Vì sao nhân viên nghỉ việc công ty cũ

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ? Là câu hỏi không còn quá xa lạ với những bạn đã đi phỏng vấn tìm việc làm ở công ty thứ hai trở về sau. Nhiều người lúng túng, không biết trả lời như thế nào khi nhận được câu hỏi như vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này một cách tự tin và có thể thuyết phục nhà tuyển dụng.

Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi câu này?

Mọi câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra đều có lý do. Câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” không phải đưa ra để làm khó bạn. Nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về kế hoạch của bạn và mục tiêu công việc trong tương lai.

Câu hỏi được đưa ra nhằm kiểm tra mức độ thông minh trong cách trả lời của bạn. Câu trả lời của bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được những vấn đề bạn gặp phải ở công ty cũ. Những vấn đề đó có thể gặp lại ở công ty họ hay có gây cản trở với vị trí mới không? Và hơn nữa, họ muốn biết mục đích bạn đến với công ty hiện tại là gì?

Vì vậy, đây là một dạng câu hỏi mà các ứng viên nên chuẩn bị trước để có buổi phỏng vấn thành công nhất.

Dưới đây là những câu hỏi tương tự có thể bạn sẽ gặp khi hỏi về lý do nghỉ việc:

Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?

Điều gì khiến bạn không chọn gắn bó với công ty cũ nữa?

Vì sao bạn chọn công ty chúng tôi làm nơi gắn bó sắp tới?

Bạn đánh giá công việc ở công ty cũ như thế nào? Vì sao bạn lại tìm cho mình một cơ hội mới thay vì tiếp tục công việc đó?

Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Làm sao để trả lời câu hỏi này một cách thông minh?

Trả lời câu hỏi tại sao bạn muốn làm việc tại công ty

Để trả lời câu hỏi này một cách khôn ngoan, bạn không nên trả lời quá trung thực. Cũng giống như việc khi các nhân viên muốn bán được hàng. Để khách hàng có thể tin tưởng mua sản phẩm của họ, họ sẽ nêu ra những ưu điểm. Mà nhiều lúc cũng bỏ qua mặt còn lại của nó ví dụ như tác dụng phụ. Đi phỏng vấn xin việc cũng vậy, bạn đang đóng vai trò là một người đi PR bản thân mình. Bạn mong muốn được nhận vào làm ở công ty mà mình nhắm tới. Vì vậy, trong trường hợp này bạn cần linh hoạt trong cách trả lời.

Điều này không có nghĩa là bạn bịa ra một lý do không có thật cho nhà tuyển dụng nghe. Điều bạn cần là kể lại vấn đề của mình một cách nhẹ nhàng, họp lý nhất.

Ngoài nội dung câu trả lời, thái độ của bạn cũng rất quan trọng. Bạn cần tự tin dưới mọi tình huống, mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Thái độ tự tin sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ bị thuyết phục hơn vào những điều bạn nói.

>>>Có thể bạn quan tâm: Điểm mạnh điểm yếu trong cv – Cách viết dễ lấy lòng nhà tuyển dụng nhất

Những lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất

Khi được hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”, bạn có thể kể ra những lý do nghỉ việc ở công ty cũ hợp lý nhất như

  • Giá trị của bản thân không còn phù hợp với định hướng phát triển của công ty.
  • Công ty chuyển văn phòng tới một nơi khác, gặp vấn đề về khoảng cách địa lý.
  • Công ty cũ tái cấu trúc bộ máy hành chính.
  • Với công việc cũ, bạn không phát huy được hết tiềm năng của bản thân.
  • Bạn cần tìm một môi trường làm việc mới để có cơ hội phát triển bản thân.
  • Bạn muốn thử thách tại một công việc mới, môi trường mới.
  • Cần mức lương cao hơn

Mẫu câu trả lời hay bạn có thể áp dụng khi được hỏi về lý do “tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

Mẫu 1: Làm việc ở công ty cũ một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy tôi đã học được tất cả mọi thứ tôi có thể ở vị trí đó. Tôi là người thích thử thách. nhưng tôi nhận thấy không có cơ hội thăng tiến nào ở công ty cũ. Vì thế tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chuyển việc.

Mẫu 2: Trước đây, tôi cần một khoảng thời gian để học cao hơn nên đã quyết định xin nghỉ việc ở công ty cũ để tập trung học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn. Hiện tại tôi đã hoàn thành khóa học và tự tin có thể đảm nhận vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Mẫu 3: Công ty cũ có kế hoạch chuyển văn phòng sang một cơ sở mới. Văn phòng quá xa so với địa chỉ tôi sống khiến tôi gặp khó khăn trong quá trình di chuyển. Vì vậy, tôi quyết định chuyển sang một công việc gần nhà hơn để có thể tập trung hết mình cho công việc.

Mẫu 4: Vì bộ phận …thiếu nhân sự nên đã chuyển tôi sang một bộ phận … Tôi không có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều để đảm nhận công việc này và đặc biệt tôi không thích nên đã quyết định rời đi.

Mẫu 5: Tôi mong muốn được làm việc đúng chuyên nghành mình theo học để tích lũy kinh nghiệm và  phát triển bản thân. Tuy nhiên, công việc ở công ty cũ lại trái với chuyên ngành mà tôi theo học nên rất để phát huy hết khả năng của mình. Đó là lý do tôi tôi xin chuyển việc và muốn thử sức với một môi trường mới ở công ty mình.

Những điều cần tránh khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”

Những điều cần tránh khi trả lời câu hỏi phỏng vấn

Một sai lầm mà rất có thể ứng viên sẽ gặp phải là nói xấu về công ty cũ. Đôi khi họ nghĩ rằng việc nói xấu công ty cũ sẽ đề cao được giá trị của công ty đang apply. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến ứng viên trở nên nhiều chuyện trong mắt nhà tuyển dụng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu vấn đề này có xảy ra tương tự tại công ty mới không?

Mục đích thực sự của câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ? là nhà tuyển dụng muốn xem xét thái độ của bạn. Khi nhắc về một việc từng gắn bó với mình bạn sẽ phản ứng ra sao? Cách nhìn nhận vấn đề của bạn tích cực hay tiêu cực?

Tránh phàn nàn, chỉ trích quá đà đồng nghiệp hay sếp cũ. Điều này cũng sẽ khiến bạn trở nên nhỏ mọn, thiếu lịch sự.

Tránh đề cập đến những lí do nghỉ việc khi bạn xích mích, mâu thuẫn với đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng sẽ nghi ngờ về tính cách của bạn. Họ cũng có thể lo sợ tình trạng đó sẽ xảy ra trong tương lai nếu họ nhận ban.

Hy vọng bài viết này của Giới thiệu việc làm Hà Nội sẽ giúp bạn có được cách trả lời thông minh cho câu hỏi: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ? Đôi khi, nghỉ việc ở công ty cũ có thể là cơ hội để bạn tìm việc mới tốt hơn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tin tức bổ ích nhé.

Khi đi phỏng vấn xin việc làm, ngoài các câu hỏi bình thường, các ứng viên thường gặp phải những câu hỏi rất khó trả lời. Một trong những câu hỏi đó là “Tại sao anh/chị lại bỏ công việc đang làm?” 

Khi trả lời câu hỏi này điều tối kị là nói xấu sếp và công ty cũ. Nếu bạn cứ thao thao bất tuyệt “kể tội” sếp và công ty cũ của mình thì người phỏng vấn sẽ thắc mắc liệu sau này khi bỏ công việc ở đây, bạn có lại kể xấu họ hay không? Bạn sẽ rơi vào một tình thế rất khó xử nếu công ty cũ của bạn lại chính là đối tác hay khách hàng quan trọng của công ty đang phỏng vấn bạn. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, trái đất tròn mà bạn. Họ sẽ nghi ngờ về khả năng làm việc của bạn khi bạn ghét khách hàng tương lai của mình như vậy. Khi trả lời câu hỏi này, điều quan trọng nhất là bạn nên đưa ra một câu trả lời tích cực, rõ ràng, thể hiện được mục tiêu trong tương lai của bạn.

Đây là câu hỏi gần như chắc chắn bạn sẽ gặp phải khi đi phỏng vấn, vậy bạn nên chuẩn bị các phương án trả lời “an toàn” nhất. Dưới đây là một số gợi ý.


1.Tôi cảm thấy công việc cũ hơi nhàm chán và tôi muốn thử sức với những thách thức mới. Tôi không muốn để tinh thần làm việc không hào hứng đó ảnh hưởng đến lợi ích của công ty cũ. 2. Ở chỗ làm cũ tôi không có đủ cơ hội để thăng tiến, tôi đã sẵn sàng để đối đầu với thử thách mới. 3. Công ty cũ của tôi thực hiện cơ cấu lại, thật không may bộ phận của chúng tôi lại là bộ phận cần cắt bỏ. 4. Tôi muốn thay đổi hướng đi trong công việc, nhưng không thể thực hiện được điều này ở chỗ cũ và tôi thấy công ty anh/chị rất phù hợp. 5. Tôi quan tâm đến công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm hơn, tôi đã sẵn sàng đối mặt với những thử thách mới. 6. Tôi phải rời bỏ công việc cũ, tìm một công việc làm nửa ngày để dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nhưng bây giờ mọi thứ đã ổn định, tôi đã sẵn sàng đi làm cả ngày. 7. Chỗ làm cũ của tôi cách nhà quá xa, hàng ngày tôi mất rất nhiều thời gian cho việc đi lại. Tôi muốn làm ở một chỗ gần nhà hơn. 8. Nói thật là tôi cũng không có ý định bỏ việc nhưng khi tình cờ nhìn thấy quảng cáo tuyển dụng của công ty, tôi cảm thấy đây là một vị trí rất phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của tôi.

9. Tôi không có cơ hội để vận dụng hết các kiến thức và kinh nghiệm của mình trong công việc cũ. Tôi muốn được đóng góp nhiều hơn.

Video liên quan

Chủ Đề