Vì sao nhà Trần quan tâm tới sự phát triển nông nghiệp và quân đội

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng
Câu hỏi: Quân đội của nhà Trần được tổ chức như thế nào? Quân đội dưới thời Trần gồm có cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và nhà vua. Cấm quân được tuyển chọn từ những trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương của nhà Trần.

Ở làng xã, có hương binh. Khi có chiến tranh, còn có quân đội của các vương hầu. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách “ngụ binh ư nông”, theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ thường xuyên. Nhà Trần còn cử nhiều tướng giỏi cầm quân đóng giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía bắc. 

Câu hỏi: Phương thức xây dựng quân đội nhà Trần có gì giống và khác nhau so với nhà Lý?

 

- Giống nhau: cùng thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Khác nhau:+ Quân đội nhà Trần được chia thành hai loại: cấm quân và quân ở các lộ. Cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở làng xã. Khi có chiến tranh, còn có thêm quân đội của các vương hầu.+ Quân đội nhà Lý được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.

+ Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương: “Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”.

 

Câu hỏi: Để củng cố quốc phòng, nhà Trần đã làm gì?

 - Xây dựng tinh thần đoàn kết trong quân đội.

- Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

- Quân đội nhà Trần được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.- Vua Trần thường đi điều tra việc phòng bị những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc. 

Câu hỏi: Nhà Trần thực hiện chủ trương “lấy đoản binh thắng trưởng trận, lấy ngắn đánh dài, xây dựng tình đoàn kết trong quân đội” và “khoan thử sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”. Em hãy nêu ý nghĩa và tác dụng chủ trương nêu trên.

 

- Ý nghĩa của chủ trương: thể hiện tinh thần “lấy yếu thắng mạnh”, “lấy ít thắng nhiều” phát huy sức mạnh đoàn kết, biết lấy dân làm gốc.

- Tác dụng của chủ trương: tạo nên nhận tố quan trọng để nhà Trần đánh bại kẻ thù xâm lược. 

2. Phục hồi và phát triển kinh tế


Câu hỏi: Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế? Tác dụng của nó đối với sự tồn tại và phát triển đất nước dưới thời Trần? 

- Chính sách:

+ Nông nghiệp: đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng thêm diện tích, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh. Được Nhà nước quan tâm, người dân tích cực cày cấy, nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.+ Thủ công nghiệp: Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng. Chợ mọc lên ngày càng nhiều. Không khí buôn bán trong và ngoài nước tấp nập.

- Tác dụng:

+ Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân.+ Nhân dân, nhất là nông dân, tin tưởng vào nhà nước thời Trần. 

Câu hỏi: Thế nào là điền trang?

 Điền trang là ruộng đất tư của quý tộc, vương hầu thời Trần, xuất hiện do chính sách khai khẩn ruộng hoang. 

Câu hỏi: Tình hình phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần?

 

- Thủ công nghiệp:

+ Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí.+ Nghề thủ công được chú trọng gồm: nghề đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,...

- Thương nghiệp:

+ Ở làng xã, chợ mọc lên ngày càng nhiều.+ Ở kinh thành Thăng Long, bên cạnh Hoàng thành đã có 61 phường.+ Thuyền bè các nước ra vào buôn bán tấp nập ở cửa biển Hội Thống [Hà Tĩnh], Hội Triều [Thanh Hoá], Vân Đồn [Quảng Ninh]. 

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần ở thế kỉ XIII?

 Thủ công nghiệp và thương nghiệp dưới thời Trần thế ở kỉ XIII tiếp tục duy trì những nghề thủ công truyền thống của các triều đại trước. Thương nghiệp phát triển hơn, thể hiện ở chỗ Thăng Long bên cạnh Hoàng thành, đã có 61 phưởng -> việc buôn bán sầm uất.Đặc biệt, việc buôn bán giao lưu trao đổi hàng hoá với người nước ngoài được mở rộng ở các cửa biển Hội Thống [Hà Tĩnh], Hội Triều [Thanh Hoá], Vân Đồn [Quảng Ninh] là những nơi có sự trao đổi tấp nập với thương nhân nước ngoài. 

Câu hỏi: Những chủ trương, biện pháp về quân sự, quốc phòng và kinh tế của nhà Trần đã có tác dụng như thế nào?

 

Những chủ trương, biện pháp về quân sự, quốc phòng và kinh tế của nhà Trần cùng với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân ta đã đưa Đại Việt ở thế kỉ XIII trở thành một quốc gia hùng cường, có quân đội và quốc phòng vững mạnh, có nền kinh tế phát triển.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nhà Trần

Câu 2 [trang 44 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

     - Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần?

Trả lời:

     - Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh: Nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đến đời sống của dân, nội bộ triều đình mâu thuẫn, nhân dân cơ cực, nhà Lý phải vào nhà dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

     - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta.

     - Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

     - Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.

     - Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

=> Đầu năm 1226 nhà Trần được thành lập.

2. Tìm hiểu vì sao nhà Trần quan tâm tới sự phát triển nông nghiệp và quân đội

Câu 3 [trang 44 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

     - Trao đổi, thống nhất ý kiến về tình hình xây dựng quân đội và phát triển nông nghiệp dưới thời Trần

Trả lời:

* Tình hình xây dựng quân đội và phát triển nông nghiệp dưới thời Trần:

     - Về quân đội: nhà Trần xây dựng lực lượng quân đội, những người khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

     - Về nông nghiệp: Chăm lo khuyến khích nhân dân sản xuất và tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất và lãnh thổ.

3. Tìm hiểu về nhà Trần và việc đắp đê

Câu 1 [trang 45 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

     - Bức tranh trên tả về cách đắp đê như thế nào?

     - Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê như thế nào?

     - Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích gì?

Trả lời:

     - Bức tranh trên tả cách đắp đê: người dân đắp đê bằng cách đập đá để kè vào dọc hai bên bờ sông.

     - Nhà Trần đã quan tâm việc đắp đê bằng cách: nhà Trần huy động nhân dân cả nước mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn những con sông lớn cho đến đến cửa biển. Khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều tham gia bảo vệ đê.

     - Nhà Trần chăm lo đến việc đắp đê nhằm mục đích: bảo vệ nhà cửa, của cải hoa màu và tính mạng của con người vào mùa lũ lụt.

4. Tìm hiểu tinh thần kháng chiến của quân dân nhà Trần

Câu 2 [trang 45 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

     - Những chi tiết nào trong đoạn văn trên nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quan Mông – Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần?

Trả lời:

* Chi tiết trong đoạn văn trên nói lên tinh thần quyết chiến đấu với quân Mông – Nguyên của quân và dân ta dưới thời nhà Trần là:

     - Nên đánh hay nên hòa? điện Diên Hồng vang lên tiếng hô đồng thanh của các bô lão: “Đánh”.

     - Trần Hưng Đạo có nói : “Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm…”

     - Các binh sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”.

     - Căm giận quân xâm lược, Trần Quốc Toản tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.

5. Tìm hiểu cách tổ chức kháng chiến của nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến

Câu 1 [trang 47 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

     - Những chi tiết nào nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến?

Trả lời:

* Chi tiết nói đến kết quả của từng cuộc kháng chiến:

     - Lần thứ nhất, chúng cắm cổ rút chạy, không còn hung hăng cướp phá như khi mới vào xâm lược.

     - Lần thứ hai, tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn thoát.

     - Lần thứ ba, quân ta chặn đường rút lui của giặc, dùng để cắm cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để tiêu diệt chúng.

6. Đọc kĩ đoạn văn sau và ghi vào vở

Câu 1 [trang 48 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

1. Hãy điền dấu x vào ô trống trước ý đúng

Câu 2 [trang 48 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa?” tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của:

    A. Các tướng lĩnh

    B. Các binh sĩ

    C. Các bô lão

Trả lời:

Trả lời câu hỏi của vua Trần tại Hội nghị Diên Hồng: “Nên đánh hay nên hòa?” tiếng hô đồng thanh “Đánh!” là của:

Đáp án: C. Các bô lão

2. Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp

Câu 1 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

Trả lời:

3. Cùng nhau hoàn thành bảng:

Câu 2 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

Trả lời:

4. Hãy kể tên các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp

Câu 3 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN].

Trả lời:

* Các chính sách của nhà Trần có tác dụng phát triển nông nghiệp là:

     - Khuyến khích nhân dân sản xuất và tuyển mộ người đi khẩn hoang để mở rộng ruộng đất và lãnh thổ.

     - Huy động nhân dân đắp đê để ngăn ngừa lũ lụt, bảo vệ hoa màu vào mùa lũ.

Câu 4 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN]. Từ kinh nghiệm đắp đê, phòng chống lũ lụt của nhà Trần, em hãy kể một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em?

Trả lời:

* Một số biện pháp phòng chống lũ lụt ở địa phương em là:

     - Đắp đê, kè đá ở dọc ven sông để chống sạt lở đất và ngăn lũ lụt

     - Thu dọn đồ đạc, thức ăn, nước uống lên khu vực cao, đảm bảo an toàn để tránh lũ

     - Giằng chéo nhà cửa chắc chắn tránh nước lũ cuốn trôi….

Câu 5 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN]. Nhờ sự giúp đỡ của người thân, em đã biết được đền thờ nhà Trần hoặc các vị anh hùng nào dưới thời Trần?

Trả lời:

- Theo em, đền thờ nhà Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định [sát quốc lộ 10], là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.

- Các vị anh hùng dưới thời Trần là:

   + Trần Cảnh

   + Trần Thủ Độ

   + Trần Thị Dung

   + Trần Quốc Tuấn

   + Trần Quang Khải

   + Trần Nhật Duật

   + Trần Khánh Dư

Câu 6 [trang 49 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN]. Hãy kể, vẽ, hoặc làm thơ về một nhân vật nào đó dưới thời Trần mà em biết.

Trả lời:

   Bài thơ : Danh thơm, đức thánh Trần Hưng Đạo

   Vẹn hiếu, trọn trung khác lệ thường

   Phò vua, xoá hận, trí kiên cường

   Nguyên Mông đại bại liền ba bận*

   Dân Việt uy danh dậy bốn phương

   Soái giặc bỏ mình khi thuỷ chiến**

   Thoát Hoan chui ống lúc cùng đường

   Đời đời truyền tụng tài thao lược

   Đức Thánh triều Trần, Hưng Đạo vương.***

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Lịch Sử và Địa Lí 4 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề