  1. Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho? Kể tên các đương thẳng đó.
  1. Có bao nhiêu tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại? Đó là những tia nào?
  1. Có bao nhiêu đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho? Đó là những đoạn thẳng nào?

Hướng dẫn giải:

Đoạn thẳng AB hay đoạn thẳng BA là hình gồm 2 điểm A và B cùng với tất cả các điểm nằm giữa A và B

Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Khi chọn một đơn vị độ dài thì độ dài mỗi đoạn thẳng được biểu diễn bởi một số dương (kèm theo đơn vị)

Độ dài đoạn thẳng AB còn được gọi là khoảng cách giữa hai điểm A và B. Ta quy ước khoảng cách giữa hai điểm trùng nhau bằng 0 (đơn vị)

Gợi ý đáp án:

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

  1. Có 6 đường thẳng đi qua hai trong bốn điểm đã cho.

Tên các đường thẳng đó là: AB, AC, AD, BC, BD, CD.

  1. Có 12 tia với gốc là một trong bốn điểm đã cho và đi qua một trong ba điểm còn lại.

Đó là những tia: AB, AD, AC, BA, BC, BD, DA, DB, DC, CA, CB, CD.

  1. Có 6 đoạn thẳng có hai mút là hai trong bốn điểm đã cho.

Đó là những đoạn thẳng: AB, AD, AC, BC, BD, DC.

Bài 8.20

Cho ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng d sao cho B nằm giữa A và C. Hai điểm D và E không thuộc d và không cùng thẳng hàng với điểm nào trong các điểm A , B và C.

  1. Có bao nhiêu đường thẳng, mỗi đường thẳng đi qua ít nhất hai trong năm điểm đã cho?
  1. Tìm trên đường thẳng d điểm G sao cho ba điểm D, E, G thẳng hàng. Có phải khi nào cũng tìm được điểm G như thế hay không?

Phương pháp giải:

  • Kẻ đường thẳng DE.
  • Tìm các đường thẳng đi qua D và 1 điểm trên d, các đường thẳng đi qua E và 1 điểm trên d.

Gợi ý đáp án:

a)

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

Có 8 đường thẳng là: AB (hay BC, AC); AD; AE; BD; BE; CD; CE; DE.

  1. Vẽ đường thẳng DE.

+) Nếu đường thẳng DE cắt đường thẳng d tại G thì ba điểm D, E, G thẳng hàng như hình vẽ dưới:

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

+) Nếu đường thẳng DE song song với với d thì không tìm được được G nào thỏa mãn G nằm trên đường thẳng d mà D, E, G thẳng hàng, minh họa bởi hình vẽ:

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

Bài 8.21

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

  1. Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.
  1. Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.
  1. Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Phương pháp giải:

a)

  • Vẽ tia Om trước.
  • Lấy điểm M trên Om: Đặt thước kẻ sao cho vạch số 0 trùng với điểm O, vạch số 5 trùng với điểm M.
  • Kẻ tia đối của Om: Kẻ đường có hướng ngược lại với Om.
  • Lấy điểm N, đo đoạn ON = 7cm: tương tự khi lấy điểm M.
  • Sử dụng công thức: MN = OM + ON

b)

  • Lấy điểm K giữa M và N sao cho đoạn thẳng NK bằng một nửa độ dài MN.
  • K là trung điểm của
  • O là điểm nằm giữa K và M nên OK + OM = KM
  • Nếu OK + OM = KM thì OK = KM – OM .
  • Thay độ dài các đoạn thẳng KM, OM vào công thức trên tính OK.

Gợi ý đáp án:

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

  1. Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M, N nên ta có: ON + OM = MN mà OM = 5cm; ON = 7cm nên MN = 5+7 = 12 (cm).
  1. Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có: KM = KN = MN : 2 = 12 : 2 = 6 (cm)

Ta có: O nằm giữa M và K nên OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 cm, OK = KM - OM = 6-5 = 1(cm).

  1. Vì OK < MK nên K thuộc tia OM.

Bài 8.22

Cho hai điểm phân biệt A và B cùng nằm trên tia Ox sao cho OA = 4 cm, OB = 6 cm. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Tính độ dài đoạn thẳng OM.

Phương pháp giải

  • Kẻ tia Ox, lấy OA = 4cm, OB = 6cm.
  • Tính độ dài đoạn thẳng AB: AB = OB - OA.
  • M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì
  • Tính độ dài đoạn thẳng OM: OM = OB - MB

Gợi ý đáp án:

TH 1: Điểm A, B nằm khác phía đối với điểm O

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

Vì O nằm giữa A, B nên ta có: OA + OB = AB mà OA = 4cm; OB = 6cm nên AB = 6 + 4 = 10 cm

Vì M là trung điểm của AB nên ta có: MA = MB = AB : 2 = 5 cm

Vì OM < MA nên O nằm giữa M và A, ta có: OM + OA = MA , OM = MA - OA = 5 - 4 = 1cm

TH 2: Điểm A, B nằm cùng phía đối với điểm O

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

Vì A nằm giữa O và B nên ta có: OA + AB = OB mà OB = 6 cm; OA = 4 cm; AB = OB - OA = 6 - 4 = 2 cm

Vì M là trung điểm của AB nên ta có: MA = MB = AB : 2 = 1 cm

Vì MB < BO nên M nằm giữa O và B, ta có: OM + MB = OB mà MB = 1 cm; OB = 6 cm; OM = OB - MB = 6 - 1 = 5 cm.

Bài 8.23

Trong hình vẽ dưới đây, em hãy liệt kê tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.

Giải bài tập sgk toán 6 tập 2 trang 57 năm 2024

Phương pháp giải

  • Liệt kê các bộ gồm ba điểm thẳng hàng.
  • 3 điểm được gọi là thẳng hàng nếu 3 điểm ấy cùng nằm trên một đường thẳng.

Gợi ý đáp án:

Các bộ ba điểm thẳng hàng là: A,C,N và A,C,B và C,N,B và B,N,A.

Bài 8.24

Em hãy vẽ 7 điểm trên một tờ giấy trắng sao cho có thể kẻ được 6 đường thẳng mà mỗi đường thẳng đều đi qua 3 trong 7 điểm đó.