Tại sao việt nam không xóa bỏ được độc quyền

Trong khuôn khổ Chương trình “Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam” [Chương trình AusReform], hôm qua, 6/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW [CIEM] tổ chức hội thảo “Cải các độc quyền Nhà nước trong các ngành công nghiệp mạng lưới”.

Hơn nửa thế kỷ, Nhà nước vẫn độc quyền

4 ngành công nghiệp mạng lưới được CIEM khảo sát là ngành điện, ngành đường sắt, ngành hàng không và ngành viễn thông. Đây là những ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và việc cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngành này sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế.

Theo đó, ngành viễn thông gần như đã mở cửa thị trường hoàn toàn cho sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Trong khi đó, ngành điện mới mở cửa một phần; ngành vận tải đường sắt mới đi những bước đầu. Về mức độ cạnh tranh, cạnh tranh hầu như mới tồn tại ở viễn thông di động, vận tải hàng không. Trên các mảng thị trường còn lại, mặc dù đã mở cửa [điện, vận tải đường sắt], các công ty hiện hữu [đã tồn tại từ trước, cụ thể là các doanh nghiệp Nhà nước - DNNN] vẫn duy trì vị trí thống lĩnh thị trường.

“So với kinh nghiệm quốc tế, ở Việt Nam, Nhà nước vẫn can thiệp vào hầu hết các ngành công nghiệp mạng thông qua DNNN nhưng vẫn còn nhiều vấn đề trong thực hiện độc quyền Nhà nước của các DNNN làm hạn chế cạnh tranh trong các ngành công nghiệp mạng.”- TS Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban thể chế kinh tế [CIEM] nhận định. 

“Không phải những năm 94-95 của thế kỷ trước, khi một loạt tổng công ty Nhà nước được thành lập mới xuất hiện độc quyền Nhà nước, mà độc quyền Nhà nước đã có từ thời bao cấp và việc hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước là một bước lùi. Nhà nước thua lỗ cũng chủ yếu từ kinh doanh ngoài ngành của các tập đoàn Nhà nước này”, Chuyên gia Phạm Chi Lan phát biểu.

Phải xóa bỏ tư duy níu kéo độc quyền

Lý giải vì sao độc quyền Nhà nước “xóa mãi mà không được” bà Lan cho rằng Việt Nam là nền kinh tế đang chuyển đổi, Hiến pháp vẫn khẳng định kinh tế Nhà nước là chủ đạo. Không có văn bản nào nói DNNN là DN chủ đạo nhưng trên thực tế DNNN vẫn được coi là chủ đạo, do thể chế, các nguồn lực nằm trong tay Nhà nước, Nhà nước dành quyền tiếp cận tối ưu cho DNNN, DN tư nhân không có cửa trừ  một số DN có quan hệ, DN “sân sau”. Đáng chú ý, theo chuyên gia này, yếu kém và hạn chế của DNNN cứ bị kéo dài, rất khó phát hiện.

“Thực ra có rất nhiều bài học của các nước nhưng khó áp dụng vào Việt Nam, hoặc không muốn áp dụng, hoặc không có độc dược để áp dụng… Điểm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xem ra Việt Nam sẵn sàng xóa bỏ độc quyền, nhưng  sao các chủ trương, chính sách này  mãi không đi vào cuộc sống? Vì những người có trách nhiệm không có động lực để làm, văn bản ra rất nhiều nhưng không có chế tài, người ta không thực hiện cũng chả làm sao…”- bà Lan phân tích.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cũng cho rằng ngay cả với những DNNN cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn giữ trên 50% cổ phần thì quyền của Nhà nước vẫn rất lớn. Thậm chí với những DN cổ phần hóa, Nhà nước chỉ nắm trên 10% cổ phần nhưng thực tế tiếng nói rất quan trọng.

Đồng tình với quan điểm này, Chuyên gia kinh tế, TS Lưu Bích Hồ cho rằng độc quyền sẽ dẫn đến thoái hóa, tiêu cực và đề nghị Nhà nước phải xóa bỏ tư duy níu kéo độc quyền, phải tuyên chiến với tình trạng này. Ông nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng, Bộ trưởng và chính DN được giao độc quyền nếu ai không giải quyết được được thì phải lùi ra một bên…

Viện trưởng CIEM, TS Nguyễn Đình Cung  cũng quả quyết: “Nhà nước không có lợi ích gì khác ngoài phục vụ nhân dân, nếu có lợi ích khác thì phải xem lại. Còn nói Nhà nước làm việc đó vì tư nhân không làm hay không làm được là cách nói ngụy biện”. Theo TS Cung, một khi tư duy lạc hậu thì thể chế lạc hậu còn nữa: “Sứ mệnh của chúng ta là phải làm tốt hơn nữa, lúc đó tư duy khác, động lực khác. Còn cứ nói tôi làm tốt rồi thì khó mà cải cách được!”- ông Cung thẳng thắn và bày tỏ hy vọng trong 5 năm tới sẽ không ai nói đến “độc quyền” nữa mà thay vào đó là cơ chế thị trường.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM:

Độc quyền triệt tiêu cạnh tranh?

Chỉ có cạnh tranh thị trường mới nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Khoa học công nghệ cũng quan trọng nhưng theo tôi vẫn đứng sau cạnh tranh thị trường. Nếu không có cạnh tranh thị trường thì sẽ dẫn đến thị trường méo mó, dẫn đến phân bố sai nguồn lực. Nếu chỉ dựa vào quen thân thì người ta sẽ “xin- cho” thay vì đầu tư công nghệ” .

Linh Linh

* Thưa ông, đúng là Luật Điện lực có đề cập đến sự bình đẳng giữa bên bán và bên mua. Tuy nhiên thực tế chỉ ra rất rõ qua vụ điện kế điện tử xảy ra ở TP Hồ Chí Minh, người tiêu dùng buộc phải mua sản phẩm kém chất lượng bởi họ không còn sự lựa chọn nào khác. Vậy sự bình đẳng nằm ở đâu khi ngành điện vẫn còn giữ thế độc quyền?

- Một số lĩnh vực như điện lực, bưu chính viễn thông, đường sắt... vẫn có tính độc quyền tự nhiên. Ngành điện lực cũng vậy, mạng lưới hệ thống truyền tải, phân phối cũng có tính độc quyền đó. Trên một mạng như vậy chỉ có một đơn vị tiến hành kinh doanh, truyền tải phân phối điện. Sau này, khi tiến tới thị trường bán lẻ điện lực cạnh tranh trên một mạng lưới phân phối sẽ có nhiều hơn một đơn vị cùng kinh doanh bán lẻ điện. Người ta thuê lưới điện phân phối để kinh doanh bán lẻ điện. Lúc bấy giờ, khách hàng có thể ngồi nhà dùng máy vi tính mà lựa chọn người bán điện cho mình. Luật Điện lực đã đề cập tới nội dung đó. Khách hàng có quyền lựa chọn người bán điện trong thị trường bán lẻ điện lực cạnh tranh. Khi chưa có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thì khách hàng chưa thể lựa chọn được bên bán cho mình. Trên cùng lưới điện có nhiều người thuê và bán điện, khách hàng mới có thể lựa chọn được người bán, người nào có dịch vụ thuận tiện, văn minh hơn, bảo đảm quyền lợi của khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt hơn và giá cả phù hợp hơn, khách hàng sẽ lựa chọn.

* Qua việc TP Hồ Chí Minh triển khai lắp điện kế điện tử, ông có thấy quyền lợi người tiêu dùng rất dễ bị xâm hại và đây cũng chính là một trong những kẽ hở luật pháp dẫn đến tham nhũng?

- Bộ Công nghiệp đã thành lập đoàn kiểm tra. Chúng tôi đang chờ kết luận của đoàn kiểm tra.

* Vậy bao giờ mới có thị trường bán lẻ để khách hàng có thể ngồi nhà dùng máy tính lựa chọn nhà cung cấp như ông nói?

- Đó là tương lai của khoảng ba chục năm nữa. Cần phải có thời gian như vậy bởi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đòi hỏi phải có sự đồng bộ về văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của người bán và người mua. Ngoài ra, chúng ta cũng cần thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực điện lực và một đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành điện có trình độ đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra của thị trường. Chúng ta phải qua các bước xây dựng thị trường phát điện cạnh tranh, xây dựng thị trường bán buôn cạnh tranh và từ đó mới có thể tiến tới thị trường bán lẻ điện lực cạnh tranh.

* Chúng ta đang ở giai đoạn nào trong các bước ông vừa nói?

- Bây giờ mớl đang ở giai đoạn thực hiện thí điểm thị trường phát điện trong nội bộ Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Qua giai đoạn thí điểm sẽ mở rộng thị trường phát điện cạnh tranh cho các nhà máy điện ngoài Tổng công ty tham gia.

Bộ Công nghiệp đang xây dựng lộ trình trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nó đòi hỏi phải có thời gian và mỗi giai đoạn phải trải qua hai bước. Thứ nhất là bước thí điểm, sau mới tới giai đoạn phát triển thị trường đó. Qua giai đoạn phát triển thị trường phát điện cạnh tranh sẽ sang giai đoạn thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Giai đoạn này cũng trải qua hai bước tương tự. Sau đó, khi các điều kiện đã cho phép thì bước vào giai đoạn thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, giai đoạn này cũng phải trải qua giai đoạn thí điểm tại những khu vực nhất định để rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng.

* Mỗi bước như vậy cần bao nhiêu thời gian và Bộ Công nghiệp đã có lộ trình cho từng giai đoạn chưa?

- Tại khoản 2 Điều 18 Luật Điện lực, Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển thị trường điện lực. Với trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, Bộ Công nghiệp đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét ra Quyết định phê duyệt lộ trình. Khi đó, các cơ quan chức năng sẽ triển khai thực hiện.

Mỗi bước như vậy thông thường mất khoảng 5 - 8 năm. Trong quá trình đó, chúng ta sẽ hoàn thiện các điều kiện. Trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công nghiệp đã xây dựng lộ trình và các điều kiện để bảo đảm triển khai lộ trình đó.

* Nghĩa là người tiêu dùng phải chờ hai ba mươi năm nữa, khi có một thị trường điện lực đúng nghĩa, quyền lợi của họ mới được bảo đảm?

- Đúng là có những quyền mà Luật Điện lực đã quy định, song phải đến khi có thị trường bán lẻ điện lực cạnh tranh mới có thể thực hiện được, như quyền được lựa chọn người cung cấp điện cho mình.

Nhưng Luật Điện lực đã quy định quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực cũng như quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện. Nếu thực hiện đúng quy định đó, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên đều sẽ được bảo đảm chứ không phải chờ đến khi có thị trường bán lẻ điện lực cạnh tranh hoàn chỉnh, quyền và nghĩa vụ đó mới được thực hiện.

Thí dụ như quyền được cung cấp đủ số lượng công suất điện năng, bảo đảm chất lượng điện theo thỏa thuận trong hợp đồng; Quyền yêu cầu bên bán điện kịp thời, khôi phục việc cấp điện khi mất điện; Được cung cấp, giới thiệu thông tin liên quan đến việc mua bán điện và hướng dẫn về an toàn điện; Quyền yêu câu bên bán điện kiểm tra chất lượng dịch vụ điện, tính chính xác của thiết bị đo lường điện để thanh toán; Quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực của bên bán điện... Khách hàng sử dụng điện cần nghiên cứu các quy định của pháp luật, đồng thời các đơn vị bán điện phải có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan để khách hàng biết quyền và nghĩa vụ của họ như thế nào.

* Ông nghĩ sao về chuyện càng dùng nhiều điện càng phải trả nhiều tiền, một điều trái với quy luật thông thường?

Về giá điện, trong luật quy định giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. Sau khi tiến tới thị trường bán lẻ điện cạnh tranh, Thủ tướng Chính Phủ vẫn ban hành khung giá bán lẻ tại đó có quy định mức giá trần và giá sàn. Các đơn vị điện lực được quyền bán điện trong khoảng khung giá đó.

Theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản dưới luật đã tạo hành lang pháp lý để bảo vệ quyền bình đẳng giữa bên bán điện và khách hàng bằng các quyền và nghĩa vụ của các bên.

* Luật Điện lực có một chương  riêng quy định về điện phục vụ nông thôn, miền núi và hải đảo thể hiện chính sách, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với khu vực này. Tuy nhiên có những lúc giá điện nông thôn lại cao hơn ở thành phố?

Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư đường dây dẫn từ sau công tơ đến tận nơi sử dụng điện cho các hộ gia đình thuộc diện chính sách xã hội, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo xác nhận của UBND địa phương. Còn bình thường, ở những khu vực khác, các đơn vị điện lực chỉ đầu tư cho đến công tơ điện.

Giá bán buôn điện phục vụ sinh hoạt ở nông thôn, theo quy định hiện nay của Thủ tướng Chính phủ là 390 đồng/kW, thấp hơn giá thành rất nhiều. Thủ tướng Chính phủ cũng đã quy định giá trần điện nông thôn không được vượt quá 700 đồng/kW. Trường hợp những khu vực đặc biệt khó khăn, chỉ có UBND tỉnh mới có thẩm quyền quyết định giá bán điện. Đúng là có thời gian ở một số địa phương, giá điện cao do phải qua cai thầu. Theo tôi biết các địa phương đã có nhiều cố gắng để chấm dứt hiện tượng này.

Video liên quan

Chủ Đề