13 đức thầy là ai

– Bé gái sẽ lùi lại 2 ngày và nếu là bé trai sẽ lùi lại 1 ngày như cách ông bà xưa vẫn nói “gái sụt hai, trai sụt một”. Chẳng hạn, nếu bé gái nhà mình sinh vào ngày 24/3 âm thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 22/4 âm.

Chữ “cúng dường” xuất phát từ “cung dưỡng”, cung cấp và dưỡng nuôi. Bài viết có hai ý, mời các vị tham khảo

Ý 1: Khải Toàn chân thành khuyên các vị nên cúng chay để giảm nghiệp sát sanh để cúng ít được nhiều, tâm thành là chính, sính lễ chỉ là hình thức. Đừng vì tiệc vui mà sát sanh sẽ giảm phước báo của người cúng, còn đứa trẻ không được phước phần nào.   Sính lễ có thể đơn giản nhất theo hoàn cảnh.
Ở đâu ra đa phước,? có phải do chúa trời cho chúng ta, có phải do Phật Bồ tát cho chúng ta, hay do thiên thần quỷ thần cho chúng ta, không thần Phật nào ban cho bạn cả, tất cả là do bạn tạo tác.

Ý 2: Cúng theo bài cúng dân giang [nội dung bên dưới]

– Văn khấn 12 Bà Mụ – mâm cúng Đầy tháng cho bé

Lễ cúng đầy tháng cho bé, Lễ khấn cúng 12 Bà Mụ. Bé trai, bé gái tròn 30 ngày tuổi là hình thức tín ngưỡng dân gian người Việt. Đồng thời Lễ khấn cúng đầy tháng còn là sự biểu hiện của những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ trước đối với các thế hệ kế thừa.

Ý nghĩa của Lễ cúng Đầy tháng cho Bé Trai, Bé Gái, khấn cúng 12 Bà Mụ:
Dương gian tương truyền rằng đứa trẻ mới được sinh ra là do các vị Đại Tiên [Bà Chúa Đầu thai] hay còn gọi là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, tóc, chân… xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra. Cho nên lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái mục đích là nhằm tạ ơn Bà Mụ và Đức Ông đã mang đứa trẻ tới nhà, giúp cho em bé sinh ra khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

[Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ]. 12 bà Mụ được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó chính là các bà mụ:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương, người coi sóc việc sinh nở [chú sanh] 2. Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi việc thai nghén [chuyển sanh] 3. Mụ bà Lâm Cửu Nương, người coi việc thụ thai [thủ thai] 4. Mụ bà Lưu Thất Nương, người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé. 5. Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi việc chăm sóc bào thai [an thai] 6. Mụ bà Lý Đại Nương, người coi việc chuyển dạ [chuyển sanh] 7. Mụ bà Hứa Đại Nương, người coi việc khai hoa nở nhụy [hộ sản] 8. Mụ bà Cao Tứ Nương, người coi việc ở cữ [dưỡng sanh] 9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh [bảo tống] 10. Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi việc ẵm bồng con trẻ [tống tử] 11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người coi việc giữ trẻ [bảo tử]

12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Trong phong tục dân gian của người Việt, khi đứa trẻ chào đời được 1 tháng, gia đình thường làm một bữa tiệc gọi là Đoàn du phạn [bữa cơm tròn đầy] để cúng các bà Mụ. Theo quan niệm của người xưa, một đứa trẻ sinh ra hay ăn, chóng lớn, biết nói, biết…

  • Mobile
  • Điện thoại iPhone
  • Phụ kiện điện thoại
  • Sim số
  • Laptop
  • Máy tính bảng
  • Computer
  • Dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy tính
  • Xe máy, Môtô
  • Phụ tùng và dịch vụ
  • Xe đạp
  • Xe ôtô
  • Giày dép, balo, túi xách
  • Đồng hồ Phụ kiện
  • Nước hoa, mỹ phẩm
  • Máy ảnh, Ống kính
  • Đầu HD Tivi box, Camera
  • Dịch vụ sửa chữa KTS

  • Điện tử, điện lạnh, gia dụng
  • Đồ chơi mô hình
  • Ve chai điện tử
  • Nội thất xây dựng
  • Nhà đất, bất động sản
  • Việc làm, học hành
  • Ẩm thực
  • Du lịch
  • Thú cưng, thú nuôi
  • Phụ kiện sinh vật cảnh

Timing: 0.3870 seconds Memory: 11.392 MB DB Queries: 27

Trong ngày lễ đầy tháng, thôi nôi của trẻ chúng ta thường thấy nghi lễ liên quan đến 12 bà mụ. Thế nhưng nhiều người không biết 12 bà Mụ và Đức Thầy gồm những ai? có vai trò gì? Cùng Đồ Cúng Việt tìm hiểu nhé.

12 Bà Mụ là ai

Có tất cả 12 bà mụ đảm nhận công việc trong coi sinh nở và giáo dưỡng là:

  1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ [chú sanh]
  2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén [chú thai]
  3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai [thủ thai]
  4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé [chú nam nữ].
  5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai [an thai]
  6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ [chuyển sanh]
  7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy [hộ sản]
  8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ [dưỡng sanh]
  9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh [bảo tống]
  10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ [tống tử]
  11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ [bảo tử]
  12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ [giám sanh]
đền thờ 12 bà mụ

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ [tiếp sanh].

Sự tích 12 bà mụ

Ngày xưa khi đất trời ở thời kỳ sơ khai, khắp nơi đều là một màu tối đen và ẩm ướt. Ngọc hoàng thấy vậy liền sai 2 nữ thần Mặt trời và Mặt trăng dùng quyền năng của mình để chiếu sáng và làm khô ráo đất đai.

Sau khi xây dựng những phần quan trọng của vũ trụ xong thì Ngọc hoàng bắt đầu công cuộc sáng tạo vạn vật. Lúc đầu là sáng tạo nên những con vật nhỏ bé như kiến, mối, côn trùng, rồi đến những sinh vật to lớn và thông minh hơn như voi, hổ, chó, mèo,vv…bằng những chất cặn dư thừa trong trời đất. Sau cùng người dùng chất tinh túy, chắt lọc trong trời đất để chế tạo nên con người, vì vậy nên con người luôn thông minh hơn loài vật khác.

nguồn gốc 12 bà mụ

Việc nặn nên loài người cũng công phu hơn các loài vật khác nên Ngọc hoàng giao cho 12 bà Mụ[ 12 nữ thần khéo tay nhất] để họ nặn ra tác phẩm đỉnh cao nhất. Theo thời gian sự tích về 12 bà Mụ đã dần phai mờ và không ai biết chính xác về 12 bà. Có người cho rằng đó là những vị thần phụ việc cho Ngọc hoàng, có người cho rằng bà Mụ là do Ngọc hoàng tạo ra sau khi ngài muốn tạo nên con người.

Truyền thuyết xưa kể rằng số lượng vạn vật và các vị thần trong vũ trụ luôn có hạn và không đổi, nghĩa là khi một sinh vật hay một vị thần chết đi thì có thể tái sinh trở lại dưới vai trò mới, miễn là được Ngọc hoàng và các vị thần đồng ý. Ví dụ một người chết đi có thể tái sinh trở lại với hình dạng con người, cũng có thể là con vật hoặc tích công đức nhiều nên được phong lên làm thần tiên. Khi được làm con người thì 12 bà Mụ sẽ nặn hình hài cho người đó.

Công việc của 12 bà Mụ có người cho rằng mỗi người đảm nhiệm một công việc riêng như bà thì nặn mắt, bà thì nặn tay chân,.. Cũng có ý kiến cho rằng các bà làm chung công việc với nhau chứ không phân chia.

Chúng ta chỉ cần biết rằng mỗi một người khí sinh ra thì đều qua bàn tay nhào nặn của các bà Mụ và khuyết điểm đều do các bà Mụ chịu chung.

Truyền thuyết 13 Đức Thầy

Bên cạnh cúng 12 bà Mụ thì mọi người còn cúng 13 đức thầy gồm: 6 Thầy dạy lục tính, 6 thầy dạy lục kinh và Đức Bảo Sanh. 12 Thầy là 12 người bên cạnh và dạy dỗ cho trẻ từ lúc sinh ra đến lúc ra trường đời.

6 Thầy dạy về Lục tính

Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Lạc, Ai là 6 cảm xúc của con người bằng tiếng Hán – Việt có nghĩa là mừng, giận, yêu, ghét, vui, buồn. Đây là những cảm xúc mà mỗi người đều trải qua trong cuộc đời mình.

6 Thầy dạy về Lục kinh

Gồm 6 loại Kinh sau đây:

Kinh Dịch: biết được sự thay đổi của trời đất, Âm- Dương,Ngũ hành…

Kinh Lễ: đạo đức, lễ nghĩa làm người, kỷ  cương, luật pháp…

Kinh Thư: học cái đúng cái tốt, cái đẹp, phê phán và loại bỏ cái xấu của triều đại trước. Có đường lối chính trị đúng đắn.

Kinh Thi: ghi chép địa lý, muôn vật

Kinh Nhạc: để thưởng thức và tận hưởng niềm vui trong cuộc sống

Kinh Xuân Thu: vạn vật tan hợp đều ở Kinh Xuân Thu.

Đức Bảo Sanh Đại Đế

Truyền thuyết kể rằng thần sinh ở ở Phúc Kiến, Trung Quốc, thời nhà Tùy. Được học phép tiên và y dược từ các vị tiên trên núi. Đến khi trưởng thành xuống núi bốc thuốc cứu người, danh tiếng lừng lẫy khắp nơi.

đức bảo sanh đại đê

Một hôm nghe mẫu thân lâm bệnh nặng liền cấp tốc trở về quê nhà nhưng không kịp cứu mẹ. Quá đau buồn và thất vọng ông liền đem hết sách vở vào trong hòm rồi khóa lại, vứt chìa khóa xuống sông rồi quy ẩn trên núi.

Đang ở ẩn thì ông nghe tiếng kêu thảm thiết của người vợ ngư phủ liền động lòng cứu giúp. Ngư phủ trả ơn bằng con cá chép lớn ông bèn đem ra sông phóng sinh nhưng cá không bơi đi, chìa tay ra thì trong miệng cá nhả ra chìa khóa năm xưa ông vứt xuống sông.

Biết ý trời muốn ông cứu giúp người đời, bèn xuống núi làm việc và bốc thuốc cứu người, khi chết đi được tôn là Đức Bảo Sanh Đại Đế.

Như vậy là Đồ Cúng Việt đã giải đáp thông tin về 12 bà Mụ và Đức Thầy cho các bạn rồi đấy. Chúng tôi hi vọng có cơ hội được phục vụ mâm cúng cho các bạn độc giả.

>>> Có thể bạn muốn đọc:

Tuổi Mụ là gì? Nguồn gốc?

Tổ chức lễ cúng căn 3 tuổi cho bé trai, gái trọn vẹn

Video liên quan

Chủ Đề