Vì sao mọi người thích xem game of throne

Phần cuối của series đình đám nhất thế giới đang khiến nhiều người hâm mộ khó chịu vì nội dung thiếu hợp lý.

Kể từ khi lên sóng từ tập đầu tiên vào mùa hè năm 2011, “Game of Thrones” [tựa Việt: Trò Chơi Vương Quyền] do hãng HBO sản xuất đã trở thành một trong những series được chú ý nhiều nhất thế giới. Thể loại kỳ ảo tưởng như vốn chỉ dành riêng cho điện ảnh, nhưng với “Game of Thrones”, lần đầu tiên một vùng đất hư cấu với những quái thú rồng, thây ma đã xuất hiện trên màn ảnh nhỏ.

Chưa hết, nội dung của series này cũng vô cùng gay cấn, hấp dẫn khi xoay quanh cuộc chiến tranh giành quyền lực của các gia đình quý tộc, đầy những âm mưu, cạm bẫy, thao túng khó lường. Cái chết trong “Game of Thrones” đến vô cùng đột ngột và không chừa một ai, dù là nhân vật lớn hay nhỏ, lương thiện hay tàn ác thì luôn có thể ra đi bằng cách này hoặc cách khác. Bởi vậy, trải qua nhiều năm phát sóng, “Game of Thrones” không những giành được vô số giải thưởng, mà còn liên tục nâng cao tỷ suất người xem, một điều hiếm gặp so với các series truyền hình dài tập thường thấy.

Tuy nhiên, khi bước sang season 8, cũng là mùa chiếu cuối cùng của series ăn khách này, mọi thứ lại đổi khác. Từng tập phim trôi qua, những lời khen ngợi càng ít đi, thay vào đó là những khiếu nại về chi tiết bất hợp lý, mạch truyện gấp gáp. Các trận đánh đều diễn ra với chiến thuật đầy lỗ hổng như cho toàn bộ quân xông lên dù không thấy rõ kẻ thù trong đêm, đặt máy bắn đá ở phía trước đội quân thay vì phía sau, giúp kẻ thù dễ dàng phá hỏng,….

Nhiều nhân vật nổi tiếng như Daenerys Targaryen, Jaime Lannister còn thay đổi tính cách quá nhanh, phá vỡ hình tượng đã xây dựng qua bao nhiêu năm. Quan trọng hơn cả là những tình tiết phi logic đến nhảm nhí: Chúa quỷ Night King bị giết quá dễ dàng, con rồng bay trên cao bị thuyền bên dưới bắn trúng mà không phát hiện ra,… Tất cả đã khiến season 8 trở thành mùa phim bị “ném đá” nhiều nhất của “Game of Thrones”, không chỉ trên các trang mạng xã hội, mà ngay cả trên các chuyên trang phim ảnh danh tiếng. Vậy điều gì đã gây ra sự “tuột dốc không phanh” về chất lượng của series truyền hình một thời xuất sắc này?

Chúa quỷ Night King bị giết quá dễ dàng

Biên kịch “cắt ngắn” thiên truyện dài trong nguyên tác

Nguyên nhân đầu tiên nằm ở chính bộ đôi biên kịch của phim, đồng thời cũng là nhà sản xuất: David Benioff và Dan Weiss. Năm 2006, David Benioff là người khám phá ra bộ sách “A Song of Ice and Fire” [Trường Ca về Băng và Lửa] của tác giả người Mỹ George R. R. Martin, và nảy ra ý định chuyển thể bộ sách này thành phim. Sau khi lôi kéo cộng sự Dan Weiss vào cuộc, cả hai hẹn gặp nhà văn Martin để xin phép đưa tác phẩm này lên màn ảnh nhỏ. Martin đã “thử” hai người bằng một số câu hỏi hóc búa chưa có lời giải trong bộ truyện [tiêu biểu là “Mẹ của Jon Snow thực sự là ai?”]. Sau khi bộ đôi trả lời được hết những câu hỏi này, George R. R. Martin mới đồng ý cho họ quyền chuyển thể bộ truyện đồ sộ của ông.

Trong suốt các season đầu, David Benioff và Dan Weiss đã thực hiện Game of Thrones bám rất sát vào nguyên tác, với đầy đủ những tình tiết phức tạp lẫn mạng lưới nhân vật, gia tộc chằng chịt, rối rắm. Một mặt, điều này khiến “Game of Thrones” trở thành series khá kén người xem, nhưng mặt khác, nội dung của tác phẩm cũng vì thế mà hấp dẫn, lôi cuốn hơn rất nhiều. Kết quả là đến mùa thứ 4, “Game of Thrones” đã có ngôi vị độc tôn giữa các series truyền hình Mỹ khác, khó có tác phẩm nào sánh được.

Trong suốt 9 năm “Game of Thrones” được trình chiếu, George R. R. Martin vẫn không viết xong được thêm một cuốn tiểu thuyết nào

Vậy nhưng tới năm 2015, sau khi season 5 ra mắt, nhà sản xuất “Game of Thrones” đã gặp vấn đề lớn. Chẳng là khi series bắt đầu được sản xuất vào năm 2009, bộ sách “A Song of Ice and Fire” đã xuất bản được 4 cuốn trong 7 cuốn dự kiến, và còn chuẩn bị ra cuốn thứ 5. Cả hai biên kịch lẫn nhà văn Martin – tác giả tiểu thuyết đều hy vọng bô truyện sẽ hoàn thành nốt 2 tập sách còn lại trong khi phim lên sóng. Tuy nhiên, thực tế là suốt 9 năm “Game of Thrones” được trình chiếu, George R. R. Martin vẫn không viết xong được thêm một cuốn tiểu thuyết nào. Điều này đẩy hai biên kịch vào hoàn cảnh phải tự nghĩ ra tình tiết, khi nội dung phim đã vượt qua tập sách xuất bản gần nhất.

Nếu vấn đề chỉ dừng lại ở đó, thì “Game of Thrones” có lẽ vẫn chưa đi đến kết cục bị ghét thậm tệ như hiện nay. Bởi David Benioff và D. B. Weiss đều là “fan cứng” của bộ sách, được chính tác giả Martin công nhận, nên dù phim có vượt tiểu thuyết thì họ vẫn có thể cho ra những tập mới chất lượng nếu thật sự chú tâm. Nhưng đằng này, cả hai biên kịch lại thống nhất sẽ dừng “Game of Thrones” ở season 8, với con số 73 tập phim. Lý do mà họ đưa ra là đã dành cả một thập kỷ cho tác phẩm này, và họ muốn kết thúc nó sớm để chuyển sang những dự án mới trong tương lai.

Chiều fan và “đốt cháy giai đoạn” khiến phim thiếu logic

Nhà văn Martin từng nói, nếu “Game of Thrones” muốn bám sát toàn bộ câu truyện mà ông có trong đầu, thì sẽ phải cần đến… 13 season mới bao quát được. Bởi lẽ kể từ tập sách thứ 4, thứ 5, các nhân vật chính từng ở cùng một nơi đã bị Martin chia rẽ và phân bổ ra khắp các vùng đất xa xôi: Arya Stark tới thành Braavos bên kia đại dương, Bran Stark ở tít cực bắc, Daenerys Targaryen ở thành Meereen phương đông… Chính Martin khi viết sách cũng băn khoăn không biết cho các nhân vật này trở lại đoàn tụ bên nhau như thế nào, chính vì thế nên ông mới lâu hoàn thành tiểu thuyết đến vậy.

Arya bị Waif – người hướng dẫn nghề sát thủ đâm vào bụng một cú chí tử, nhưng vẫn khỏe lại đầy thần kì, thậm chí còn chạy nhảy khắp đường phố…

Còn trên phim thì khác, vì hai biên kịch Benioff và Weiss buộc phải giữ đúng tiến độ mỗi năm một season, nên họ đã gấp rút đẩy các nhân vật về với nhau bằng những cách thức bất hợp lý để chiều lòng người hâm mộ. Chẳng hạn như Arya bị Waif – người hướng dẫn nghề sát thủ đâm vào bụng một cú chí tử, nhưng vẫn khỏe lại đầy thần kì, thậm chí còn chạy nhảy khắp đường phố… Từng ấy tình tiết phi thực tế chỉ nhằm đưa cô về quê hương kịp thời, thay vì la cà mãi ở xứ xa xôi. Tương tự, cách thức “ném logic ra ngoài cửa sổ” này cũng được áp dụng để đẩy nhanh việc Jon Snow gặp và phải lòng Daenerys Targaryen, Sansa Stark vạch trần Petyr “Littlefinger” Baelish, Cersei Lannister triệt tiêu các đồng minh của Daenerys…

Cái kết của “Game of Thrones” đã được chính nhà văn George R. R. Martin tiết lộ cho hai biên kịch từ nhiều năm trước, trong đó có chi tiết “Mẹ Rồng” Daenerys hóa điên và trở nên tàn ác. Tuy nhiên, khi sáng tác chi tiết này, Martin đã phải lên kế hoạch dẫn dắt rất cẩn thận, trong khi đó David Benioff và Dan Weiss lại gấp rút cho cô hóa điên chỉ trong… 2 tập phim. Chính việc “đốt cháy giai đoạn” này đã làm cho “Game of Thrones” dù có cái kết như tác giả sắp đặt, nhưng vẫn rất vô lý và khó tiếp nhận đối với người hâm mộ.

“Mẹ Rồng” Daenerys hóa điên chỉ trong… 2 tập phim

Hiện tại, “Game of Thrones” chỉ còn đúng một tập duy nhất là khép lại 9 năm làm mưa làm gió trên màn ảnh rộng. Tuy nhiên, hãng HBO sẽ không rời bỏ thế giới Westeros đầy hứa hẹn này, mà sẽ tiếp tục sản xuất nhiều dự án khác lấy bối cảnh tại đây. Mặt khác, hai biên kịch Benioff và Weiss hiện cũng đã bắt tay vào hàng loạt dự án mới, trong đó có phiên bản truyền hình của “Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao” [Star Wars] cùng một series khác nói về cuộc Nội Chiến Hoa Kỳ, không liên quan gì đến “Game of Thrones” nữa.  Nếu họ vẫn tiếp tục cách thức làm việc “đầu voi đuôi chuột” như hiện nay, thì khán giả lẫn người hâm mộ quả thực phải dè chừng với những tác phẩm tiếp theo mà bộ đôi này tung ra.

Game of Thrones [Trò chơi vương quyền] chỉ còn một tập cuối. Sau tám năm, loạt phim cổ trang được xem là hiện tượng văn hóa toàn cầu. Tập mới nhất của phim thu hút đến 12,48 triệu người xem - chỉ tính trên kênh chính thức của HBO. Những cái tên như Jon Snow, Mẹ Rồng, Cersei trở nên quen thuộc với nhiều người. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thậm chí mượn ý trong phim để diễn đạt ý tưởng chính trị của mình.

Ở mùa đầu năm 2011, Game of Thrones gây chú ý nhưng chưa thành hiện tượng. Nó thu hút khoảng 2,2 triệu người xem mỗi tập và không thắng giải Emmy. Tuy nhiên, lượng khán giả tăng dần sau đó và series liên tiếp đoạt giải thưởng.

Cảnh phim tập áp cuối "Game of Thrones".

USA Today nhận định tác phẩm thành công nhờ bất ngờ trong kịch bản, khi các nhân vật có thể đột ngột bị khai tử. Ở mùa đầu, Ned Stark được mô tả như người trung nghĩa, dũng cảm - kiểu nhân vật chính điển hình trong series. Tuy nhiên, ông mắc mưu và bị xử tử cuối mùa, gây bất ngờ cho những người chưa đọc truyện gốc A Song of Ice and Fire.

Sau đó, Game of Thrones gây chú ý lớn với tình tiết cuối mùa ba, khi Robb Stark [Richard Madden đóng] - con trai Ned Stark - bị phản bội, sát hại dã man trên hành trình kéo quân trả thù cho cha. Đây là bước ngoặt trong series, có chất lượng dàn dựng, diễn xuất tốt. Ngoài yếu tố bạo lực gây sốc, cảnh này còn khiến cán cân trò chơi vương quyền nghiêng về nhà Lannister, trong khi nhà Stark [được đa số xem là phe "chính diện"] gần như tan rã. Khán giả bị hút vào các mùa sau đó để theo dõi hành trình hồi phục của những đứa con nhà Stark. Yếu tố bất ngờ được giữ cho đến mùa cuối. "Ngay cả đến giờ, chúng ta vẫn chưa chắc ai sẽ lên ngai vàng", Guardian nhận định.

Cái chết, máu me và những cú sốc là yếu tố bề mặt giúp series hút khách, như ở cảnh vua Joffrey chết trong đám cưới, hoàng thân Oberyn bị giết trong trận đấu đậm chất bạo lực, rồi Cersei cho nổ tung các đối thủ chính trị cùng hàng trăm người vô tội. Những cảnh khỏa thân và ân ái cũng xuất hiện nhiều lần, gây tranh cãi nhưng càng khiến series được chú ý hơn.

Ông Trump chế ảnh với font chữ giống trong "Game of Thrones", đăng trên Twitter mừng một chiến thắng chính trị của mình.

Guardianđánh giá sức hút lớn nhất của Game of Thrones nằm ở các nhân vật. "Số nhân vật khổng lồ của series vượt các loạt phim trước đây. Có nhiều vai và đường dây thu hút khán giả. Quyền lực, tình thân, gia đình, quốc gia, chính trị, chinh phục, mưu kế được kết hợp trong câu chuyện mang tính tàn nhẫn, lạnh lùng và bình thường hóa bạo lực".

Ở phần điểm phim của các báo Âu Mỹ, hầu hết khen diễn biến tâm lý nhân vật. Series có nhiều kiểu người, từ nhân vật anh hùng, thông minh, tàn ác, đào hoa đến kiểu thâm hiểm, giỏi trò chơi chính trị. Trong đó, hai nhân vật có nhiều fan bậc nhất là Arya Stark và Tyrion - đều vượt qua bất lợi thể chất, tâm lý để thành công. Arya là cô bé nhỏ con, mất cả gia đình, trải qua quá trình rèn luyện đớn đau để thành sát thủ thiện nghệ. Còn Tyrion bị chế nhạo là Quỷ Lùn do vóc dáng nhỏ bé. Tuy nhiên, anh gây ấn tượng với sự thông minh kiểu gian hùng, nhiều lần lật ngược tình thế nhờ đầu óc.

Sự mập mờ, không phân thiện ác rõ ràng cũng là điểm thu hút của các nhân vật. Trên Guardian, giáo sư văn học Trung cổ Raluca Radulescu cho biết: "Có những phụ nữ thậm chí quan hệ loạn luân [Cersei và Daenerys] nhưng khán giả nể phục họ nhờ sự bình tĩnh, sẵn sàng ra tay với kẻ thù, sự tập trung trong trò chơi chính trị". Một nhân vật cũng được yêu thích là Jaime Lannister - em ruột kiêm tình nhân của Cersei. Ban đầu, anh gây ấn tượng như kẻ tàn ác, sẵn sàng xô đứa bé khỏi tháp khi nó chứng kiến cảnh mình làm tình. Nhưng về sau, những góc khuất trong đời Jaime được hé lộ, khiến khán giả đồng cảm với anh.

Tình tiết cuối mùa ba - được gọi là "Đám cưới Đỏ" - khi Robb Stark [giữa] cùng mẹ [phải] và vợ [trái] bị sát hại - gây sốc cho nhiều fan. Ảnh: HBO.

The Humanist đánh giá cao cách xây dựng nhân vật của Game of Thrones, cho rằng series gây cảm xúc mạnh hơn Chronicles of Narnia và Lord of the Rings - những tác phẩm phân thiện ác rạch ròi. "Khi các phe được chia thiện ác rõ, người xem biết trước kết cục". Điều này không xảy ra với Game of Thrones khi các nhân vật có thể chết chính do đức tính của mình. "Ned Stark chết do ông là người tốt, rơi vào một tình huống mà cư xử quá tốt cầm chắc cái chết".

Trên The Curious Reader, cây bút Prasanna Sawant giải thích: "Chúng ta thích người tốt, ủng hộ họ nhưng cách thể hiện truyền thống hơi thiếu thực tế. Còn nhân vật trong Game of Thrones không hoàn toàn tốt hay xấu mà luôn biến chuyển". Ở nhiều trường hợp, các giá trị đạo đức đẩy nhân vật vào mâu thuẫn. Jon Snow là người tốt nhưng nhiều lần làm sai luật của đội Tuần Đêm [đơn vị anh thề trung thành] do tình yêu, do muốn chống lại nhà Bolton [những kẻ phản bội gia đình anh]. Daenerys muốn giải phóng nô lệ và thành lãnh đạo công bằng nhưng sẵn sàng để anh trai chết trong đau đớn. Còn nhân vật tàn ác như Cersei cũng có những khoảnh khắc gây thiện cảm nhờ tình thương con.

Cảnh Arya giết cả gia tộc Frey để trả thù cho sự kiện Đám cưới Đỏ.

Ngoài chất lượng của Game of Thrones, trang USA Today nhận định series thành công khi đánh trúng tâm lý của thế hệ trưởng thành đầu thế kỷ 21 [Millennial]. "Họ được dạy rằng nếu học chăm chỉ, vào đại học tốt, có việc làm tốt thì sẽ ổn định cuộc sống. Nhưng thực tế không phải vậy. Sự ổn định chính trị, xã hội vào thời tổng thống Clinton [thập niên 1990] đã bị khuấy động bởi sự kiện 11/9 [năm 2001], rồi đến cuộc bầu cử năm 2016 [khi Tổng thống gây tranh cãi - Donald Trump - thắng]".

Điều này có phần tương đồng với số phận những đứa trẻ nhà Stark. Ở tập đầu series, các nhân vật tưởng chừng có tương lai rất ổn định. Nhưng rồi biến cố dồn dập xảy ra và đẩy họ xa khỏi dự tính ban đầu. "Thế hệ Millennial bị đẩy vào một thế giới hỗn loạn mà họ không tạo ra, cũng như nhà Stark". Khán giả dễ liên hệ bản thân với nhân vật Game of Thrones, giúp series thành hiện tượng toàn cầu.

Một nhóm người cosplay [đóng giả] các nhân vật "Game of Thrones" ở một sự kiện tại Italy năm 2018. Ảnh: Twitter.

Ở tầm cao hơn, Guardian đánh giá Vũ trụ Điện ảnh Marvel hay Game of Thrones đã tạo ra những bong bóng văn hóa đại chúng, khiến nhiều khán giả "đoàn kết" ở tầm vóc toàn cầu, trong lúc các vấn đề chính trị và tôn giáo vẫn tiếp tục chia rẽ chúng ta. Bằng việc thưởng thức, tham gia và thậm chí nghiên cứu các vũ trụ phim ảnh này, nhiều người tìm thấy điểm chung để sát cánh cùng nhau.

"Các phim khoa học viễn tưởng, giả tưởng giống một tôn giáo thế tục. Chúng ta tập hợp với số lượng lớn để xem chúng, ủng hộ chúng về tiền bạc, trang trí cho bản thân với các vật phẩm từ chúng và tức giận khi người khác chê chúng. Những thế giới hư cấu này rõ ràng mang lại điều gì đó cao hơn yếu tố giải trí đơn thuần. Đó có lẽ đơn giản là sự kết nối", Guardian nhận định.

Ân Nguyễn

Video liên quan

Chủ Đề