Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam

Nguồn dược liệu thuốc Nam được ứng dụng trong Y học cổ truyền để điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân được Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc đặc biệt quan tâm. Trong chuyến khảo sát nguồn dược liệu thuốc Nam tại Bắc Kạn gần đây, đoàn nghiên cứu của Viện đã có những đánh giá về tiềm năng nguồn thuốc Nam mà tỉnh nhà sở hữu.

Đoàn công tác của Viện Nghiên cứu và Phát Triển Y dược cổ truyền dân tộc đã có mặt tại nhiều khu rừng của Tỉnh Bắc Kạn để khảo sát về tài nguyên thuốc Nam, dược liệu tự nhiên. Dẫn đầu đoàn công tác là Phó viện trưởng Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn cùng nhiều chuyên gia dược liệu, thầy thuốc ưu tú.

Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam

Bắc Kạn từ lâu đã được biết đến là địa phương có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của nhiều cây thuốc Nam quý, có giá trị dược chất dồi dào. Với nguồn dược liệu phong phú, Bắc Kạn là cái nôi của nhiều bài thuốc Nam có giá trị cao trong điều trị các bệnh lý.

Cây thuốc Nam tại tỉnh nhà rất phong phú, đa dạng. Trong chuyến công tác, đoàn nghiên cứu đã có dịp tham quan rừng thuốc Nam với rất nhiều cây thuốc quý tại Bắc Kạn. Nhiều vị thuốc của người bản địa với tên gọi theo tiếng đồng bào được phát hiện để ứng dụng trong công tác nghiên cứu chuyên sâu phục vụ điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Quá trình khảo sát, đoàn công tác được chứng kiến nhiều cây thuốc lâu năm mọc tự nhiên trong rừng hoặc trên những dãy núi đá. Bên cạnh đó, đoàn nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến quá trình thu hái, sơ chế và bảo quản thuốc Nam theo cách truyền thống của người bản địa. Những kinh nghiệm quý báu từ các bài thuốc có giá trị cũng được đoàn nghiên cứu tìm hiểu chi tiết.

Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam

Trước tài nguyên thuốc nam phong phú, đa dạng tại Bắc Kạn, đoàn công tác không khỏi bất ngờ và mong muốn giá trị của thuốc Nam tự nhiên sẽ phục vụ tốt nhất công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe người dân. Đồng thời, đoàn công tác mong muốn được hợp tác bảo tồn và phát triển giá trị của các cây thuốc, bài thuốc Nam của địa phương. Thay mặt đoàn công tác, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Phó viện trưởng Viện NC&PT Y dược cổ truyền dân tộc  cho biết:

“Qua chuyến công tác tại Bắc Kạn lần này, đoàn công tác chúng tôi đã được trực tiếp khảo sát nguồn tài nguyên thuốc Nam tự nhiên tại một số vạt rừng tại tỉnh nhà. Phải nói rằng, Bắc Kạn là một trong những địa phương có nghề thuốc Nam lâu đời và được thiên nhiên ưu đãi cho rất nhiều cây thuốc quý có giá trị trong điều trị bệnh. Lần đầu tiên sau hơn 40 năm công tác trong ngành Y học cổ truyền, tôi được chứng kiến nhiều cây thuốc và có những cây thuốc lâu năm có giá trị dược tính tốt đến vậy.

Cá nhân tôi và Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược cổ truyền rất mong muốn được hợp tác bảo tồn, phát triển những cây thuốc quý bản địa phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Mong rằng với sự nỗ lực của ngành Y học cổ truyền, tâm huyết của các thầy lang bản địa sẽ gìn giữ và phát huy được nền y học dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Những bài thuốc, cách sử dụng cây thuốc của đồng bản địa là kinh nghiệm quý báu mà chúng ta cần gìn giữ, phát triển”.

Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam
Thầy thuốc Ưu tú, bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Đồng hành cùng đoàn công tác Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc có Lương y Nguyễn Văn Cư – Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh nhà. Vui mừng khi có cơ hội được chia sẻ, giới thiệu về nền y học bản địa, tài nguyên cây thuốc Nam của địa phương, lương y Nguyễn Văn Cư cho biết:

“Tôi rất vui khi được đồng hành cùng đoàn công tác trong chuyến tham quan, khảo sát tài nguyên thuốc Nam tại Bắc Kạn. Đồng bào Bắc Kạn xưa nay sở hữu nhiều phương thuốc quý để có thể tự chữa bệnh cho mình, cho người thân. Tuy nhiên, trước tình trạng khai thác rừng quá mức ảnh hưởng lớn đến nguồn thuốc Nam. Nhiều cây thuốc quý đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Một số bài thuốc Nam có thể thất truyền khi những người làm thuốc ngày càng ít đi. Mong rằng dưới sự quan tâm của ngành Y học cổ truyền, của đoàn công tác Viện Y dược dân tộc, tài nguyên thuốc Nam của chúng tôi sẽ được duy trì và phát triển”.

Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam

Kết thúc chuyến công tác, những dự án quy hoạch và phát triển cây thuốc, bài thuốc Nam giữa đoàn nghiên cứu Viện NC&PT Y dược dân tộc cùng địa phương đã được hoạch định. Hy vọng rằng trong thời gian tới, nền y học bản địa lâu đời của đồng bào Bắc Kạn sẽ được kế thừa, phát triển trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

.

Cập nhật lúc: 05:46, 04/04/2022 (GMT+7)

Được đào tạo bài bản qua trường lớp, cộng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, PGS-TS Trịnh Thị Điệp -  Trưởng khoa Hóa học và Môi trường (Trường Đại học Đà Lạt) đã ghi dấu ấn của mình bằng rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học từ cây dược liệu, để bào chế ra các sản phẩm thuốc điều trị bệnh cho con người.

Viện nghiên cứu dược liệu thuốc Nam
PGS TS Điệp hướng dẫn cho học viên nghiên cứu dược liệu

Khi là cán bộ nghiên cứu ở Viện Dược liệu, bà Điệp đứng đầu một nhóm nghiên cứu chuyên về Chiết xuất Hóa thực vật, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chính và bà đã luôn chú ý kết hợp việc đào tạo sinh viên, học viên cao học trong các đề tài, dự án do bà thực hiện. Hiện nay, là cán bộ giảng dạy tại Trường Đại học Đà Lạt, bà vẫn tiếp tục coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, xác định nghiên cứu khoa học là yếu tố quyết định cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ở trường đại học và đang xây dựng nhóm nghiên cứu chuyên về Hóa học cây thuốc để nghiên cứu khám phá, khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc đầy tiềm năng trên vùng đất Tây Nguyên.

Đến nay, trong khuôn khổ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, bà đã công bố 4 bài báo khoa học trên Tạp chí Khoa học quốc tế và 64 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và hội nghị khoa học quốc tế, quốc gia. Hoàn thành 1 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 1 đề tài nghiên cứu nhánh cấp Nhà nước, 1 đề tài cấp Bộ, 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Những ngày này, PGS-TS Trịnh Thị Điệp lại tiếp tục bắt tay nghiên cứu khoa học, và cây dược liệu ở vùng đất Tây Nguyên tiếp tục là nguồn nguyên liệu chính trong những đề tài nghiên cứu mới của mình. Để nghiên cứu và tìm ra 1 thành phần thuốc mới của 1 cây dược liệu, thường mất rất nhiều thời gian, và để cho ra kết quả ứng dụng được vào thực tiễn phải mất vài ba năm.

PGS-TS Trịnh Thị Điệp cho biết, đối tượng dược liệu được chọn để nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý là những cây thuốc có tiềm năng như: các loài đã được sử dụng chữa bệnh có hiệu quả trong dân gian nhưng còn ít được biết về thành phần hóa học và chưa được đánh giá tác dụng bằng thực nghiệm khoa học như cây lược vàng, cây niệt gió, cây hồng sâm Đà Lạt, xáo tam phân, xáo leo...; các loài cây thuốc đã được nghiên cứu và sử dụng nhiều ở nước ngoài, cây mọc tự nhiên hoặc được di thực vào Việt Nam nhưng chưa được khai thác sử dụng làm thuốc ở trong nước: cúc gai di thực, ban Âu, dây thường xuân, lan gấm; các loài cây qua sàng lọc hoạt tính sinh học của cao chiết toàn phần cho thấy có hoạt tính đáng chú ý, cần đi sâu vào tìm hiểu về thành phần hoạt chất cụ thể như lá đu đủ... Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, đề tài mới nhất, bà vừa công bố kết quả nghiên cứu thành phần hóa học và quy trình chiết xuất hoạt chất từ dây thường xuân trồng ở Đà Lạt làm nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị ho và viêm đường hô hấp - đây là đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo do bà làm chủ nhiệm đề tài. Ngoài nhiệt huyết với chuyên môn của một nhà khoa học, bà còn dành thời gian và tâm huyết của mình để truyền lại các kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được về lĩnh vực nghiên cứu dược liệu cho các em sinh viên đại học và học viên cao học ngành Dược học, ngành Hóa học thông qua việc hướng dẫn các em thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, PGS-TS Trịnh Thị Điệp khẳng định sẽ tiếp tục tập trung xây dựng và triển khai các dự án, các đề tài nghiên cứu về cây dược liệu để góp phần mang đến nhiều sản phẩm có giá trị thực tiễn giải quyết các vấn đề của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, mong muốn các sản phẩm dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ được nhiều người biết đến và sử dụng.

NGUYỆT THU