Video nhúng là gì

Bạn có thể thêm video hoặc danh sách phát trên YouTube vào một trang web hoặc bài blog bằng tính năng nhúng.

  1. Trên máy tính, hãy chuyển đến video hoặc danh sách phát trên YouTube mà bạn muốn nhúng.
  2. Nhấp vào biểu tượng CHIA SẺ .
  3. Trong danh sách các lựa chọn Chia sẻ, hãy nhấp vào Nhúng.
  4. Sao chép đoạn mã HTML trong hộp mới xuất hiện.
  5. Dán đoạn mã vào HTML của trang web của bạn.
  6. Dành cho quản trị viên mạng: Bạn cần thêm youtube.com vào danh sách cho phép của tường lửa.
  7. Quan trọng: Nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn hướng tới trẻ em và bạn muốn nhúng nội dung trên YouTube, thì bạn phải tự chỉ định trang web hoặc ứng dụng của mình bằng những công cụ này. Việc tự chỉ định này sẽ đảm bảo Google không phân phát quảng cáo được cá nhân hóa trên các trang web hoặc ứng dụng này, đồng thời tắt một số tính năng trong trình phát được nhúng.

Lưu ý: Người dùng sẽ không xem được những video bị giới hạn về độ tuổi trên hầu hết các trang web của bên thứ ba. Khi người xem phát những video này, họ sẽ được chuyển hướng trở về YouTube.

Bật chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư

Với Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư trong trình phát được nhúng của YouTube, hệ thống sẽ không sử dụng những lượt xem nội dung nhúng để điều chỉnh trải nghiệm duyệt xem của người dùng trên YouTube. Điều này có nghĩa là lượt xem một video xuất hiện trong Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của trình phát được nhúng sẽ không được dùng để cá nhân hóa trải nghiệm duyệt xem YouTube, trong trình phát được nhúng có Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư hoặc trong phiên xem tiếp theo của người xem trên YouTube. 

Nếu quảng cáo được phân phát trên một video xuất hiện trong Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của trình phát được nhúng, những quảng cáo đó cũng sẽ không được cá nhân hóa. Ngoài ra, lượt xem một video xuất hiện trong Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư của trình phát được nhúng sẽ không được dùng để cá nhân hóa quảng cáo mà người xem thấy bên ngoài trang web hoặc ứng dụng của bạn.

Xin nhắc lại, các quy định trong Điều khoản dịch vụ của API YouTube và Chính sách dành cho nhà phát triển được áp dụng cho hoạt động truy cập và sử dụng trình phát nhúng của YouTube. 

Sử dụng chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư:

  1. Thay đổi miền của URL nhúng trong HTML từ //www.youtube.com thành //www.youtube-nocookie.com.
  2. Dành cho quản trị viên mạng: Bạn cần thêm youtube-nocookie.com vào danh sách cho phép của tường lửa.  
  3. Để sử dụng trong các ứng dụng, hãy sử dụng phiên bản WebView của trình phát được nhúng. Chế độ tăng cường quyền riêng tư chỉ có trong trình phát được nhúng trên trang web. 
  4. Quan trọng: Nếu trang web hoặc ứng dụng của bạn hướng tới trẻ em thì bạn phải tự chỉ định trang web hoặc ứng dụng của mình bằng những công cụ này, theo yêu cầu trong Điều khoản dịch vụ của API YouTube và Chính sách dành cho nhà phát triển, ngay cả khi bạn nhúng video trên YouTube bằng trình phát có Chế độ tăng cường bảo vệ quyền riêng tư.

Ví dụ:

Trước

Sau

Lưu ý: Nếu người xem nhấp hoặc nhấn vào video nhúng và được chuyển hướng đến một trang web hoặc ứng dụng khác, thì hành vi của người xem có thể bị theo dõi theo chính sách và điều khoản của trang web hoặc ứng dụng đó.

Đặt chế độ tự động phát cho video nhúng

Để video nhúng tự động phát, hãy thêm "&autoplay=1" vào mã nhúng của video đó ngay sau mã video [chuỗi chữ cái theo sau "embed/"].

Các lượt phát tự động của video nhúng sẽ không làm tăng số lượt xem video.

Ví dụ:

Bắt đầu phát video nhúng tại một thời điểm cụ thể

Để video nhúng bắt đầu phát từ một thời điểm cụ thể, hãy thêm cụm từ “?start=” vào đoạn mã nhúng của video, sau đó điền thời gian tính theo giây mà bạn muốn video bắt đầu phát từ đó.

Ví dụ: Nếu bạn muốn video bắt đầu phát từ đoạn 1 phút 30 giây, thì mã nhúng của bạn sẽ có định dạng như sau:

Thêm phụ đề vào video nhúng

Cài đặt phụ đề tự động xuất hiện cho video nhúng bằng cách thêm "&cc_load_policy=1" vào mã nhúng của video.

Bạn cũng có thể chọn ngôn ngữ phụ đề cho video nhúng. Để chỉ định ngôn ngữ phụ đề cho video bạn muốn nhúng, chỉ cần thêm "&cc_lang_pref=fr&cc_load_policy=1" vào mã nhúng của video.

  • "cc_lang_pref" đặt ngôn ngữ cho phụ đề được hiển thị trong video.
  • "cc_load_policy=1" bật phụ đề theo mặc định.
  • "fr" biểu thị mã ngôn ngữ tiếng Pháp. Bạn có thể tra cứu các mã ngôn ngữ gồm 2 chữ cái trong Tiêu chuẩn ISO 639-1.

Tắt tính năng nhúng cho video của bạn

Nếu bạn đã tải video lên và không muốn cho người khác nhúng video của mình trên các trang web bên ngoài, hãy làm theo các bước sau:

  1. Đăng nhập vào YouTube Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy chọn mục Nội dung.
  3. Chọn biểu tượng Chi tiết bên cạnh video bạn muốn quản lý.
  4. Ở phần trên cùng, hãy chọn HIỆN THÊM.
  5. Bỏ đánh dấu ô bên cạnh mục "Cho phép nhúng" rồi chọn LƯU.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Theo mặc định, người dùng trong Trình quản lý nội dung có thể thêm video trên YouTube vào trang web và ứng dụng của họ bằng cách nhúng video. Bạn có thể kiểm soát nơi video được nhúng bằng cách chỉ định những trang web và ứng dụng được phép hoặc không được phép nhúng video của bạn. Bạn có thể áp dụng các quy tắc này cho những video bạn sở hữu [Nội dung được cấp phép] và video bạn xác nhận quyền sở hữu [Nội dung do người dùng tải lên].

Lưu ý: Các quy định hạn chế đối với việc nhúng video không áp dụng được cho các ứng dụng iOS.

Giới hạn việc nhúng video trên các trang web

  1. Đăng nhập vào Trình quản lý nội dung trong Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy chọn biểu tượng Cài đặt .
  3. Trong phần Tổng quan, hãy chuyển tới mục Chặn tính năng nhúng trên các miền.
  4. Nhấp vào Nội dung do người dùng tải lên và chọn quy tắc bạn muốn áp dụng cho các trang web nhúng những video do người dùng tải lên mà bạn đã xác nhận quyền sở hữu dựa trên một trong các tài sản của bạn:
    • Cho phép trên tất cả miền [chế độ mặc định]: Không hạn chế việc nhúng video trên bất kỳ trang web nào.
    • Cho phép trên một số miền: Không cho phép nhúng video trên mọi trang web mà chỉ cho phép những trang web bạn nhập trong ô Miền.
    • Chặn trên một số miền: Không cho phép người dùng nhúng video trên một số trang web mà bạn nhập trong ô Miền.
    • Chặn trên tất cả miền: Không cho phép nhúng video trên bất kỳ trang web nào.
  5. Nhập URL vào ô Miền [mỗi URL một dòng]
  6. Nhấp vào Nội dung được cấp phép  và chọn quy tắc bạn muốn áp dụng đối với những trang web nhúng video từ kênh của bạn.
  7. Nhập URL vào ô Miền [mỗi URL một dòng]
  8. Nhấp vào LƯU.

Hạn chế việc nhúng video trên ứng dụng

  1. Đăng nhập vào Trình quản lý nội dung trong Studio.
  2. Trên trình đơn bên trái, hãy chọn biểu tượng Cài đặt .
  3. Trong phần Tổng quan, chuyển đến mục Chặn tính năng nhúng trong ứng dụng.
  4. Nhấp vào Nội dung do người dùng tải lên  và chọn quy tắc bạn muốn áp dụng cho các ứng dụng nhúng những video do người dùng tải lên mà bạn đã xác nhận quyền sở hữu dựa trên một trong các tài sản của bạn:
    • Cho phép trong tất cả ứng dụng [chế độ mặc định]: Không hạn chế việc nhúng video trong bất kỳ ứng dụng nào.
    • Cho phép trong ứng dụng dựa trên mã nhận dạng: Không cho phép nhúng trong mọi ứng dụng mà chỉ cho phép một số ứng dụng bạn nhập trong ô Mã nhận dạng ứng dụng.
    • Chặn trong ứng dụng dựa trên mã nhận dạng: Không cho phép nhúng video trong một số ứng dụng mà bạn nhập vào ô Mã nhận dạng ứng dụng
    • Chặn trong tất cả ứng dụng: Không cho phép nhúng video trong bất kỳ ứng dụng nào.
  5. Nhập URL vào ô Mã nhận dạng ứng dụng [mỗi mã một dòng].
  6. Nhấp vào Nội dung được cấp phép  và chọn quy tắc bạn muốn áp dụng cho những ứng dụng nhúng video từ kênh của bạn.
  7. Nhập URL vào ô Mã nhận dạng ứng dụng [mỗi mã một dòng].
  8. Nhấp vào LƯU.

Thông tin này có hữu ích không?

Chúng tôi có thể cải thiện trang này bằng cách nào?

Video liên quan

Chủ Đề