Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là gì năm 2024

Một trong những điểm đặc biệt trong khóa làm phim của MMA, là việc học thực tế. Trong quá trình học, học viên được thực hành trực tiếp cùng các ê-kíp sản xuất chương trình VTV – đối tác của học viện. Vậy sản xuất chương trình truyền hình có gì khác với sản xuất nội dung thông thường? Và việc thực hành trong 1 ekip truyền hình có thể đem đến trải nghiệm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Chương trình truyền hình là gì?

Chương trình truyền hình thường là một nội dung có giới hạn về thời gian. Mỗi chương trình được phát sóng trên vào một khung giờ định sẵn. Những nội dung này cần tuân thủ quy định về chủ đề và phạm vi để được phép phát sóng lên sóng truyền hình địa phương hoặc quốc gia.

Về thể loại, các chương trình truyền hình rất đa dạng, thường được biết đến. Talkshow, Gameshow, Bản tin, Phim truyện, Phim sitcom,… đều là truyền hình.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là gì năm 2024

Quy trình sản xuất chương trình truyền hình

Thông thường, quy trình sản xuất chương trình truyền hình sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Sáng tạo kịch bản

Biên kịch/biên tập lên kịch bản, viết nội dung và hoàn thiện theo yêu cầu.

Bước 2: Kiểm duyệt kịch bản

Bộ phận kiểm duyệt chỉnh sửa, kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất.

Bước 3: Lên kế hoạch sản xuất

Lập kế hoạch và quyết định về nhân sự trong đoàn sản xuất, lịch quay, địa điểm quay, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là gì năm 2024

Bước 4: Sản xuất tiền kỳ

Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị tại địa điểm quay được chỉ định.

Bước 5: Sản xuất hậu kỳ

Kết thúc sản xuất tiền kỳ, các biên tập viên và dựng phim tiến hành dựng hình theo kịch bản chương trình. Sau khi hoàn thành phần hình, sẽ tiến hành hoàn thành phần tiếng ở phòng tiếng gồm các phần ở kênh CH1 như: Bình luận, lời thoại, thuyết minh,…kênh CH2 như tiếng cử động, nhạc.

Sản xuất chương trình truyền hình có gì khác biệt?

Từ quy trình sản xuất trên, có thể thấy sản xuất chương trình truyền hình (CTTH) tương đối phức tạp và rất khác so với sản xuất các nội dung thông thường.

Sản xuất CTTH sẽ bị giới hạn hơn về mặt nội dung. Tất cả các nội dung muốn được lên sóng phải qua khâu kiểm duyệt khắt khe, cần theo một khung format đã được quy định trước. Vì vậy mà tính sáng tạo sẽ bị bó hẹp hơn, không thoải mái như sản xuất các nội dung Multimedia khác.

Tuy nhiên, cũng vì khâu kiểm duyệt và một quy trình nghiêm khắc mà các nội dung trên truyền hình cũng được đầu tư bài bản, có độ sâu và mang tính chuyên nghiệp hơn. Đó là lí do mà các chương trình truyền hình cũng thường được đánh giá cao và được nâng tầm.

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là gì năm 2024

Học sản xuất chương trình truyền hình có lợi ích gì?

Học về sản xuất CTTH mang đến nhiều cơ hội cho các bạn trẻ.

Bạn sẽ được nâng cao về tư duy chọn lọc nội dung. Biết được nội dung nào phù hợp để được truyền tải chính thống và rộng rãi. Học về sản xuất CTTH cũng cho phép bạn đào sâu tư duy. Bởi vì mỗi chương trình khai thác sâu hơn về nhiều chủ đề và nhiều lĩnh vực.

Học sản xuất CTTH cũng tạo cơ hội cho bạn làm việc với một đội ngũ cực kỳ chuyên nghiệp. Môi trường làm việc luôn tối tân kỹ thuật, luôn có máy móc thiết bị đi đầu. Bạn còn có thể học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ những người trong ngành. Những biên tập, những nhà quay phim và đạo diễn chuyên sâu tại truyền hình. Còn cơ hội nào quý giá hơn vậy

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là gì năm 2024

Một điểm cộng rất lớn cho các bạn trẻ khi học sản xuất truyền hình là bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm “xịn” để đưa vào CV. Nhà tuyển dụng của nhiều production house, agency sáng tạo, các bộ phận marketing luôn đánh giá cao bạn. Những ứng viên có kinh nghiệm và được đào tạo về sản xuất truyền hình. Đây chính là bước đệm tốt để bạn tìm kiếm công việc mơ ước trong tương lai.

Để sản xuất một chương trình bản tin thời sự trực tiếp phát sóng đến công chúng xem truyền hình, đòi hỏi cần cả một ekip tham gia sản xuất từ việc đi lấy tin bài, xử lý thông tin và biên tập nội dung cho đến khâu hậu kỳ. Đây là cả một quá trình đòi hỏi sự nhạy bén, am hiểu, truyền tải, sự phối hợp giữa các khâu phải ăn khớp trong ekip sản xuất, chỉ cần một sự sai sót sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Chính vì vậy, để đạt được một quy trình sản xuất trong bản tin thời sự truyền hình trực tiếp cần thực hiện đầy đủ các khâu trong tổ chức sản xuất.

1. Tổ chức nguồn nhân lực

Tổ chức nguồn nhân lực là khâu quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Cán bộ có năng lực luôn là điều kiện đầu tiên để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt thật giản dị và sinh động vai trò công tác cán bộ: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy tổ chức, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt đến mấy cũng bị tê liệt”.

Việc tổ chức, bố trí nhân lực hết sức quan trọng trong sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung. Người làm báo được xem là nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí và việc tổ chức, quản lý để đào tạo, sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn.

Việc tổ chức nhân sự bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Phân tích công việc;

- Tuyển dụng nhân sự;

- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự;

- Nâng cao hiệu quả sư dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất, tinh thần đối với nhân sự.

Tổ chức nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động đều phải có kế hoạch tổ chức nhân sự, mức độ phức tạp tùy thuộc vào loại hình công việc.

Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ phận: bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế,..), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…)

Việc tổ chức nhân sự hết sức quan trọng trong việc tổ chức sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung. Người làm báo được xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí”(1) và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn. Đã làm nghề thì phải được đào tạo”(2).

Mỗi cơ quan sản xuất chương trình truyền hình có tổ chức nhân sự khác nhau, có thể phân theo ban: Ban chuyên đề, ban thời sự, ban giải trí… hoặc phân theo tính chất nội dung thông tin: Phòng kinh tế, phòng văn hóa, phòng thể thao…Việc tổ chức nhân sự vào các phòng ban phải tùy thuộc vào năng lực, nguyện vọng của từng người. Thực tế, có những người làm thời sự rất tốt nhưng không phù hợp làm chương trình chuyên đề và ngược lại. Người làm quản lý phải làm thế nào để khai thác tối đa năng lực của từng nhân sự.

Chất lượng nhân sự làm truyền hình rất quan trọng, việc tổ chức lực lượng nhân sự đó như thế nào cho hợp lý còn quan trọng hơn. Không giống các ngành nghề khác, nghề báo đòi hỏi cao tính sáng tạo và vai trò của cái tôi cá nhân. Tờ báo nào cũng có phong cách riêng, nhưng mỗi bài báo lại cũng có sự khác nhau, có màu sắc. Việc quản lý tổ chức nhân sự trong một cơ quan báo chí nói chung và truyền hình nói riêng vừa phải đảm bảo tính thống nhất về tư tưởng, hành động nhưng cũng phải đảm bảo khuyến khích ý kiến cá nhân của người làm báo, phát huy tinh thần sáng tạo.

Bên cạnh nhân sự sản xuất chính chương trình truyền hình, các kênh hiện nay còn có thêm đội ngũ cộng tác viên, “để cho cơ quan báo chí thu hút được trí tuệ toàn xã hội vào việc nâng cao chất lượng tờ báo”(3). Cộng tác viên có thể là người giúp nhân sự chính ở một khâu sản xuất nào đó của chương trình truyền hình hoặc là những người tuy không làm nghề báo nhưng có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà chương trình truyền hình đề cập đến. Ở nhiều lĩnh vực, tuy phóng viên, biên tập viên là những người giỏi nghiệp vụ nhưng sự hiểu biết sâu về nội dung còn hạn chế. Người viết dù giỏi đến đâu cũng không thể thay thế được trí tuệ toàn xã hội. Những cộng tác viên am hiểu và có uy tín sẽ giúp người thực hiện chương trình khỏa lấp điểm yếu này. Những nhân sự chính của kênh có thể dần dần học tập thêm về chuyên môn từ những cộng tác viên này. Nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức các Tổ Tư vấn, Hội đồng biên tập để giúp đỡ ban biên tập và các nhân sự chính thực hiện tốt phương hướng đề ra của chương trình, tham gia góp ý về đề tài, nội dung của chương trình.

2. Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật

Truyền hình ra đời nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Nhờ yếu tố này, truyền hình ngày càng có những bước tiến mới về thực hiện chương trình và hệ thống thu phát sóng. Tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị là công việc không thể thiếu trong việc sản xuất chương trình thể thao truyền hình. Có thể nói, trong các thể loại báo chí, truyền hình có độ phụ thuộc vào máy móc trang thiết bị lớn nhất. Ngay từ khâu chuẩn bị sản xuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh tế, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc trang thiết bị. Việc tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao. Đối với một kênh truyền hình, bên cạnh bộ phận nội dung, bộ phận kỹ thuật chiếm tỷ lệ đông đảo, bao gồm cả kỹ thuật dựng, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật phát sóng... Thực chất của việc sử dụng máy móc trang thiết bị là sự áp dụng kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Sản xuất chuyên mục tâm điểm có đặc thù là vừa mang tính nội dung chính thống, vừa mang tính bao quát, cập nhật. Sự kết hợp hài hòa, hợp lý giữa các yếu tố này sẽ mang lại thành công cho chương trình.

So với giai đoạn đầu phát triển của truyền hình, kỹ thuật phục vụ lĩnh vực này hiện đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều thành tựu lớn, luôn mang đến cho phóng viên, đạo diễn, người làm chương trình những tính năng mới mẻ. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thường xuyên giữa bộ phận kỹ thuật và biên tập để tiếp thu, học tập những đổi mới về công nghệ. Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị máy móc có chức năng khác nhau như: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình. Ngoài ra, còn có cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay.

Hiện nay, các khả năng của thiết bị thu phát tín hiệu như vệ tinh, Internet giúp việc truyền tải thông tin được nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hay đơn giản từ bàn dựng analog đến bàn dựng phi tuyến cũng giúp người làm chương trình lựa chọn được những kỹ xảo đẹp, quy trình dựng cũng đơn giản hơn nhiều. Hệ thống máy móc trang thiết bị kỹ thuật mang lại nhiều tiện ích, cho quá trình sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho hệ thống hiện đại rất đắt đỏ. Cho nên việc thường xuyên đổi mới những máy móc hiện đại còn tùy thuộc vào tiềm lực kinh tế của mỗi đài, mỗi kênh truyền hình. Không phải cứ khi khoa học kỹ thuật phát minh ra máy móc, công nghệ mới về truyền hình là bất cứ một kênh nào cũng có thể tiếp cận được. Ngoài ra, mỗi khi có công nghệ mới, các đài truyền hình hay kênh truyền hình phải tập trung đào tạo kỹ thuật cho nhân sự.

3. Quy trình tổ chức sản xuất bản tin trong chương trình thời sự trực tiếp trên kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam

3.1. Tổ chức giai đoạn tiền kỳ

Giai đoạn tiền kỳ bao gồm việc nghiên cứu thực tế, xác định chủ đề, làm kịch bản, chuẩn bị các điều kiện nhân sự, kỹ thuật, dịch vụ cần thiết và ghi hình. Trong đó, ghi hình là trung tâm, tập trung nhiều sự chú ý nhất của giai đoạn tiền kỳ. Cụ thể các khâu trong giai đoạn tiền kỳ như sau:

3.2. Chọn sự kiện, vấn đề

Đây được xem là khâu đầu tiên, quan trọng mang tính chất khoanh vùng đối tượng phản ánh. Đây cũng là lúc phóng viên quyết định nội dung hình thức thể hiện tác phẩm. Sự kiện, vấn đề có thể do ban biên tập phân công hoặc do phóng viên phát hiện và lựa chọn. Sự kiện, vấn đề điều tra trước tiên phải đáp ứng được “các tiêu chí của đề tài một tác phẩm báo chí truyền hình là: là sự kiện, sự việc có thật; mới xảy ra hoặc có thể không mới nhưng tính thời sự vẫn cao, tác động đến cuộc sống của công chúng và được nhiều người quan tâm; đề tài có thể ghi hình được”(4).

Chủ đề là vấn đề trung tâm, vấn đề bao quát được nhà báo nêu lên, để bộc lộ được chủ đề tác phẩm, phóng viên cần đề cập chủ đề dưới một hoặc vài góc nhất định. Còn tư tưởng chủ đề là thái độ, tình cảm, chính kiến của người viết gửi gắm qua sự kiện, vấn đề mà họ phản ánh. Đây được xem là khâu xác định nội dung, hình thức thể hiện và đối tượng tiếp nhận thông tin. Từ đó xác định được phương pháp khai thác tài liệu, góc độ tác phẩm đề cập...

3.3. Tiếp xúc sự kiện và nhân vật

Đây là khâu tìm hiểu thông tin về vấn đề, sự kiện qua việc tra cứu các tài liệu liên quan và tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhân vật để từ đó nắm được bản chất của sự kiện và tìm cách thể hiện phù hợp. Từ khâu này, nhà báo, phóng viên bắt đầu áp dụng các phương pháp nghiệp vụ báo chí để tiếp cận, tìm hiểu các nguồn thông tin bao gồm một số phương pháp như sau:

Phương pháp thu thập thông tin

Việc phát hiện một bức tranh đầy đủ về các sự kiện là đối tượng, mục tiêu điều tra của nhà báo sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu thông tin xác đáng về mọi mặt của sự kiện. Các nguồn thông tin được nhà báo sử dụng trong quá trình điều tra có thể chia thành hai nhóm cơ bản: Nhóm các nhân vật có những thông tin thu hút sự quan tâm của nhà báo (các nhân chứng, những người chứng kiến sự kiện hoặc lưu giữ thông tin...); nhóm thứ hai là các cơ quan, tổ chức có mối quan hệ qua lại với các phương tiện thông tin đại chúng được điều chỉnh bằng luật pháp và các văn bản chuẩn mực khác. Ngoài ra, một trong những nguồn thông tin quan trọng trong tay nhà báo điều tra đó chính là tư liệu cá nhân của chính nhà báo. Cùng với đó, việc tìm kiếm thông tin trên Internet cũng quan trọng và cần thiết. Việc sử dụng các nguồn tin trong điều tra cần phải phù hợp với quyền thu nhận thông tin được luật pháp cho phép.

Phương pháp xử lý tài liệu

Trên những cơ sở khác nhau, tài liệu được chia ra làm nhiều loại. Xét về mặt ghi nhận thông tin có thể chia tài liệu thành các nhóm: bản thảo, bản in, ảnh, đĩa CD,... Về mặt hoạt động tạo ra chúng, tài liệu có thể được phân thành: tài liệu hành chính nhà nước, tài liệu xã hội chính trị, tài liệu khoa học,... Về hình thức sở hữu có thể chia thành: tài liệu công cộng, sở hữu nhà nước, sở hữu cá nhân,... Khi phân tích các tài liệu cần phân biệt mô tả các sự kiện và cách diễn giải chúng; xác định xem người lập tài liệu đã sử dụng những nguồn thông tin nào, nguồn thông tin đó là nguồn tin gốc hay sao chép; xác định rõ những ý định của người viết tài liệu đó; tính tới bối cảnh mà người viết có tác động tới chất liệu của tài liệu. Điều cũng quan trọng nữa là nếu có thể thì cần so sánh nội dung của những tài liệu được nghiên cứu với những thông tin thu được từ các nguồn khác về vấn đề điều tra.

Viết kịch bản

Đây là khâu quan trọng, giúp phóng viên xác định rõ chủ đề, bám sát chủ để xây dựng cấu trúc, sắp xếp, lựa chọn thông tin nhằm làm cho tác phẩm rõ ràng, mạch lạc, bộc lộ rõ chủ đề. Qua kịch bản giúp cho ban biên tập nắm được nội dung, kế hoạch sản xuất, hoạch định được chương trình. Kịch bản cũng sẽ tạo sự thống nhất giữa các thành viên trong ekip sản xuất, là sợi dây liên kết giữa phóng viên, biên tập viên và phóng viên quay phim.

Quay phim

Đây là khâu sáng tạo quan trọng. Khi quay phóng sự phải chú ý khuôn hình nhiều bối cảnh, bố cục khuôn hình phải thể hiện được thông tin cần thiết. Ở đây, phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các thành viên trong ekip sản xuất. Trong đó, phóng viên tại hiện trường cũng phải song hành thực hiện điều tra nhằm khai thác thông tin, thu thập chứng cứ để tìm ra câu trả lời thông qua nhiều phương pháp như:

- Phương pháp quan sát: Phương pháp này dựa trên nhận thức của phóng viên về thực tế thông qua tri giác. “Khác hẳn với quan sát thông thường mang tính chất ngẫu nhiên, quan sát của nhà báo là có mục đích. Đối tượng quan sát của nhà báo có thể tương đối đơn giản nhưng cũng có thể là các tiến trình sự kiện, tình huống xã hội, văn hóa, tôn giáo, đạo đức đặc biệt phức tạp”. Trên các cơ sở khác nhau, phương pháp quan sát có thể được phân chia thành các loại như sau:

Xét vào mức độ tiếp xúc của người quan sát với đối tượng quan sát có thể chia thành: quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp.

Xét về sự công khai về vai trò của người quan sát có thể thia thành: quan sát công khai (nhà báo tuyên bố, công khai với những người xung quanh để họ biết mình là ai, sẽ làm gì, thông báo mục đích, nhiệm vụ và yêu cầu giúp đỡ) và quan sát bí mật (nhà báo quan sát mà không để người khác biết).

Trên cơ sở sự tham gia của nhà báo có thể chia thành: quan sát có tham gia (trực tiếp tham gia vào sự kiện, hoạt động để quan sát) và quan sát không tham gia (quan sát từ bên ngoài).

- Phương pháp phỏng vấn và nói chuyện: Đây là một phương pháp phổ biến để khai thác thông tin. Đối với phương pháp này, nhà báo phải biết cách đặt vấn đề một cách linh hoạt, lái câu chuyện theo hướng cần thiết, lưu ý người đối thoại về những vấn đề được công chúng quan tâm. Nhà báo khi chuẩn bị phỏng vấn cần phải hiểu rõ về đối tượng của mình, tốt nhất là nên phỏng vấn trong cuộc nói chuyện riêng, soạn sẵn các câu hỏi, tránh đưa ra các câu hỏi đóng, tiến hành phỏng vấn sao cho mở ra câu trả lời tiếp theo, những câu hỏi phức tạp nên nêu ra vào cuối buổi phỏng vấn. Nói chung, nhà báo cần có kỹ năng giao tiếp tốt khi sử dụng phương pháp này.

4. Tổ chức giai đoạn hậu kỳ

Giai đoạn hậu kỳ bao gồm việc dựng hình, viết và thể hiện lời bình, chọn và sử dụng âm nhạc, tiếng động, hoàn thiện và duyệt phát sóng chương trình. Đây là giai đoạn tổ chức lại các tư liệu hình ảnh, sử dụng các chất liệu ngôn ngữ, tiếng động và âm nhạc để nâng cao khả năng thể hiện của hình ảnh, hoàn thiện logic phát triển của sự kiện, vấn đề, đưa đến cho công chúng truyền hình sự cảm thụ trọn vẹn và sinh động. Cụ thể như sau:

Dựng phim

Khâu này có mục đích chính là giúp phóng viên kể câu chuyện một cách có hiệu quả và duy trì sự quan tâm của khán giả. Sử dụng nghệ thuật Montage đối với phóng sự truyền hình không chỉ đơn thuần là việc chọn một đoạn hay rút ngắn những hình ảnh đã thu được mà đây là việc tổ chức lại, thiết lập trình tự và độ dài cảnh, chuyển từ cảnh này sang cảnh khác, duy trì sự liên tục về hình và tiếng để đem lại tính hợp lý và nội dung nhằm giúp người xem dễ hiểu. Về mặt nghệ thuật, dựng là tác động vào cách diễn giải của người xem, tạo dựng không khí. Sử dụng kỹ xảo để tăng nhịp điệu, tiết tấu, giải quyết các vấn đề dồn nén không gian, thời gian của câu chuyện.

Viết lời bình

Lời bình đem lại những thông tin mà hình ảnh không thể diễn đạt hết được, làm tăng tính logic, độ sâu sắc, chính xác và cảm xúc trong các bản tin. Phóng viên viết lời bình dựa trên kết quả quan sát trực tiếp hiện thực khách quan, không chủ quan, suy đoán, bịa đặt… Ở đây, để đảm bảo tính khách quan, trung thực của thông tin đưa đến cho khán giả, phóng viên, nhà báo điều tra cũng cần áp dụng các phương pháp như:

Phương pháp chọn lọc thông tin thu nhận được: thực tế, trong mỗi cuộc điều tra báo chí, nhà báo có thể điều tra ra được rất nhiều vấn đề, tìm kiếm được rất nhiều thông tin, bằng chứng, tuy nhiên lượng thời gian phát sóng có hạn vì vậy nhà báo cần biết cách chọn lọc những thông tin cần thiết trước hết và có lợi tối đa cho việc đạt tới mục tiêu của mình. Muốn làm được điều đó cần phải biết đánh giá tầm quan trọng của những thông tin nhận được. Tầm quan trọng của thông tin trước hết được xác định bởi nội dung của nó, nghĩa là dung lượng sự kiện cũng như độ tin cậy, trung thực của nội dung thông tin.

Các phương pháp suy luận dữ liệu theo kinh nghiệm: Những thông tin thu nhận được trong giai đoạn tiền kỳ cần được xử lý để có sự thấu hiểu về sự kiện. Việc suy nghĩ về thông tin thu nhận được trên cơ sở kinh nghiệm trong quá trình điều tra được thực hiện bằng những phương pháp rất khác nhau. Có thể kể đến một số phương pháp như sau:

- Các phương pháp chứng minh và bác bỏ: Chứng minh là sự xét đoán logic trong đó khẳng định hoặc bác bỏ tính chân thực của ý nghĩa nào đó bằng những luận điểm đã được kiểm chứng trong thực tế. Việc lập luận chứng minh luôn bao gồm 3 yếu tố: luận điểm, lý lẽ, trình bày. Bác bỏ là một hành động logic khi vạch ra tính chất giả dối hoặc không xác thực được nêu ra dưới hình thức luận điểm.

- Các phương pháp nội dung - lý thuyết: Phương pháp này có khả năng tính tới sự vận động, tính chất thay đổi của thế giới thực tế. Các nhóm phương pháp nội dung - lý thuyết trong phát hiện mối liên hệ của đối tượng như sau: phương pháp phân tích và tổng hợp (xuất phát từ việc phân chia đối tượng thành các phần, sau đó kết hợp các phần đó lại); phương pháp giả định (xuất phát từ sự cần thiết phải vượt ra ngoài giới hạn tình trạng phát triển trực tiếp hiện nay của hiện tượng); phương pháp lịch sử, phương pháp logic (xuất phát từ sự cần thiết khi nghiên cứu đối tượng để làm rõ các nét phát triển riêng biệt cũng như các mối liên hệ thực chất của nó). Ngoài ra, cũng tồn tại một nhóm phương pháp giải thích đối tượng phản ánh gồm: phương pháp mô tả đối tượng; phương pháp phân tích nhân - quả; các phương pháp đánh giá, dự báo sự phát triển của đối tượng,…

- Phương pháp nghệ thuật: phương pháp này chỉ có thể được sử dụng trong giai đoạn trình bày tài liệu và hoàn thiện trong các bản tin. Bản chất của phương pháp này chính là việc áp dụng không giới hạn óc tưởng tượng của tác giả tự do xây dựng hình tượng nghệ thuật và qua đó phát hiện sự thật của cuộc sống nói chung để trình bày tác phẩm. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng các yếu tố điển hình hóa, ngôn ngữ hình tượng biểu cảm, sử dụng tính ước lệ trong kết cấu các sự kiện,…

- Lồng tiếng, nhạc, tiếng động: đây là khâu hoàn thiện và chau chuốt lại sản phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng hiệu ứng truyền tải.

5. Duyệt và phát sóng

Sau khi hoàn thành các công đoạn sản xuất phóng sự, đây là khâu của ban biên tập và ban thư ký để đưa sản phẩm lên phát sóng trực tiếp phục vụ công chúng.

6. Theo dõi thông tin phản hồi

Sau khi đã phát sóng cần lắng nghe ý kiến, thông tin phản hồi từ các bên liên quan để đánh giá đúng hiệu quả tác động của sản phẩm cũng như giúp phóng viên điều chỉnh để tiếp tục sáng tạo những tác phẩm phóng sự khác.

Mỗi chương trình truyền hình là một ngôn ngữ tổng hợp trong đó hai phương tiện thể hiện quan trọng nhất là hình ảnh động và âm thanh. Bản thân việc sản xuất chương trình truyền hình đặc biệt là khâu phát sóng trực tiếp đòi hỏi một công nghệ phần phức tạp với nhiều loại thiết bị kỹ thuật khác nhau, nhiều thành viên với những chuyên môn khác nhau cùng tham gia. Vì thế, bất cứ chương trình truyền hình nào cũng là kết quả lao động của một tập thể. Bên cạnh đó, việc sản xuất trong các bản tin thời sự trực tiếp cũng phải luôn đảm bảo các yếu tố kỹ thuật. Bởi vì “mỗi tác phẩm báo chí truyền hình đều được sản xuất theo những tiêu chuẩn kỹ thuật, từ ghi hình, dựng hình đến truyền dẫn phát sóng... do đó đòi hỏi các khâu phải tuân thủ kỹ thuật để tín hiệu hình ảnh đến người xem trung thực nhất”(5)./.

_____________________________

(1), (2), (3) Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1999), Tác phẩm báo chí, tr.126, 128, 130.

(4), (5) Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.

2. PGS, TS Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại, từ hàn lâm đến đời thường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. PGS, TS Nguyễn Văn Dững ( 2012), Cơ sở lý luận Báo chí, Nxb. Lao Động.

4. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb. Văn hóa thông tin Hà Nội.

5. Nguyễn Ngọc Oanh (chủ biên) (2014), Phóng sự truyền hình: Lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp, Nxb. Đại học Quốc gia TP HCM, TP HCM.

Quy trình sản xuất chương trình truyền hình là gì?

Sản xuất chương trình truyền hình là một phân đoạn sáng tạo và thực hiện sản xuất nội dung, dự định phát sóng trên truyền hình. Chúng không phải là hình thức booking quảng cáo truyền hình hay quảng cáo kênh, mà chỉ đơn thuần là khâu sản xuất tiền kì cho tới hậu kì trước khi lên sóng.

Chương trình truyền hình có nghĩa là gì?

Chương trình truyền hình hay chương trình ti-vi hay chương trình TV (tiếng Anh: television program hoặc television show) là một phân đoạn của nội dung dự định để phát sóng trên truyền hình, mà không phải là một đoạn quảng cáo thương mại, quảng cáo kênh hay quảng cáo phim.

Sản phẩm truyền hình là gì?

Sản phẩm truyền thông là những sản phẩm được tạo ra nhằm mục đích truyền tải thông tin, ý tưởng, hay thông điệp đến một nhóm đối tượng cụ thể. Sản phẩm truyền thông có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, hay các sản phẩm điện tử giải trí.

Các chương trình truyền hình được sản xuất ở đâu?

(1) Đài truyền hình Là nơi sản xuất các chương trình truyền hình, phát tín hiệu truyền hình qua ăng ten hoặc truyền qua cáp truyền hình.