Vì sao quan công thành phật

Hỏi: Quan Vân Trường có phải là một vị Bồ tát không? Có nhiều ngôi chùa thờ Quan Vân Trường, điều này có nên không?

Đức Phật được tạo lập tượng và tôn thờ như thế nào?

Cần phải thừa nhận rằng đã có nhiều ngôi chùa trên đất nước Việt Nam có thiết bàn thờ riêng, thờ Quan Vân Trường. Cứ Nhị Thập Ngũ Biệt sử - Tục Hậu Hán Thư, quyển 16, thì Quan Vũ tự là Vân Trường. Theo "Tam Quốc Chí diễn nghĩa" của La Quán Trung thì Quan Vũ chính là đệ nhị đại ca trong ba anh em kết nghĩa vườn đào [Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi]. Trong ba anh em, có lẽ Quan Vũ là một nhân vật kỳ đặc vì hội đủ tính cách một bậc "quân tử" theo tiêu chuẩn của Nho gia. Trong cuộc đời binh nghiệp của Quan Vũ, ông là một dũng tướng có tài năng thực thụ. Truyền thuyết "qua năm thành chém rơi đầu sáu tướng" [quá ngũ quan, trảm lục tướng] đã chứng tỏ năng lực chiến đấu, khí chất gan dạ của Quan Vũ. Trong một sự kiện khác, khi Tào Tháo muốn tạo sự nghi kỵ giữa hai anh em là Lưu Bị và Quan Vũ bằng cách để Quan Vũ và chị dâu [phu nhân Lưu Bị] ở chung một phòng, Quan Vũ đã chứng tỏ chí khí của mình bằng hành động thức suốt đem và cầm một ngọn đuốc trên tay, gác cho chị dâu của mình an nghỉ. Truyền thuyết và dã sử còn thêu dệt rất nhiều huyền tích về nhân vật lịch sử này. Theo tiêu chuẩn đạo đức Nho gia nói riêng và tiêu chuẩn phổ biến về đạo đức thì có thể coi Quan Vũ là một nhân vật có đời sống đạo đức đáng trân trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào đó mà cho Quan Vũ là một vị Bồ tát và đưa vào thờ trong chánh điện với vai trò là một vị Hộ pháp thì vẫn chưa đủ lý do thuyết phục.

Trong trường hợp này, có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Theo chúng tôi, đầu tiên, dựa vào quan niệm bất thành văn của dân gian "sinh làm tướng thì chết làm thần". Vin vào lý do này, nhiều anh hùng nghĩa sĩ đã được lập đền thờ để tưởng nhớ và trong các vị thần ấy và đã có một số vị công thần, nghĩa sĩ được thờ trong chùa. Vì sao vậy, vì có những ngôi chùa, trước đây là đền thờ của làng, của họ. Sau đó, do nhiều lý do khác nhau nên đền từng bước chuyển hóa thành chùa, và một khi đã trở thành một ngôi chùa rồi thì tất nhiên các vị thần được thờ tự trước đây cũng nghiễm nhiên yên vị trong ngôi chùa mới đó. Điều này có thể thấy, trong thực tế, vì ngoài Quan Vũ ra, có rất nhiều ngôi chùa thờ Thành hoàng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Thủ Độ...[chùa Bộc, chùa Cầu Đông, Hà Nội].

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, một trong những điểm đặc thù của Phật giáo Việt Nam là sự hòa quyện mạnh mẽ với tín ngưỡng dân gian trong giai đoạn sơ kỳ, cho nên có nhiều sự hòa quyện tín ngưỡng dân gian trong việc thờ phụng. Tuy nhiên, theo Hòa thượng Khánh Anh trong tác phẩm "Phật giáo vấn đáp" [Thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, 1996] cho rằng, nhân một hôm ngài Trí Giả đại sư [thuộc Thiên Thai tông] đang đi tìm một thế đất đẹp để lập chùa. Tương truyền vùng đất Sư đến có nhiều yêu quái. Thế nhưng, với đức độ của Sư, yêu quái tan mất và không còn tác yêu tác quái nữa. Một đêm nọ, Sư đang ngồi thiền thì có một người ăn mặc như các vị tướng thời xưa, đến thừa rằng: "Tôi là Quan Vũ, là nghĩa thần của Tây Thục, chết có công lớn nên ở núi này. Đại sư là bậc Thánh, sao nhọc gót chân?". Đại sư nói, với cuộc đất đây, muốn dựng ngôi chùa để đền ơn đức sinh thành. Thần nói, "Đệ tử và con của đệ tử là Quan Bình, dựng chùa dâng cúng, xin giữ pháp Phật, cầu Sư nhập định bảy ngày để đợi làm". Sư xuất định, thấy chỗ ấy bữa trước là đầm sâu nghìn trượng mà nay hóa ra đất bằng, thần lại gặp Sư và xin nguyện thọ trì năm giới. Từ đấy thần [Quan Vũ] đã trở thành một đệ tử của Phật vậy.

Tượng Phật nhập Niết Bàn ngoài trời lớn nhất Việt Nam sắp khánh thành

Một giả thuyết khác, khi Quan Vũ bị Lã Mông lập mưu chém bay đầu, Quan Vũ cưỡi ngựa đi tìm đâu của mình khắp nơi. Một hôm, gặp Thiền sư Phổ Tịnh [Phổ Tịch?] chặn lại hỏi: Nếu ông đi tìm đầu thì ai trả đầu cho sáu tướng kia? Ngay đây Quan Vũ liền ngộ lý nhân duyên và trở về với Phật.

Như vậy, từ những cơ sở trên thì Quan Vũ chưa thể xứng tầm là một vị Bồ tát. Nếu có chăng chỉ là một Phật tử tại gia có những hành động mang "dáng dấp" là hành trạng của một vị Bồ tát. Và lẽ tất nhiên, với cương vị này, việc hộ trì Phật pháp là thuộc tính kéo theo của một Phật tử tại gia. Cho nên, theo quan điểm riêng của chúng tôi, nếu như trong chùa nào đó từ trước đến nay đã thờ Quan Vũ thì có thể xem như đây là một vị Ưu bà tắc có công hộ trì cho Phật pháp. Nếu như một ngôi chùa nào đó chưa thiết lập bàn thờ Quan Vũ thì không nên thờ tự vì như đã nói, ủng hộ Phật pháp - nếu có - thì ngoài Quan Vũ ra, còn rất nhiều Thiên Long, thiện thần, thập phương bá tánh. Nếu như phải thờ tất cả thì e không tiện, mà đã không thờ riêng từng vị thì hà cớ gì chỉ thờ một mình Quan Vũ?

Trích "Phật pháp vấn bách"

Có nên thờ Quan Công chung với Phật? - Đồ Đồng Quang Hà

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Vân Trường, quê ở Giải Lương, tỉnh Hà Đông. Ngay từ khi còn nhỏ, ông được mệnh danh là người giỏi võ nghệ, bởi vậy, dân chúng quanh vùng đã tôn ông lên làm tướng thần và thờ cúng ở nhiều nơi. Sau này, triều đại phong kiến Trung Quốc đã phong cho Quan Công nhiều danh hiệu khác nhau nhằm nâng cao ý thức giáo dục cho nhân dân. 
 

Tín ngưỡng thờ tự Quan Công của các gia đình Việt Nam


Ở nước ta, do ảnh hưởng từ tín ngưỡng Nho giáo, nhiều ngôi đình thờ đã được lập để nhân dân thờ cúng Quan Công. Không những thế, trong một số gia đình cũng chuẩn bị riêng một bộ tượng để thể hiện hình ảnh Quan Công trong trang phục võ tướng, ngồi ở tư thế đường bệ, đang rất ung dung, tự tại.


Theo quan niệm của nhiều người, Quan Công là vị thần hộ mệnh cho những người đàn ông làm chủ gia đình, bởi vậy mà tín ngưỡng thờ cúng này ngày càng được các gia đình tin tưởng. Quan Công thường được thờ cúng vào các ngày mồng 1 âm lịch, ngày rằm, các dịp lễ tết và đặc biệt là ngày vía Ông- 24/6 âm lịch.

Thờ Quan Công là một cách để cầu bình an và hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, bảo vệ cho người đàn ông trụ cột trong gia đình và mong ước tài lộc, vận may tới cho cả nhà. Với tài nghệ võ công xuất chúng, Quan Công được xem là vị thánh chuyên trấn áp hung khí, chống lại thế lực tà ma, ngoại đạo. 
 


Thờ tự Quan Công đem lại ý nghĩa gì?


Giờ thì chắc hẳn các bạn đã hiểu tại sao lại thờ Quan Công rồi đúng không? Thờ tượng Quan Công là vật khí lí tưởng để đem lại may mắn và thuận lợi đến cho cửa hàng, công ty, trung tâm thương mại.

Ngoài việc trấn áp hung khí còn mang lại cả sự thịnh vượng, trí tuệ và cả thành đạt trong kinh doanh.

Tín ngưỡng thờ Quan Công không chỉ được người Hoa sùng bái mà cho tới giờ cũng đã được rất nhiều người Việt thờ tự trong gia đình và thiết chế trong làng xã. Đó như là một cách để thể hiện sự khâm phục, ngưỡng vọng lớn lao mà dân chúng dành cho ông.

Bên cạnh câu hỏi tại sao lại thờ Quan Công thì câu hỏi thờ Quan Công như thế nào cho đúng phong thủy cũng được rất nhiều người quan tâm. Gia chủ nếu muốn đem lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia đình thì tốt nhất nên đặt tượng Quan Công tại góc Tây Bắc của ngôi nhà, có mặt hướng ra cửa nhằm mục đích canh chừng những người hay ra vào.


Tượng Quan Công cần đặt ở nơi cao để canh giữ cửa trước. Vũ khí chính thường đi theo Quan Công đó là đại đao và thanh gươm. Bởi vậy khi thờ cúng, mọi người nhớ đặt đúng vị trí bên cạnh ông nhé.


Cách thờ Quan Công như thế nào cho đúng phong thủy?


Gợi ý cho bạn một số cách đặt tượng Quan Công vừa hợp phong thủy lại giúp ngôi nhà được đẹp và sang trọng hơn: trưng bày trong phòng khách, hướng ra cửa; đặt hướng chính Bắc, Tây Bắc, Chính Tây; đặt ở trung tâm căn nhà.


Những hướng nhà bị xấu với tuổi và mệnh của chủ nhà thì nên đặt Quan Công trấn giữ ở cửa. Trường hợp hướng nhà mà bị sao xấu chiếu mệnh cũng có thể thờ tự tượng Quan Công hóa giải. Đặc biệt là những ngôi nhà bị dính nhiều âm khí, sinh nhiều tai họa, bệnh tật tới cho gia đình.


Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu được tại sao lại thờ Quan Công trong gia đình và trong các đền thờ. Để giữ nguyên vẹn được những giá trị tín ngưỡng thờ cúng thì gia chủ cần lựa chọn tượng Quan Công cho thật kĩ càng. 


Bên chúng tôi có rất nhiều những mẫu tượng thờ Quan Công khác nhau để cho bạn lựa chọn. Mọi chi tiết xin liên hệ theo hotline 0984.246.198 hoặc 0966.877.869, ngoài ra, bạn có thể truy cập vào web //dongdaiphat.vn/ để được tư vấn kĩ hơn.

Rated 4.2/5 based on 20 customer reviews

Đối với các định nghĩa khác, xem Quan Vân Trường [định hướng].

Quan Vũ [chữ Hán: 關羽, bính âm: Guān Yǔ, 162-220],[1] tự Vân Trường [雲長], là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, nhưng thất bại của ông là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại của Lưu Bị nói riêng và nhà Thục Hán nói chung.

Quan Vũ

Hình vẽ Quan Vũ [áo xanh] cùng Quan Bình [mặt trắng], Châu Thương [cầm đao] bắt được Bàng Đức [mặc khố] Tên Tên thật Quan Vũ [giản thể: 关羽, phồn thể: 關羽] Tự Trường Sinh [長生]
Vân Trường [雲長] Hiệu Hán Thọ Đình hầu [漢壽亭侯] Tên khác Mỹ Nhiêm Công [美髯公]
Quan Công [關公]
Quan Thánh [關聖]
Quan Đế [關帝]
Quan Nhị Ca [關二哥]

Chủ Đề