Vì sao cần học môn phương pháp nghiên cứu khoa học

Tại sao sinh viên cần tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học?

10/3/2019 4:18:47 PM

Nhắc đến nghiên cứu khoa học [NCKH] nhiều người thường nghĩ đó là một công việc vất vả, đầy chông gai, lấy đi rất nhiều thời gian, công sức của người tham gia. Nhưng tại sao sinh viên vẫn thường được khuyên nên tham gia NCKH?

Nhiều lợi ích không ngờ
Vậy trên thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại cho sinh viên những lợi ích như thế nào?

Trước hết, thông qua việc thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên hiểu sâu hơn về những kiến thức đã học trên giảng đường, đồng thời được bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách vở. Và nhiều khi trong quá trình làm các em lại nhận ra những bài học tưởng chừng như cằn cỗi trong sách vở hóa ra lại sinh động ở trong đời sống thực tế. Quá trình đi khảo sát, điều tra, phỏng vấn … sinh viên sẽ được làm những công việc của một cử nhân thực thụ đang làm việc trong một công ty, cơ quan nào đó. Đây thực sự là một trải nghiệm mới về những điều chúng ta quan tâm, yêu thích xung quanh nhằm khám phá bản thân.



Nhóm sinh viên làm nghiên cứu trình bày tạiHội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên lần thứ XI.

Thứ hai, qua NCKH chúng ta biết cách thực hiện đề tài mang tính khoa học: lập kế hoạch, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ trong nhóm… Điều này sẽ tạo cho chúng ta tư duy logic, biện chứng và cái nhìn bao quát mọi việc - đó là tầm nhìn của người quản lý, của lãnh đạo - làm cơ sở để phấn đấu trong tương lai. Đồng thời, NCKH cũng giúp các em có tác phong làm việc tích cực, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong nhóm, cùng nhau giải quyết những khó khăn, rắc rối nảy sinh, nâng cao kỹ năng thuyết trình và bảo vệ đề tài trước hội đồng… Đó là kinh nghiệm rất quý khi sinh viên thực sự bắt tay vào làm việc tại các công ty.

Thứ ba, NCKH giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ, không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một vài lớp học thôi, mà còn nhiều bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp ấy cũng là một lợi thế, để các em có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn,…Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên sau này xin việc.

Nhóm sinh viên chương trình Hệ thống thông tin quản lý đạt giải Khuyến khích Vòng Chung kết Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka năm 2018.

Cuối cùng, NCKH giúp sinh viên cải thiện tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo cũng như viết báo cáo, làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp khi chuẩn bị ra trường và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm sau này. Những kinh nghiệm đó cũng sẽ rất quý nếu sau này chúng ta học lên cao hơn ở thạc sỹ, tiến sỹ, hoặc xin học bổng của trường đại học nước ngoài.

Vậy tại Khoa Quốc tế, sinh viên tham gia hoạt động NCKH sẽ có được những gì? Các em sẽ được Khoa hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài [2.000.000đ/đề tài] và sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi tập huấn tiền nghiên cứu và hậu nghiên cứu, như tổ chức giới thiệu về hoạt động NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình nhằm trang bị cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Một điểm đặc biệt của hoạt động NCKH sinh viên ở Khoa Quốc tế là toàn bộ nghiên cứu được viết và bảo vệ trước hội đồng bằng tiếng Anh, nên chắc chắn vốn tiếng Anh chuyên ngành cũng như kỹ năng thuyết trình, phản biện bằng tiếng Anh của các em sẽ tốt lên rất nhiều sau mỗi lần thực hiện các nghiên cứu.

Ngoài ra, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên cử tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Chủ nhiệm Khoa [khi xin việc bộ hồ sơ của các em sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp ĐHQHGN, cấp bộ, cấp quốc gia.

Nghiên cứu khoa học: khó mà không khó

Khi nói đến nghiên cứu khoa học, đa phần các bạn sinh viên đều nghĩ đến cái gì đó to lớn, là công việc rất vất vả và đầy khó khăn như: chọn đề tài gì? lấy số liệu thế nào? phân tích và xử lý số liệu ra sao…?
Để chọn được đề tài nghiên cứu, trước tiên các em cần đầu tư suy nghĩ và trao đổi với các giảng viên về lĩnh vực mình đam mê để hiểu hơn các vấn đề trong lĩnh vực đó, những vấn đề còn chưa được nghiên cứu hoặc còn đang có nhiều tranh cãi. Thực tế cho thấy bất kể lĩnh vực nào cũng có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để đưa ra những khuyến nghị, giải pháp, sản phẩm hữu ích cho con người.

Sau khi đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu, chúng ta cần xác định rõ phạm vi, đối tượng và mục đích của việc nghiên cứu; tiếp đó cần lập kế hoạch cụ thể, như phân bố thời gian giữa học trên lớp và làm đề tài; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm; tìm kiếm tài liệu, viết đề cương, dự kiến tiến độ thực hiện đề tài, chuẩn bị cơ sở vật chất… Việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu sẽ giúp chúng ta chuẩn bị tốt cho quá trình lấy số liệu hoặc làm thí nghiệm. Làm tốt được việc này thì các bước tiếp theo của quá trình nghiên cứu đề tài sẽ thuận lợi, tránh được lãng phí tài nguyên, nguồn lực do phải làm đi làm lại.

Poster trình bày những điểm mới trong nghiên cứu của các nhóm sinh viên.

Trong quá trình thu thập thông tin, số liệu hoặc làm thí nghiệm cần thường xuyên trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn để có thể lấy số liệu nhanh, chính xác và có giá trị nhất. Đây là quá trình thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên với việc áp dụng kiến thức đã học, các khó khăn chắc chắn sẽ dần được giải quyết.

Công việc khó khăn nữa đó là quá trình viết báo cáo đề tài. Sau khi đã có số liệu, kết quả của quá trình nghiên cứu, chúng ta cần viết và trình bày báo cáo trước hội đồng nghiệm thu. Khi bắt tay vào viết báo cáo sẽ gặp một số vấn đề như việc trình bày như thế nào cho đúng với quy định, các chữ viết tắt, viết hoa, cách trình bày bảng biểu, hình vẽ, lỗi font chữ … Sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn và Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác phát triển ngay từ khi bắt đầu bắt tay vào viết báo cáo sẽ là một gợi ý hay để tránh tình trạng phải sửa đi sửa lại nhiều lần.



Các thầy, cô hướng dẫn sẽ luôn bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên trên con đường làm nghiên cứu.

Và cuối cùng, tại buổi báo cáo trước hội đồng nghiệm thu, việc trao đổi và lắng nghe các câu hỏi phản biện của thầy cô giáo trong quá trình thực hiện đề tài cũng là một gợi ý rất tốt giúp chúng ta có được lý luận sắc bén hơn, đỡ tốn tiền bạc và công sức hơn, có được cách làm và trình bày báo cáo rõ ràng hơn.

Như vậy, NCKH là công việc lấy đi nhiều công sức và thời gian, nhưng qua NCKH chúng ta có thể thấy được một phần của đại dương kiến thức mênh mông, như Isaac Newton từng nói “Điều chúng ta biết là một giọt nước. Điều chúng ta không biết là cả một đại dương". NCKH giúp chúng ta học được, biết được nhiều điều hữu ích cho chính cuộc sống của mình và hơn thế nữa đó là cách để làm cho mỗi chúng ta trở nên có giá trị hơn đối với xã hội.

Liên Hương
P. KHCN&HTPT

Những lợi ích thiết thực cho sinh viên nghiên cứu khoa học

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 19-04-2021

Chắc chắn hiện nay không ít các bạn sinh viên luôn thắc mắc là tại sao sinh viên luôn được nhà trường và khoa chuyên môn khuyến khích nên tham gia các dự án nghiên cứu khoa học ?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết phải hiểu nghiên cứu khoa học là gì ?

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

Có thể hiểu đơn giản NCKH là một dự án nhóm. Dự án này giúp các bạn sinh viên có thể vận dụng vận dụng và thực hành lý thuyết đã và đang được học để giải quyết các vấn đề trong thực tế dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Do đó, việc thực hiện các đề tài NCKH giúp cho các bạn sinh viên thu được thêm rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quãng thời gian còn là sinh viên.

Sinh viên NCKH là một trong những phương thức học tập hiệu quả nhất hiện nay, bởi trong quá trình nghiên cứu, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức lý luận và kiến thức thực tiễn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau: qua bài giảng trên lớp, nghiên cứu tài liệu, sách, báo trên Internet, hoặc các sản phẩm thực tiễn trong cuộc sống… qua đó tạo cho mình cách học tập khoa học và khơi gợi khả năng sáng tạo. Có thể khẳng định rằng, sinh viên tham gia NCKH sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bản thân.

NHỮNG LỢI ÍCH CHUNG CHO SINH VIÊN TỪ VIỆC THAM GIA NCKH

Thứ nhất, NCKH không những giúp sinh viên nắm chắc kiến thức mà còn tiếp cận nhiều hơn kiến thức mới

Mỗi sinh viên thi tham gia NCKH đều đòi hỏi phải có nền tảng kiến thức cơ bản, nhưng không chỉ dừng lại ở các kiến thức đó, trong quá trình nghiên cứu còn đòi hỏi người nghiên cứu không ngừng bổ sung, hoàn thiện kiến thức của mình. Do đó việc tìm kiếm và đọc thêm các tài liệu bổ trợ là cần thiết. Điều này tạo cho sinh viên kỹ năng nghiên cứu và kiến thức phục vụ cho đề tài của mình sẽ tăng lên. Đồng thời, các bạn có cơ hội được làm việc cùng với giảng viên hướng dẫn nên sẽ được định hướng và chỉ dẫn thấu đáo hơn đối với các vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, NCKH giúp sinh viên phát triển và rèn luyện các kỹ năng tư duy sáng tạo, làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Đối với đề tài khoa học do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện thì việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viênphát triển các kỹ năng làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ýthức và trách nhiệm, thêm vào đó là biết phân công công việc phù hợp với khả năng và sở trường của từng thành viên.

Thứ ba, phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong đó có kỹ năng thuyết trình để bảo vệ đề tài nghiên cứu của mình

Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước hội đồng khoa học. Đâycũnglàtrảinghiệmrất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình.

Thứ tư, cải thiện tiếng Anh chuyên ngành

Khi tham gia dự án NCKH, các bạn sinh viên sẽ được cải thiện thêm tiếng Anh chuyên ngành, có kinh nghiệm trong việc đọc, tìm tài liệu, cách trích dẫn tài liệu, tổng hợp phân tích báo cáo. Những điểm thuận lợi này cũng giúp sinh viên nâng cao kỹ năng viết chuyên đề, viết luận văn tốt nghiệp và những kỹ năng viết báo cáo khi đi làm.

Thứ năm, thiết lập thêm các mối quan hệ mới

NCKH tạo môi trường để mở rộng mối quan hệ với bạn bè, anh chị, thầy cô trong Khoa, Trường và các tổ chức, cơ quan bên ngoài xã hội. Nắm trong tay những mối quan hệ tốt đẹp đó cũng là một lợi thế, để sinh viên có thể học hỏi, mở mang tầm kiến thức đa đạng và phong phú hơn… Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi xin việc sau này.

Thứ sáu, xây dựng hành trang cho mình bằng những thành tích đạt được và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp

Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn tạo dựng được những thành tích tốt trong quá trình học tập. Đồng thời, những đề tài đạt giải được Khoa, nhà trường và các tổ chức trong xã hội khen thưởng. Đây cũng là cách thức giúp xây dựng hành trang trước khi tốt nghiệp của mình. Với những thành tích đạt được trong quá trình học tập, những sinh viên tích cực NCKH sẽ được các tổ chức, doanh nghiệp để ý đến và tạo cơ hội việc làm ưu tiên là điều đương nhiên.

LỢI ÍCH TĂNG THÊM KHI NCKH TẠI KHOA XUẤT BẢN, PHÁT HÀNH

Những lợi ích ở trên là những lợi ích chung nhất cho sinh viên khi nghiên cứu khoa học, còn nếu sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học tại khoa Xuất bản, Phát hành thì ngoài những lợi ích kể trên thì các bạn còn được Khoa xét thưởng 3 đến 5 triệu đồng/đề tài [ bên cạnh kinh phí trường cấp là 5 triệu/đề tài] và được Khoa hỗ trợ sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất trong quá trình thực hiện đề tài, Khoa cũng tổ chức các buổi hướng dẫn kỹ năng NCKH, quy trình nghiên cứu, thực hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, kỹ năng viết báo cáo và thuyết trình giúp cho sinh viên có đầy đủ nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp và kỹ năng triển khai thực hiện đề tài.

Hơn nữa, sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình, các em sẽ được Khoa ưu tiên tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học; ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích trong NCKH; tính điểm rèn luyện sinh viên và cấp Giấy chứng nhận NCKH của Khoa Xuất bản, Phát hành [khi xin việc, hồ sơ của sinh viên sẽ được đánh giá cao hơn nếu có giấy chứng nhận này]. Đối với những đề tài có tính khoa học cao, ứng dụng trong thực tiễn sẽ được phát triển bồi dưỡng thêm để tham dự tiếp các giải nghiên cứu khoa học ở cấp trường, cấp bộ …

Nói tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học giúp các bạn sinh viên xây dựng và phát triển được tính năng động, sáng tạo, khả năng tư duy độc lập, tự nghiên cứu và khả năng làm việc nhóm của mình. Qua đó cũng giúp sinh viên trau dồi kiến thức, phát huy những điểm mạnh, áp dụng khoa học công nghệ vào giải quyết vấn đề thực tiễn, tích lũy kỹ năng nghề nghiệp… để đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

ThS. Nguyễn Ngọc Thanh

Giảng viên khoa Xuất bản, Phát hành

1. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học

1.1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học hay tiếng Anh gọi là Scientific Research là quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn nhằm tìm ra kiến thức mới, những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ý nghĩa với thực tiễn. Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựa trên cơ sở những già đã thu thập được về số liệu, tài liệu,…

Từ đó có thể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việc thực hiện tổng hợp hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm ra quy luật mới, khái niệm mới, hiện tượng mới,… đã được chứng minh trong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát thực tế hay qua những số liệu, tài liệu đã được thu thập.

Việc tiến hành nghiên cứu những công trình khoa học lớn cần nhiều thời gian công sức về cả người và của nhưng một khi đã thành công, kết quả từ quá trình nghiên cứu này rất có ý nghĩa trong thực tiễn phục vụ nhu cầu cho chính con người hay còn là yếu tố tác động chính tới sự phát triển của xã hội.

1.2. Nghiên cứu khoa học cần tới con người sở hữu tố chất nào?

Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu – công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa - xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:

- Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.

- Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống

- Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất

- Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.

- Liên tục rèn luyện năng lực nghiên cứu từ lúc là sinh viên: Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với nghiên cứu khoa học nhiều trường đại học đã phát động cuộc thi nghiên cứu khoa học với đề tài chuyên môn tự chọn thu hút sự tham gia của không ít nhóm sinh viên. Họ đều là những người có niềm đam mê nghiên cứu, tinh thần ham học hỏi, thích khám phá những điều mới mẻ. Đặc biệt với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đối tượng nghiên cứu này luôn hy vọng đem đến những điều mới mẻ chứng minh năng lực sau quá trình nghiên cứu với nhà trường tạo tiền đề cho nhiều công trình nghiên cứu lớn sau này cống hiến cho nền khoa học nước nhà.

Việc làm nghiên cứu khoa học

1.3. Ai là người nghiên cứu khoa học?

Một nhóm người nghiên cứu khoa học

Bạn có đam mê với nghiên cứu khoa học? Vậy tại sao không thử sức trong một đề tài nghiên cứu tự chọn theo chuyên môn của mình? Hay bạn đang phân vân về trình độ liệu mình có đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học? Vậy hãy xem bạn thuộc đối tượng nào trong những đối tượng dưới đây:

- Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu

- Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học – Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp

- Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước

- Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân

- Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,…

Dĩ nhiên những người thuộc các đối tượng trên đều có đầy đủ tố chất cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên với đối tượng là sinh viên, bạn e ngại về kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu, chưa đủ rộng để thực hiện một cuộc nghiên cứu hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với một đề tài nhỏ, chủ đề hẹp, tích lũy dần kiến thức, kỹ năng cho cơ hộ sau này. Việc nghiên cứu khoa học từ khi còn là sinh viên giúp bạn có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ, trau dồi kiến thức chưa biết nhưng lại cần thiết đồng thời còn đem lại cho bản thân thêm kỹ năng mềm giúp ích cho các hoạt động mai sau.

1.4. Các hình thức tổ chức nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học chứa đựng nhiệm vụ nghiên cứu cho một cá nhân hay một nhóm người thực hiện. Đây mà một nghiên cứu có mục tiêu cụ thể, phương pháp rõ ràng nội dung hướng tới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất hoặc dùng kết quả để xây dựng chính sách, là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.

- Dự án khoa học nghiên cứu: Thường có vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kinh tế, nhằm mục đích ứng dụng tăng hiệu quả kinh tế - xã hội. Trước tiên kết quả sẽ được sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất với quy mô lớn và đời sống

- Chương trình khoa học nghiên cứu: Là tập hợp các đề tài/ dự án có cùng mục đích nghiên cứu cho ra kết quả áp dụng cùng cho một vấn đề. Các dự án/ đề tài được quản lý một các phối hợp nhằm hướng tới một số mục tiêu chung đã định ra từ trước.

- Đề án khoa học: Có phạm vi nghiên cứu rộng trong đó đề tài, dự án và chương trình khoa học được đề xuất trong đề án. Kết quả sau khi được xây dựng trong đề án để trình lên cơ quan quản lý cấp cáp cho việc xin thực hiện một công việc hay đề xuất tài trợ cho một hoạt động nào đó,…

Nghiên cứu khoa học là gì?

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động. Nó bao gồm tìm kiếm, thu thập, phân tích, điều tra, thử nghiệm những thông tin, những vấn đề trong một lĩnh vực khoa học nào đó.

Muốn thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu phải có kiến thức cơ bản về lĩnh vực mong muốn nghiên cứu.

Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc độc lập, khả năng tìm kiếm thông tin cũng là những yếu tố cần thiết. Hướng đến việc có thể thực hiện nghiên cứu hiệu quả.

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì?

Phương pháp nghiên cứu khoa học là những cách thức, con đường, công cụ riêng biệt. Chúng được ứng dụng để phục vụ quá trình nghiên cứu khoa học.

Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin, số liệu, kiến thức hỗ trợ cho công trình nghiên cứu. Từ đó, người nghiên cứu có thể tìm ra được những vấn đề mới. Hay, hướng đi mới. Và thậm chí là những giải pháp mới cho ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu.

Nói dễ hiểu hơn, phương pháp này là công cụ có hiệu quả để tìm hiểu sâu hơn vấn đề và cải tạo tốt hơn đối tượng nghiên cứu.

Tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng. Có tính quyết định cao đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu. Việc lựa chọn một phương pháp không phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu sẽ dẫn đến hậu quả là đề tài nghiên cứu không đạt được mục đích cuối cùng.

Ngoài ra, lựa chọn phương pháp không phù hợp với bản thân người nghiên cứu cũng khiến họ dễ bị mệt mỏi. Nhiều hơn nữa là áp lực, nản chí. Kéo theo đó, có thể bỏ việc nghiên cứu đề tài.

>> Cách làm giàu nhanh? – Chìa khóa nằm ở bản thân bạn

Phương pháp học và nghiên cứu khoa học đối với sinh viên đại học

Ngày 26/08/2017 24,402 lượt xem

PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN ĐẠI HỌC

GS. TS. Nguyễn Văn Tiến

Chủ Nhiệm Khoa Kinh Doanh Quốc Tế

1. PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ NCKH

Phương pháp và kinh nghiệm không tự nhiên mà có, nó được hình thành từ quá trình tích lũy chủ động và tích cực của con người. Phương pháp và kinh nghiệm học tập cũng vậy, nó được kết tinh từ công việc học tập nghiêm túc hàng ngày của mỗi người. Đã từng là sinh viên đạt nhiều thành tích trong học tập và NCKH, nay là giảng viên đại học, người viết muốn được chia sẻ kinh nghiệm học tập và NCKH với các bạn sinh viên. Hy vọng bài viết sẻ giải tỏa được phần nào băn khoăn, trăn trở của bạn.

1.1. ĐÔI NÉT VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ NCKH CỦA BẢN THÂN

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự [4 năm], năm 1983 thi đại học đạt kết quả cao và được cử đi học tại Tiệp Khắc. Tại đây, tôi đã ra sức học tập và NCKH, kết quả đạt được rất cao, cụ thể: tất cả các môn học đều đạt điểm xuất sắc là điểm 1 [tương đương 9 và 10 của ta]; tham gia NCKH 02 lần: lần 1 đạt giải nhì cấp trường, lần 2 đạt giải nhất cấp trường và nhất cấp quốc gia [Tiệp Khắc cũ].

Do có kết quả học tập và NCKH xuất sắc, nên tôi được chuyển tiếp làm NCS. Sau khi bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ tại Tiệp Khắc, năm 1994 về nước và công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, tại đây tôi được đề bạt làm trưởng phòng Ngân hàng Ngoại thương Trung ương; năm 1998 chuyển về Học viện Ngân hàng làm công tác giảng dạy và NCKH cho đến nay. Như gặp được mảnh đất tốt, các sản phẩm khoa học lần lượt được ra mắt bạn đọc, đó là: 9 đầu sách [như liệt kê ở trang bìa cuối]; trên 40 bài báo khoa học; chủ nhiệm 01 đề tài khoa học ngành Ngân hàng; hướng dẫn bảo vệ thành công 05 tiến sĩ; hướng dẫn sinh viên NCKH đạt 01 giải nhất và 04 giải nhì cấp quốc gia... Do có những thành tích trong giảng dạy và NCKH, năm 2004 được Nhà nước phong học hàm Phó giáo sư.

Một điều thú vị là, hiện nay tôi làm việc [đọc] bằng tiếng Anh không khó khăn gì [như tiếng Việt], trong khi đó tôi không đi học tiếng Anh một lớp nào, mà tất cả đều là tự học; tương tự như vậy, tất cả các sách đã xuất bản đều do tôi tự đánh máy, tự chế bản, mà không tham dự một lớp học tin học nào. Nói ra điều này là muốn chuyển đến các bạn một thông điệp rõ ràng là"tự học, tự làm"là con đường ngắn nhất để đi đến đích.

Những kết quả đạt được trên đây đã khích lệ tôi viết ra những điều dưới đây để chia sẻ và giúp các bạn sinh viên học tập và NCKH được tốt hơn.

1.2. SINH VIÊN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ HỌC TẬP ĐẠT KẾT QUẢ TỐT

1.2.1. Xác định động cơ học tập đúng đắn:

Để học tốt, các bạn cần trả lời rõ ràng các câu hỏi sau đây:

Câu hỏi 1:Học cho ai?

- Trước hết, là học cho chính mình, học vì ngày mai lập nghiệp, do đó, luôn luôn suy nghĩ là mình đang học cho chính mình.

- Sau đó, là học cho gia đình mình. Đây là điều mong mỏi của bố mẹ và những người thân của bạn.

- Sau cùng, mới là học cho xã hội, học cho lý tưởng.

Từ đó thấy rằng, những người học đối phó, học qua loa, gian lận trong thi cử là những người tự đánh mất bản thân mình, là người chưa hề nghĩ về tương lai chính mình, phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, người thân, nhà trường và XH.

Câu hỏi 2:Tại sao phải học giỏi?

Theo bạn, thì việc học tập của bạn có phải là đang đầu tư? Có phải là đang kiếm tiền? Có phải là đang làm giàu? Và tại sao phải học giỏi?

- Học giỏi, ra trường có việc làm ngay, dễ dàng [không tốn kém] và công việc tốt.

- Các đơn vị tuyển dụng coi loại bằng [trung bình, khá, giỏi, xuất sắc] là một tiêu chí cơ bản khi tuyển dụng. Hầu hết sinh viên đạt bằng giỏi đều được tuyển dụng.

- Hàng năm sinh viên tốt nghiệp đại học quá nhiều, dẫn đến tìm việc làm khó, do đó, chỉ những sinh viên thực sự có kiến thức mới tìm được việc làm đúng nghĩa.

- Học giỏi mới có kiến thức chắc chắn, mà kiến thức lại là nền tảng cho sự nghiệp sau này của bạn.

- Học giỏi ngay tại nhà trường như là khoản vốn tích lũy ban đầu cực kỳ quan trọng giúp bạn lập nghiệp sau này.

- Quan niệm học để cố lấy cái bằng cho dù là loại gì đã quá lạc hậu.

Câu hỏi 3:Những năm ngồi trên nghế nhà trường đại học có ý nghĩa như thế nào?

- Đây là thời gian tiếp thu kiến thức chuyên môn hiệu quả nhất của cả cuộc đời. Tại sao lại như vậy? Bởi vì mọi kiến thức cơ bản, có tính bản lề đều được hình thành ở đây và chỉ có tuổi trẻ mới tiếp thu tốt nhất các kiến thức này.

- Đây là nơi tạo cho ta phương pháp luận khoa học và tư duy logic, mà phương pháp luận và tư duy khoa học lại là nhân tố quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế tri thức mà ta đang hướng tới.

- Gia đình, nhà trường và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho con em mình được học tập và NCKH ở nhà trường đại học.

- Mỗi trường đại học là một môi trường rộng lớn để học tập, rèn luyện và NCKH.

- Nếu bỏ lỡ cơ hội học tập tốt khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường đại học, thì khó mà lấy lại được.

Cũng có một số sinh viên cho rằng: ở trường học toàn lý thuyết suông! Thực tế thì đơn giản, mà toàn học đâu đâu? Ăn thua nhau là sau này ra trường thể hiện thế nào, chứ còn kiến thức ở nhà trường chẳng quyết định được gì? Các bạn ạ! Không phải như thế! Đây là cách ngụy biện của những sinh viên lười học, muốn mọi người cùng lười nhác như mình. Thử hỏi, không học thì ai mướn làm việc? Không học làm sao biết dễ? Yêu cầu thực tiễn là vô cùng khắt khe, đó là: để làm được 1 thì hôm nay ta phải học 10, chứ có ai nói học 1 làm 10 đâu? Đúng là sinh viên bằng giỏi ra trường không nhất thiết phải xuất sắc hơn sinh viên bằng khá, nhưng nếu chọn 100 sinh viên giỏi để so với 100 sinh viên khá, thì rõ ràng tỷ lệ sinh viên giỏi thành đạt trong cuộc sống sẽ cao hơn rất nhiều.

Nhớ lại khi mới đi làm ở Ngân hàng Ngoại thương, sau 10 năm liên tục học tập tại Tiệp Khắc và học bằng tiếng Tiệp, nên tôi làm gì có chút thực tế nào ở Việt Nam. Ba tháng đầu tập sự ngồi đọc quy chế, quy trình nghiệp vụ, cứ nhìn vào là buồn ngủ. Mọi người trong phòng hay nói bóng nói gió: bỗng dưng lại tuyển một ông "Phun Thuốc Sâu" [Phó Tiến Sĩ - PTS] về để ngủ, thật là vô tích sự! Thời gian tập sự cùng với cơn ngủ gật rồi cũng hết và tôi phải làm các công việc được giao. Thật bất ngờ! mọi việc tôi đều làm được và làm rất tốt. Tôi luôn vận dụng những kiến thức đã được học để cải tiến và nâng cao chất lượng công việc, nên tôi được giao nhiều công việc khó và quan trọng. Nhờ vào kiến thức có được từ nhà trường, tôi đã làm chủ hoàn toàn chuyên môn một cách nhanh chóng. Sau 12 tháng được nhận vào Ngân hàng, tôi đã được đề bạt phó phòng trung ưng và sau đó là trưởng phòng. Rất nhiều người không hiểu và đã đặt câu hỏi nghi ngờ: Đằng sau sự đề bạt là cái gì? Câu trả lời thuộc về bạn đấy! Đến đây thấy rằng, học là để phục vụ thực tế, nhưng học còn cao hơn thế, đó là học để cải tạo và hướng dẫn thực tế.

1.2.2. Kinh nghiệm học tốt ở đại học:

Trước hết phải nhận thức được sự khác biệt giữa học phổ thông và học đại học là:

- Học phổ thông: Bố mẹ, gia đình kèm cặp giám sát; mỗi học kỳ, mỗi năm có họp phụ huynh; học hoàn toàn theo sách giáo khoa và chủ yếu là học thuộc lòng; ở trường được thầy cô uốn nắn từng dấu chấm, dấu phẩy.

- Học đại học: Khối lượng kiến thức cực lớn và rất khó, trong khi thời gian lại có hạn; học trên tinh thần tự giác và tự lực của bản thân là chủ yếu; một chủ đề phải đọc tham khảo nhiều tài liệu; phương pháp dạy và học đại học khác xa ở phổ thông, như: lớp đông, thời gian học ở lớp rất ít, cách thức kiểm tra, thi cử, đánh giá cũng khác...

Một số sinh viên vào năm thứ nhất ngộ nhận cho rằng: học đại học sướng thật, mỗi tuần học có 3 buổi, thời gian còn lại tha hồ mà chơi, mà ngủ; thậm chí nghỉ học cả tuần mà cũng chẳng bị ai nhắc nhở gì. Cuộc đời được 4 năm như thế này kể cũng sướng! chỉ thiệt cho ai không thi đỗ đại học!

Từ kinh nghiệm bản thân, các quy tắc học đại học được rút ra là:

Quy tắc 1:Không có một phương pháp mầu nhiệm nào"không học mà biết"!không có bất kỳ ai có thể học thay cho mình! học nhiều biết nhiều, học ít biết ít, không học không biết!Việc học và NCKH như con thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi!

Tôi rất tâm đắc các câu nói được các thầy cô dạy khi đang còn là học sinh cấp 2 và cấp 3 như:"Nhân tài do tích lũy, thông minh do học tập mà nên!"và"Cố gắng thành tài, miệt mài thành giỏi!". Như vậy, chỉ có học tập miệt mài, say mê nghiên cứu và cầu tiến bộ thì mới đạt kết quả cao được.

Quy tắc 2:Không có tiền bạc nào mua nổi kiến thức, hay nói cách khác, kiến thức không thể mua bán được. Quả thật, trên thế giới này có biết bao nhiêu người giàu có, nếu có tiền là mua được kiến thức, thì những người nghèo sẽ không có cơ hội học được một chữ nào. Thật là công bằng và may mắn! Cơ hội để có kiến thức cho mọi người là như nhau, kể cả người giàu và người nghèo, đó là thông qua quá trình học tập mới có được. Quy tắc này là nguồn cổ vũ, động viên, khích lệ con em nghèo hiếu học.

Quy tắc 3:Không học một cách thụ động, chung chung, mơ hồ, mà phải hiểu thấu đáo vấn đề mình đang học. Dù học được ít nhưng hiểu bản chất, còn hơn đọc nhiều, nhưng cái gì cũng hiểu lơ mơ, thi xong là hết. Bởi vì thời gian chỉ giữ lại những gì mình hiểu bản chất và chính xác; còn những kiến thức mơ hồ sẽ mau phai, nhanh chóng bị loại ra khỏi bộ nhớ.

Ta có thể lấy một ví dụ minh họa cho cách học này như sau: Hai sinh viên X và Y được giao nhiệm vụ như nhau là làm một cái mương để dẫn nước từ A đến B định kỳ 3 tháng một lần. Sinh viên X thực hiện: chỉ vét và khơi mương sơ sài để nước có thể chảy được, làm như vậy thì nhanh và đỡ công sức, thời gian còn lại được giải trí. Sinh viên Y thực hiện khác: vì phải dẫn nước định kỳ 3 tháng một lần, nên phải đào mương và kè bờ chắc chắn, làm như vậy, sẽ không phải làm đi làm lại nhiều lần, và nước càng chảy, mương càng sạch và thông suốt. Sau khi đưa vào sử dụng, do vét mương sơ sài, nên sau mỗi lần dẫn nước, bùn hoa và cỏ dại lại lấp đầy mương, sinh viên X phải vét lại mương [4 lần/năm]; trong khi đó, sinh viên Y nỗ lực bỏ công ra một lần làm triệt để, nên không phải vét lại mương lần nào, mà nước vẫn chảy xiết.

Việc học của sinh viên cũng vậy, nếu học bản chất [sinh viên Y] thì sẽ tạo ra được nếp nhăm rõ ràng trong óc, ta sẽ nhớ lâu, kiến thức là của mình mãi mãi; còn nếu học hời hợt, sơ sài [sinh viên X], thì chỉ tạo ra nếp nhăn lờ mờ trong óc, ta sẽ mau quên, kiến thức nhanh chóng bị loại ra khỏi bộ nhớ.

Quy tắc 4:Chỉ lao động trí óc mới nâng cao được năng suất lao động.

Chúng ta hãy hình dung, một người đẩy xe thồ đất từ A đến B mỗi giờ đi được một chuyến. Nếu ông ta làm 8 tiếng thì sẽ thồ được 8 chuyến, nếu làm 10 tiếng thì sẽ thồ được 10 chuyến [bỏ qua sự mệt mỏi về sau], nghĩa là năng suất lao động không hề tăng.

Lao động trí óc thì sao? Tại sao tôi đọc được tiếng Anh chuyên môn mà không tham dự khóa học nào? Vì tôi đã phát hiện ra quy luật này. Sau khi tự học xong tiếng Anh A, B, C, tôi bắt tay ngay vào đọc sách chuyên môn nguyên bản bằng tiếng Anh. Các bạn biết không? Tôi cứ nghĩ thế là hết! Vì chẳng bao giờ vượt qua được tiếng Anh cả! Nhưng một điều kỳ diệu đã đến. Tôi kiên trì tra từ điển, cố gắng hiểu tường tận trang đầu tiên và dịch ra tiếng Việt xem mình hiểu có logic không. Sau khi thấy ổn, có nghĩa là mình có thể đi tiếp, tức đọc sang trang thứ 2. Mặc dù rất chậm, nhưng tôi vẫn rất vui sướng, vì dù sao còn đi tiếp được. Thật bất ngờ! sang trang thứ 2 đọc thấy dễ hơn và nhanh hơn, ví dụ như trang thứ nhất đọc hết 1000 giây thì sang trang thứ hai giảm được 1 giây còn 999 giây. Thế là tôi ăn mừng! Mỗi ngày 8 tiếng, nên chẳng bao lâu đã đọc xong toàn bộ cuốn sách gần 1000 trang nguyên bản bằng tiếng Anh. Bạn biết không? đến trang thứ 1000, thì việc đọc bằng tiếng Anh coi như đọc bằng tiếng Việt.

Quy tắc 5:Có thể biến lao động phức tạp thành lao động giản đơn thông qua quá trình tích lũy tri thức và kinh nghiệm.

Lao động trí óc không những nâng cao được năng suất lao động mà còn có thể biến lao động phức tạp thành lao động giản đơn. Trong ví dụ trên, việc đọc sách và nghiên cứu trực tiếp bằng tiếng Anh là một công việc vô cùng phức tạp, nhưng thông qua quá trình tích lũy tri thức thì việc đọc và nghiên cứu bằng tiếng Anh ngày càng giản đơn. Có một câu truyện về bác sĩ khám bệnh như sau: Một bà mẹ đưa cô con gái tuổi 18 đôi mươi đến khám bệnh tại một bác sĩ nam. Từ trước tới giờ, chưa anh chàng nào được cầm nắm tay cô con gái, thế mà bác sĩ tự nhiên cầm nắm và kiểm tra mọi nơi, khiến bà mẹ sốt ruột và thương cho con gái. Khám song bác sĩ kê đơn thuốc và lấy công khám là 200.000 đồng. Bà mẹ vô cùng sửng sốt và thốt lên rằng, ông đã được cầm tay con gái tôi và khám có một lát, sao bác sĩ lại lấy nhiều tiền thế? Bác sĩ điềm nhiên trả lời: Thưa bác, chuẩn đoán bệnh nhân có mấy phút, nhưng tôi đã phải đầu tư tới 7 năm học cơ đấy.

Điều này nói lên rằng, có thể biến lao động phức tạp thành lao động giản đơn, nhưng không phải là ngẫu nhiên dễ dàng, mà là một quá trình trau dồi, tích lũy gian nan, phải đầu tư sức lực, thời gian và cả tiền bạc.

Quy tắc 6:Lao động trí óc có tính thừa kế theo hình trôn ốc đi lên.

Khi quan sát một thợ xây thấy rằng, ngày này qua ngày khác công việc được lặp đi, lặp lại với từng viên gạch. Công việc học tập hay công việc trí óc thì khác, mỗi kiến thức ta chỉ phải tích lũy một lần và nó trở thành cơ sở, nền tảng để ta tiếp thu kiến thức mới. Ví dụ, một bài thơ, khi đã thuộc thì nó trở thành của ta mãi mãi, không cần học lại nữa; các hằng đẳng thức đáng nhớ, ta chỉ cần học thuộc và biết cách chứng minh một lần; các môn học của năm trước, nếu học tốt thì đến các năm sau khi được nhắc lại là ta nhớ ngay không cần phải học lại. Điều này hàm ý, nếu biết cách học bản chất, biết cách tích lũy tri thức, thì tri thức của ta không những không mai một, mà còn ngày càng giàu thêm, khi tích lũy đủ một lượng tri thức nhất định, thì việc tiếp thu tri thức mới lại càng dễ dàng hơn, và ta lại càng giàu hơn. Chính vì vậy, người ta nói rằng, nếu anh đã biết ngoại ngữ thứ nhất, thì việc học ngoại ngữ thứ hai sẽ dễ dàng hơn nhiều, còn nếu anh đã biết được năm ngoại ngữ thì ngoại thứ sáu anh không cần học mà vẫn có thể biết.

Quy tắc 7:Thua thiệt luôn thuộc về những sinh viên lừng khừng.

Câu truyện như sau: Hai sinh viên A và B đều học năm thứ nhất. Sinh viên A đặt mục tiêu lấy bằng khá [7,0], còn sinh viên B đặt mục tiêu bằng giỏi [8,0]. Để đạt 7,0 sinh viên A học mỗi ngày 7 tiếng; để đạt 8,0 sinh viên B phải học ngày 9 tiếng [chú ý: điểm càng cao càng khó đạt, ví dụ, từ 5,0 lên 6,0 dễ đạt hơn từ 6,0 lên 7,0; và từ 6,0 lên 7,0 dễ đạt hơn từ 7,0 lên 8,0...]. Sinh viên A tự hào cho rằng mình có năng suất học cao hơn vì để đạt được 1 điểm anh ta chỉ phải ra bình quân 1 giờ học, còn sinh viên B có năng suất học thấp hơn, vì để đạt được 1 điểm thì anh phải bỏ ra bình quân 1,125 tiếng. Thực ra không phải như vậy! Các quy luật ở trên đã chỉ ra rằng, lao động trí óc có năng suất ngày càng cao, có thể biến lao động phức tạp thành lao động giản đơn và có tính thừa kế hình trôn ốc, do đó, kết quả của sinh viên A và sinh viên B có thể mô tả bằng bảng sau:

Học kỳ

Sinh viên A
Mục tiêu phấn đấu khá [7,0]

Sinh viên B
Mục tiêu phấn đấu giỏi [8,0]

Kỳ 1

7 giờ học/ngày

9 giờ học/ngày

Kỳ 2

7 giờ học/ngày

8 giờ học/ngày

Kỳ 3

7 giờ học/ngày

7 giờ học/ngày

Kỳ 4

7 giờ học/ngày

6 giờ học/ngày

Kỳ 5

7 giờ học/ngày

5 giờ học/ngày

Kỳ 6

7 giờ học/ngày

4 giờ học/ngày

Kỳ 7

7 giờ học/ngày

4 giờ học/ngày

Kỳ 8

7 giờ học/ngày

4 giờ học/ngày

Tổng

56 giờ học

47 giờ học

Ở đây cần chú ý:

Thứ nhất,sinh viên A do tích lũy kiến thức chỉ mức 7,0 nên chưa hội đủ điều kiện để nâng cao năng suất lao động và tính thừa kế mờ nhạt.

Thứ hai,sinh viên B do tích lũy đủ kiến thức để ngày càng tăng được năng suất lao động, là tiền đề để biến lao động phức tạp thành lao động giản đơn và kế thừa được triệt để những gì đã tích lũy được trước đó.

Thứ ba,do quỹ thời gian ngày càng nhiều, nên sinh viên B có thể tham gia được nhiều hoạt động tích cực như NCKH, học tiếng Anh nâng cao,...

Thứ tư,điểm lợi ai cũng nhìn thấy, đó là với tấm bằng loại giỏi, sinh viên B dễ dàng có việc làm tốt và con đường sự nghiệp rộng mở.

Đến đây, cần trả lời câu hỏi: Là SV năm thứ 1 bạn chọn cách học nào?

Tóm lại,năng xuất lao động trí óc phụ thuộc vào mức độ tích lũy kiến thức và kinh nghiệm của bản thân. Do đó, có thể khẳng định những sinh viên năm thứ nhất học giỏi thì các năm về sau sẽ có đà học giỏi hơn; còn đối với những sinh viên cầm chừng, lừng khừng thì năm nào cũng vất vả, học đi học lại mà kết quả lại không cao, nên thua thiệt luôn thuộc về họ.

Quy tắc 8:Vai trò của tài liệu học tập và nghiên cứu.

Ông cha ta thường nói"không thầy đố mày làm nên". Trước đây, tôi hiểu chữ "Thầy" chỉ bao gồm người thầy giáo và cô giáo, ngày nay tôi đã hiểu rộng hơn, chữ "Thầy" còn bao gồm cả sách vở, tài liệu dùng để học tập và nghiên cứu. Những nhà khoa học chân chính [không chạy theo thành tích], khi công bố một tác phẩm thì họ đã gửi gắm toàn bộ tinh hoa, trí tuệ vào trong tác phẩm, đứa con tinh thần của mình. Do đó, đọc sách là con đường ngắn nhất để tích lũy tri thức của nhân loại. Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng, nhiều người thầy nổi tiếng trên thế giới đều là thầy của tôi vì tôi đã sưu tầm, đọc và học sách của họ. Ngay từ thời sinh viên, mặc dù học bổng rất hạn chế, nhưng tôi đã có thói quen dành một khoản tiền nhất định để đặt riêng cho mình một số tạp chí "Tài chính và Tín dụng" [tương tự như tạp chí Ngân hàng của ta]. Tôi đã đọc rất say xưa từng bài của các nhà khoa học, nhà quản lý, chính vì vậy làm cho tôi có động cơ học tốt hơn, là cơ sở để tham gia NCKH đạt kết quả cao. Ngày nay, việc học tín chỉ và yêu cầu sinh viên tự học thì sách vở học tập lại càng trở nên thiết yếu. Sách vở tài liệu có nhiều loại, trước hết sinh viên phải được trang bị giáo trình, bài giảng... sau đó là các sách chuyên khảo, tham khảo, các đề tài NCKH các cấp và các tạp chí chuyên ngành.

Học tín chỉ "trên lớp ít ở nhà nhiều". Một ngày có 3 buổi chính là buổi sáng, buổi chiều và buổi tối, trong khi đó, sinh viên chỉ lên lớp 3 buổi, nên mỗi tuần sinh viên có tới 18 buổi [21 -3] là tự nghiên cứu ở nhà. Chính vì vậy, việc sinh viên tự nghiên cứu ở nhà mới là nhân tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Có ba vấn đề chính quyết định đến hiệu quả tự nghiên cứ ở nhà của sinh viên là:

Thứ nhất,sinh viên phải có đầy đủ tài liệu để nghiên cứu: Sinh viênphảidành dụm tiền bạc để đầu tư vào tài liệu. Theo tôi, hầu hết các bạn đều có thể làm được việc này, vì sách chuyên môn, nghiệp vụ ở Việt Nam tương đối rẻ so với ở nước ngoài. Giả sử, trong 4 năm học, bạn đầu tư mua 50 cuốn giáo trình, giá mỗi cuốn là 40.000-đ, tổng số tiền bạn đầu tư vào sách học tập là 2 triệu đồng. Nếu sau này có việc làm đúng chuyên môn [trên cơ sở kết quả học tập tốt], bạn nhận lương 8 triệu đồng tháng, ta tính được tổng chi phí đầu tư vào tài liệu học tập cho cả 4 năm học chỉ tương đương với 1 tuần lương.Hãy ưu tiên số một dành ngân sách [tiền] cá nhân để đầu tư vào tài liệu học tập!

Thứ hai,sinh viên như tờ giấy trắng trước mỗi môn học. Vậy, làm thế nào để sinh viên biết được loại sách nào hay để đọc? Do trên thị trường có rất nhiều sách của rất nhiều tác giả khác nhau về cùng một môn học, nên mỗi giảng viên không những giảng hay trên lớp mà còn phải biết giới thiệu được những cuốn sách hay cho sinh viên nghiên cứu. Muốn vậy, người thầy phải đọc rất nhiều và phải biết lựa chọn sách hay để giới thiệu cho sinh viên. Do mỗi cuốn sách có nét đặc thù của nó, nên mỗi môn học sinh viên cần đọc ít nhất là hai cuốn sách để so sánh và bổ khuyết cho nhau.

Thứ ba,sinh viên phải đặt việc học tập nghiên cứu lên trên tất cả các hình thức tiêu khiển như lướt web, face, mobil,… Do các kênh tiêu khiển này có thể gây nghiện, nên chúng sẽ ăn cắp thời gian của bạn mà bạn không hay. Có sinh viên không nhận thức đầy đủ tính nghiêm trọng của nó, nên dần dần đã phụ thuộc vào nó, dẫn đến ăn, ngủ, chơi… cùng với nó, thiếu nó là không thể sống được. Hậu quả là việc học bỏ bê, giảm sút.

Quy tắc 9:Tiếp cận thực tế đối với sinh viên.

Rất nhiều sinh viên cho rằng học mà chẳng được đi với hành, toàn lý thuyết xuông! Thực ra không phải như vây. Lĩnh vực kinh tế nói chung, tài chính - ngân hàng nói riêng có đặc thù không giống như các ngành kỹ thuật, sinh học... Thực tế của ta chính là các bản tin, các bài báo chuyên môn, các con số thống kê, các quy chế, quy trình nghiệp vụ, các công trình nghiên cứu, các báo cáo thường niên của các ngân hàng, doanh nghiệp, và các giáo trình và tài liệu học tập. Tôi từng giảng dạy cho nhiều NHTM, công ty XNK, viết nhiều bài báo chuyên môn, và là trọng tài viên trọng tài quốc tế, thử hỏi tôi lấy kiến thức thực tế ở đâu về lĩnh vực thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ... để dạy, để viết và để xét xử? Câu trả lời là từ các tài liệu và sách vở. Vậy, các tài liệu đó có khó thu thập không? Câu trả lời là không, rất dễ. Ví dụ, số liệu thì lấy ở niên giám thống kê, các báo cáo thường niên của các NHTM..., muốn có các bài báo chuyên môn thì ta đặt mua tạp chí; muốn có quy chế, quy trình nghiệp vụ thì ta vào mạng... Tuy nhiên, một số tài liệu thuộc dạng không phổ biến hoặc đơn vị không có nghĩa vụ công bố thì phải đi xin trên cơ sở mối quan hệ, nên cũng khó khăn.

Để tiếp cận thực tiễn một cách tích cực hơn, sinh viên cần tham gia các hoạt động như làm bài tập nhóm, các bài thảo luận lớn gắn với thực tiễn, góp ý kiến cho các văn bản dự thảo luật, tham gia NCKH, viết bài cho các hội thảo khoa học và viết các bài báo phản ánh tình hình thực tiễn, đề xuất giải pháp..., làm như vậy, tức đã gắn việc học với hành, kiểm chứng được mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.

Quy tắc 10:Việc tranh thủ làm thêm của sinh viên.

Các ngành khác thì tôi không nói, nhưng sinh viên kinh tế thì không nên tranh thủ đi làm thêm. Nhiều sinh viên cho rằng"đi làm thêm để cọ sát thực tế", do đó, tìm mọi cách để làm thêm cho dù đó là việc gì. Có sinh viên đi gia sư dạy trẻ em cấp 1, chạy bàn cafe, bán hàng, đi làm việc văn phòng, làm trợ lý [giúp việc] chuyên môn tại các công ty, thu ngân... Các em này đã ngộ nhận cho rằng mình đã tự tin và có được thực tế! Hơn nữa, do kiếm được tiền ngay khi còn là sinh viên, nên không phải lo lắng gì nữa khi ra trường. Một số phụ huynh không hiểu biết cũng rất tự hào và cổ súy cho việc làm thêm của con em mình. Việc sinh viên có tự tin trở thành ứng viên vào các vị trí công việc quan trọng, cần kiến thức chuyên môn cao, phụ thuộc chủ yếu vào kết quả học tập tích cực trong những năm ngồi trên nghế nhà trường đại học, chứ không phụ thuộc vào trãi nghiệm nhất thời từ các công việc làm thêm.

Thông thường, SV đi làm thêm có kết quả học tập không cao, kiến thức thiếu hệ thống, và hơn hết nó khiến cho người ta xem nhẹ giá trị của việc học. Những gì họ bỏ thời gian đi làm thêm không hỗ trợ cho việc học, trong khi thời gian mỗi ngày lại có hạn. Với học lực trung bình hoặc khá, rõ ràng việc đi làm thêm đã biến những SV này trở thành người lừng khừng, rất khó để trở thành chuyên gia giỏi [họ có thể đạt được một cách thuận lợi nếu dồn sức lực, toàn tâm, toàn ý vào việc học tập khi còn là SV]. Đi làm là công việc của cả cuộc đời còn lại, có ai làm tranh mất đâu mà vội, mà ra trường không đi làm cũng không được! Các bạn hãy quan sát cuộc sống và ngẫm nghĩ hai câu thành ngữ, từ đó tập trung học tập tốt hơn:"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh"và"Một nghề cho chín còn hơn chín nghề".

Ta hãy hình dung, sinh viên đi làm thêm kiếm được tiền, lại không phải đi vay, sau này không lo trả nợ, nhưng do việc đi làm thêm nên bạn chỉ có thể đạt bằng khá, sau này đi làm chỉ có được thu nhập 4 triệu đồng. Sinh viên không đi làm thêm, sử dụng tín dụng sinh viên để tăng cường học tập, học giỏi được nhận học bổng, tìm việc làm dễ dàng và có thu nhập cao, ví dụ 10 triệu đồng, chỉ cần tích lũy một thời gian ngắn là trả song nợ [ví dụ 20 triệu]. Trong các giáo trình kinh tế, vấn đề này được nói đến như sau: Tuổi trẻ thiếu tiền thì hãy đi vay một chút của tương lai để đầu tư học tập ngày hôm nay; sau này có được thu nhập cao thì trả nợ. Đó là cách phân bổ thu nhập khôn ngoan và hiệu quả của một cuộc đời".

Để hạn chế việc sinh viên đi làm thêm, ảnh hưởng đến kết quả học tập và nghiên cứu, các nước cũng như Việt Nam đã có chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo thông qua tín dụng sinh viên, học bổng các loại..., chính vì vậy, sinh viên nên mạnh dạn tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi này để tăng cường việc học và NCKH tại trường đại học.

Mặc dù, mỗi người đều có thể làm được nhiều công việc khác nhau, nhưng do tài lực, trí lực, sức lực, thời lực là có giới hạn, nên điều quan trọng đối với mỗi người là phải biết được mình làm công việc nào là tốt nhất, qua đó định hướng cho"nhất nghệ tinh"và"một nghề cho chín"thì kết quả đạt được sẽ là cao nhất trong cuộc đời.

*****

Nhiều sinh viên sau khi đọc bài viết về "Phương pháp học và NCKH" đã có nhiều chia sẻ với tác giả, trong đó có nhiều lời cảm ơn là bài viết đã đánh thức và tạo động cơ học tập tốt cho nhiều sinh viên. Bên cạnh đó, nhiều sinh viên còn băn khoăn về điểm này điểm nọ. Sau đây là một ví dụ băn khăn của một sinh viên.

"Vấn đề mà em muốn được thầy chia sẻ trong lá thư này đó là quan điểm của thầy về việc làm thêm của sinh viên, e rất đồng tình rằng việc đi làm thêm sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập, và hơn hết nó khiến cho người ta xem nhẹ giá trị của việc học, học "cầm chừng, lừng khừng" nhưng lại có nghịch lý đó là ngày nay khi ra trường rất nhiều công ty không đòi hỏi nhiều về loại bằng tốt nghiệp của sinh viên, mà thay vào đó là "kỹ năng mềm" của sinh viên. Để có kỹ năng mềm,đôi khi tụi em phải tìm cho mình một công việc làm thêm nàođómà cócơ hộithể hiện khả năng giao tiếp, khả năng xử lý tình huống, và cả hiểu hơn về cuộc sống, về xã hội...Thầy có cho rằng ở đây có gì đó mâu thuẫn không? và làm sao để sinh viên như tụi em có thể học tốt mà kh«ng không khỏi cảm giác bỡ ngỡ khi ra trường, vì có nhiều anh chị tốt nghiệp ra trường rồi, mà không biết mình sẽ làm gì".

Xin chia sẻ với bạn ba ý:

1. Về việc làm:

Chúng ta thấy rằng, có người không đi học lớp nào mà họ vẫn có việc làm, có người đi học kết quả rất kém cũng có việc làm…Như vậy, sinh ra một cách bình thường ai cũng có quyền và nghĩa vụ làm việc. Vấn đề là ở chỗ: Làm việc gì? Có phù hợp không? Thu nhập bao nhiêu?

Nhìn chung, quan hệ giữa việc làm và thu nhập có thể nêu ra như sau:

- Không có kiến thức, không có trình độ thì làm công việc chân tay giản đơn có thu nhập rất thấp.

- Có bằng cấp ở trình độ thấp [sơ cấp, trung cấp] làm công việc nhân viên, trợ lý có thu nhập thấp.

- Có bằng đại học loại trung bình hay khá, cực khó xin việc, làm công việc chuyên môn phổ thông có mức lương trung bình.

- Có bằng đại học loại giỏi, tiếp Anh, tin học tốt làm công việc chuyên gia có mức lương cao.

- Nếu có bằng tiến sĩ, giáo sư làm công việc chuyên gia cao cấp thì lương rất cao….

Nhìn chung, những người học giỏi, tiếng Anh và tin học tốt đều được bố trí công việc tốt, ổn định, có cơ hội phát triển, còn những người lừng khừng được bố trí công việc lừng khừng. Đó là quy luật!

2. Về kỹ năng mền và sự tự tin:

- Bạn thử làm trọng tài cuộc thi về kỹ năng mền và sự tự tín xem đội nào thắng: 100 sinh viên đạt bằng loại suất xắc thi đấu với 100 sinh viên đạt loại giỏi? 100 sinh viên đạt bằng loại giỏi thi đấu với 100 sinh viên đạt loại khá? 100 sinh viên đạt bằng loại khá với 100 sinh viên đạt bằng loại trung bình?

- Khi có bằng cấp cao, có trình độ thực sự, có chuyên môn giỏi, tiếng Anh và tin học giỏi ắt sẽ tự tin và kỹ năng mền sẽ hoàn thiện.

- Kỹ năng mền được hình thành một cách vô hình mọi lúc mọi nơi, miễn là ta có ý thức học hỏi. Đối với sinh viên, môi trường rèn luyện kỹ năng mền tốt nhất là ngay tại môi trường nhà trường [chứ không nhất thiết phải đi làm thêm] như: tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, trả lời các câu hỏi của thầy cô, làm bài tập nhóm, chủ động xung phong thuyết trình, tham gia các hoạt động đoàn thể, các hoạt động tình nguyện, quan hệ với thầy cô và bè bạn,… tất cả những công việc đó sẽ giúp bạn có được kỹ năng mền hoàn hảo tốt nhất mà không một môi trường nào khác có được.

3. Chọn ngành nghề phù hợp:

Về cơ bản, con người ta sinh ra bình thường sẽ làm được hầu hết mọi công việc, tuy nhiên về mặt năng khiếu Trời cho để làm một việc gì đó thì giữa người này người kia có khác nhau. Nếu ai đó chọn được hướng đi phù hợp với sở trường của mình thì con đường đi sẽ trơn chu và mau đến đích hơn; ngược lại, nếu chọn không đúng hướng đi sẽ phải đi trên con đường gập nghềnh, bỏ ra nhiều công sức mà chưa chắc đã đi đến đích như mong đợi.

Các bạn hãy tự khám phá bản thân mình, hãy nghe lời khuyên của những người lớn từng trãi trong gia đình, đặc biệt nếu bạn có điều kiện thì nên xin tư vấn của các chuyên gia, nhất là các chuyên gia thuộc chuyên môn về linh vực mà bạn đang nhắm tới.

Hãy để cho: "Cái khó ló cái khôn"

Chứ đừng để cho: "Cái khó bó cái khôn"

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Mở đầu bằng sự giúp đỡ chân tình với một người không quen biết trong một chuyến đi, đã dẫn đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn. Bài học tôi khuyên những sinh viên trẻ:Hãy chân thành giúp đỡ mọi người, và mở rộng các mối quan hệ, bởi bạn không thể biết trước được những mối quan hệ đó sẽ đem đến cho bạn cơ hội tuyệt vời như thế nào trong cuộc sống".

Ý kiến

Tên *
Email *
Nội dung *

Gửi ý kiến

TỔNG HỢP Môn phương pháp nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [3.96 MB, 55 trang ]

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nguyễn Thế Bính, PhD
Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM
Email:

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thời lượng: 30 tiết [2 tín chỉ]
Phân bổ:

Lý thuyết: 20 tiết
Thực hành: 10 tiết

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.  Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học,
hoạt động NCKH đối với nhân loại. Nhìn nhận, đánh
giá một vấn đề trên quan điểm khoa học
2.  Cung cấp cho người học một cách có hệ thống
những lý luận cơ bản về khoa học, NCKH, quy trình
và các phương pháp tiến hành hoạt động nghiên
cứu khoa học
3.  Nắm vững quy trình thực hiện được một hoạt động
nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau: từ
xác định vấn đề nghiên cứu; Tổ chức thực hiện hoạt
động nghiên cứu; Thể hiện và đánh giá một công
trình nghiên cứu khoa học
3

1



TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
I.  Lý luận: Nhận thức được các lý luận về khoa học,
nghiên cứu khoa học, bao gồm: Các thuật ngữ khoa
học; Các quy trình, yêu cầu, phương pháp thực hiện
của một hoạt động nghiên cứu khoa học.
II.  Thực hành: Có được những kỹ năng cần thiết để
triển khai thực hiện được một hoạt động nghiên cứu
khoa học: từ xác định vấn đề nghiên cứu; Tổ chức
thực hiện hoạt động nghiên cứu; Thể hiện và đánh
giá một công trình nghiên cứu khoa học
4

Tài liệu tham khảo
1.  Slide bài giảng, tài liệu môn học: Phương pháp
nghiên cứu khoa học;
2.  Nguyễn Thị Cành [2007], Giáo trình phương pháp &
phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
3.  Vũ Cao Đàm [2007], Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, NXB Giáo dục, HN;
4.  Trần Tiến Khai [2012], Phương pháp nghiên cứu
khoa học kinh tế, NXB Lao động - Xã hội;
5.  Nguyễn Đình Thọ [2011], Phương pháp nghiên cứu
khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động – Xã hội;
5
6.  www.buh.edu.vn

6


2


7

NỘI DUNG
I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
II.  Xác định vấn đề, xây dựng đề cương nghiên cứu
III.  Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
IV. Thông tin, dữ liệu
V.  Trình bày kết quả NCKH
VI.  Đánh giá công trình NCKH
8

I. Tổng quan về khoa học và NCKH
1. 1 Khoa học
1. 2 Nghiên cứu khoa học
1. 3 Các hình thức tổ chức nghiên cứu
1. 4 Quy trình nghiên cứu
9

3


I. Khoa học
1. 1 Khái niệm
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật của vật
chất và sự vận động của vật chất, những quy luật
của tự nhiên, xã hội và tư duy [UNESCO]
1.2 Phân loại khoa học.


  Khoa học cơ bản: Khoa học cơ bản là khoa học
nghiên cứu nhằm khám phá ra các tính chất, các
quy luật ..
  Khoa học ứng dụng: Nghiên cứu về các nguyên lý,
nguyên tắc kỹ thuật, phương thức, công nghệ ..
10

I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
1.3 Vai trò của khoa học. Giúp loại người:
  Giải thích các hiện tượng tự nhiên
  Phát hiện mối quan hệ bản chất của các hiện tượng
  Có được những tri thức phục vụ cho cuộc sống
  Nâng cao trí tuệ của con người
11

I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
1.4 Một số thành tựu khoa học tiêu biểu
  Phát minh: Phát minh là sự khám phá ra những quy
luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của
thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà
trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản
nhận thức của con người
Đặc điểm: Nâng cao nhận thức của con người về thế
giới tự nhiên. Các phát minh không có giá trị thương
mại, không được bảo hộ pháp lý, thường tồn tại lâu
dài trong lịch sử.
12

4



I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
1.4 Một số thành tựu khoa học tiêu biểu
  Phát hiện: Khái niệm phát hiện dùng để chỉ quá
trình con người tìm ra các quy luật xã hội, các yếu
tố và các vật thể đã tồn tại trong thế giới tự nhiên.
Khái niệm phát hiện có các tính chất như khái niệm
phát minh
  Sáng chế: Sáng chế là một thành tựu trong khoa
học kỹ thuật và công nghệ. Khái niệm sáng chế là
một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ thuật,
sang tạo và áp dụng được. Được cấp bằng và có
giá trị thương mại
13

I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
1.4 Một số thành tựu khoa học tiêu biểu
  Sáng tạo: Khái niệm sáng tạo được dùng để chỉ
quá trình con người tạo ra một sản phẩm mới. Giữa
sáng chế và sáng tạo có mối quan hệ với nhau,
thông thường sáng chế ra nguyên lý trước và sau
đó áp dụng nguyên lý để sáng tạo. Tuy nhiên, có
những trường hợp sáng tạo trước sáng chế. Khái
niệm sáng tạo còn dùng để chỉ khả năng biến tấu
của ý tưởng trước những tình huống nhất định
14

I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
2. Nghiên cứu khoa học
2.1 Một số khái niệm:


  Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa:
“Nghiên cứu là sự tìm kiếm kiến thức, hoặc
như là sự điều tra mang tính hệ thống, với suy
nghĩ rộng mở, không thành kiến, để xây dựng
các sự kiện thực tế mới lạ, thường sử dụng
một phương pháp khoa học”
15

5


I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
2. Nghiên cứu khoa học
2.1 Một số khái niệm:
  Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm,
xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên
những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ
các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện
ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự
nhiên và xã hội, để sáng tạo phương pháp và
phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn
16

I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
2. Nghiên cứu khoa học
2.1 Một số khái niệm:
  Kumar [2005] cho rằng: “Nghiên cứu là một trong
những cách để tìm ra các câu trả lời cho những
câu hỏi”.
  Nghiên cứu cũng được định nghĩa là “quá trình thu


thập và phân tích thông tin một cách hệ thống
nhằm tăng cường sự hiểu biết của ta về một hiện
tượng”

17

2. Nghiên cứu khoa học
Tóm lại: “Nghiên cứu khoa học là một hoạt động
xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà
khoa học chưa biết” Bao gồm:
  Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức
khoa học
  Sáng tạo ra phương pháp mới và phương tiện kỹ
thuật mới nhằm cải tạo thế giới
  Hình thành, chứng minh luận điểm khoa học về
một sự vật, hiện tượng cần khám phá
18

6


I.  Tổng quan về khoa học và NCKH
2.  Nghiên cứu khoa học

Hiểu thế nào về NCKH?



  Mục


tiêu: tìm kiếm kiến thức; trả lời câu hỏi chưa

được giải đáp; khám phá;…
  Hành

động: Quá trình thu thập thông tin để phân

tích và đánh giá
  Kết

quả phải đạt được: Có kiến thức, năng lực

hiểu biết sự vật và đề xuất hành động phù hợp

2.2 Các đặc điểm của NCKH


Có tính mới



Có tính hệ thống



Có tính hiệu lực và kiểm chứng được



Có tính kế thừa





Có tính khách quan



Có tính phê phán



Được kiểm soát



Có tính nghiêm ngặt



Có tính thực nghiệm

2.3 Vai trò của NCKH


Làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người đọc



Thuyết phục người đọc tin vào một điều gì đó




Đưa người đọc đến quyết định và hành động



Dẫn dắt người đọc theo một quy trình nào đó

7


  Phân loại nghiên cứu khoa học
  Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
  Nghiên cứu cơ bản [Hàn lâm]: Là những nghiên
cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc, động thái
các sự vật, tương tác trong nội bộ sự vật và mối liên
hệ giữa sự vật và các sự vật khác
  Mục tiêu: Phát triển lý thuyết;
  Kết quả: Lý thuyết, mô hình, luận điểm mới;
  Đặc điểm: Tổng quát hoá, lâu dài;
  Nơi công bố: Tạp chí khoa học [Học thuật]
22

  Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
  Nghiên cứu ứng dụng: Là sự vận dụng lý thuyết
được phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích
một sự vật, hiện tượng, tạo ra những giải pháp và
ứng dụng nó
  Mục tiêu: Ứng dụng lý thuyết vào thực tế;
  Kết quả: Đưa ra giải pháp hiệu quả;


  Đặc điểm: Phù hợp với bối cảnh cụ thể;
  Nơi công bố: Tạp chí khoa học [ƯD] / nơi ứng dụng
23

  Theo mục đích nghiên cứu
  Nghiên cứu khám phá: Trả lời câu hỏi cái gì? Như

thế nào? Ở đâu? Khi nào?
  Nghiên cứu mô tả: Trả lời câu hỏi đang như thế

nào? Bao nhiêu?
  Nghiên cứu nhân quả: Trả lời câu hỏi vì sao?
  Nghiên cứu giải thích: Trả lời câu hỏi tại sao?
  Nghiên cứu dự báo: Sẽ ra sao? Sẽ như thế nào?
24

8


  Theo phương pháp thu thập và khai thác dữ
liệu
  Nghiên cứu định tính: Trả lời câu hỏi quá trình
diễn ra như thế nào? và có ý nghĩa gì?

  Nghiên cứu định lượng: Trả lời câu hỏi liên quan
đến bao nhiêu? Thường xuyên như thế nào? Và
ai?
25

 Nghiên cứu kinh tế


  Khoa

học kinh tế là một bộ phận của KHXH,

nghiên cứu trả lời các câu hỏi giải thích về hành vi
kinh tế của con người
  “Nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ
liệu, chứng cứ, vận dụng các kiến thức và công cụ
phân tích xử lý thông tin dữ liệu nhằm đạt được sự
hiểu biết về vai trò hoặc là tổng thể nền kinh tế đối
với việc đưa ra các quyết định kinh tế trong một bối
cảnh kinh tế - xã hội cụ thể” [Trần Tiến Khai – 2013]
26

1.2. Các hình thức tổ chức nghiên cứu
  Đề

tài nghiên cứu: Là một hình thức tổ chức
nghiên cứu khoa học phổ biến với một nhiệm vụ
nghiên cứu đặt ra để giải quyết, và do một cá nhân
hay một nhóm người thực hiện.



Theo cấp độ NC: Cấp Nhà nước; Bộ Ngành, Tỉnh,
TP; Cơ sở; Nghiên cứu phong trào…



Nghiên cứu học tập: Luận án TS; luận văn ThS;


khoá luận TN…
27

9


1.2. Các hình thức tổ chức nghiên cứu
  Dự

án khoa học: Là một loại nghiên cứu được

thực hiện nhằm mục đích ứng dụng, có xác định cụ
thể về hiệu quả kinh tế - xã hội. Dự án có tính ứng
dụng cao có ràng buộc thời gian và nguồn lực:


Dự án chuyển giao kết quả nghiên cứu đề tài;



Dự án chuyển giao công nghệ…
28

trình khoa học: Là một tập hợp các đề tài
hay dự án có cùng mục đích xác định. Chương trình
khoa học là một nhóm các dự án, đề tài được quản
lý một cách phối hợp và nhằm đạt được một số mục
tiêu chung [mục tiêu của chương trình] đã định ra
trước:


  Chương



Các chương trình KHCN cấp Nhà nước: KC, KX



Các chương trình KHCN cấp Bộ, Tỉnh, Thành,
Ngành...

29

  Đề

án khoa học: Đề án khoa học là một loại văn

kiện được xây dựng để trình cấp quản lý cao hơn
hoặc gởi cơ quan tài trợ nhằm đề xuất xin thực hiện
một chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa
học:


Các đề án phát triển ngành..



Các đề án xây dựng các chương trình KHCN
30


10


4. Quy trình NCKH
Quy trình nghiên cứu khoa học là một chuỗi
các bước tư duy và vận dụng kiến thức về
phương pháp nghiên cứu và kiến thức
chuyên ngành khởi đầu từ việc xác định vấn
đề nghiên cứu cho đến bước cuối cùng là tìm
ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra

3 giai đoạn của quy trình nghiên cứu


Giai đoạn một là giai đoạn mà nhà nghiên cứu phải
tìm kiếm vấn đề nghiên cứu, hay xây dựng ý tưởng
nghiên cứu, bao gồm xác lập vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu



Giai đoạn hai là quá trình mà nhà nghiên cứu tập hợp
tất cả ý tưởng lại, và cụ thể hóa các ý tưởng và kiến
thức có liên quan để xác lập một kế hoạch nghiên cứu
chi tiết và cụ thể [đề cương nghiên cứu ]



Giai đoạn ba là việc tổ chức và tiến hành nghiên cứu
[thu thập xử lý thông tin, viết báo cáo...]



Các bước của quá trình nghiên cứu


Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu



Bước 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu



Bước 3: Xác định các thành phần cho thiết kế
nghiên cứu



Bước 4: Xây dựng đề cương NC [Thiết kế NC]



Bước 5: Thu thập dữ liệu



Bước 6: Phân tích dữ liệu



Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo





Bước 8: Đánh giá kết quả nghiên cứu

11


Các bước trong quy trình NC

Xác
định
vấn đề
NC

1

Tổng
quan lý
thuyết
Tổng
quan
lich sử
NC
2

Xác
định
các
thành


phần
cho
thiết
kế NC
3

Xây
dựng
đề
cương
nghiên
cứu

Thu
thập
dữ
liệu

4

5

Phân
tích
dữ
liệu

Giải
thích
và viết


ra kết
quả

7

6

[Berg – 2009]
34

Phần II
Xác định vấn đề NC và xây dựng đề cương NC

2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
2.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
2.3 Xây dựng đề cương nghiên cứu

35

II. Xác định vấn đề NC và xây dựng đề cương NC
2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Vấn đề nghiên cứu:

Vấn đề nghiên cứu là vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt
ra cần được giải quyết. Như vậy, để xác định được
vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tự hỏi liệu có
những vấn đề gì đã và đang đặt ra cần phải giải quyết
trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội

12




2.1.2 Phương pháp xác định vấn đề nghiên cứu:

  Quan sát và đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi thông qua
quan sát thực tế để xác định vấn đề nghiên cứu.
  Các chương trình khoa học, công nghệ của các
đơn vị tài trợ.
  Đánh giá các nghiên cứu đã công bố. Nhận ra
những “khoảng trống” tri thức
  Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Thông qua
những vướng mắc trong thực tiễn, người nghiên
cứu phát hiện ra các “vấn đề” cần nghiên cứu

2.4.3 Các căn cứ khi xác định vấn đề nghiên cứu:


Phải thích thú với vấn đề.



Phải có ý nghĩa thực tiễn



Sự phù hợp giữa cấp độ của vấn đề nghiên cứu và
khả năng giải quyết. Phải có tính khả thi




Nguồn lực của ta có đủ để giải quyết vấn đề
nghiên cứu hay không



Có thể rút ra kết luận/bài học từ nghiên cứu

2.2 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên cứu thực ra là một hay các vấn đề
khoa học cần phải làm rõ mà nhà khoa học đặt ra
cho mình để nghiên cứu, giải quyết.
Bản chất của câu hỏi nghiên cứu liên quan đến các
hành động sau: khám phá, mô tả, kiểm định, so
sánh, đánh giá tác động, đánh giá quan hệ, đánh giá
nhân quả ....

13


2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Một số loại câu hỏi nghiên cứu như sau:
[1] 
[2] 

Câu hỏi làm rõ sự vật, hiện tượng nghiên cứu;
Câu hỏi về sự khác biệt giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau;

[3] 



Câu hỏi về mối quan hệ giữa các đặc tính của sự
vật, hiện tượng;

[4] 

Câu hỏi về mối quan hệ nhân quả giữa các đặc
tính của sự vật hiện tượng

2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu
Xác lập câu hỏi nghiên cứu.
Có thể có một câu hỏi duy nhất hoặc có vài câu hỏi
cho vấn đề nghiên cứu. Từ câu hỏi nghiên cứu, nhà
nghiên cứu sẽ cụ thể hóa và diễn giải chi tiết thành
câu hỏi chi tiết hơn nhằm định hướng quá trình
nghiên cứu như: thu thập thông tin, dữ liệu thông qua
các câu hỏi điều tra; xử lý và đánh giá

2.2.2 Giả thuyết khoa học
  Giả

thuyết khoa học còn gọi là giả thuyết nghiên

cứu là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định
về bản chất sự vật, do nhà nghiên cứu đưa ra
  Như

vậy, có thể hiểu giả thuyết nghiên cứu là một

giả định được xây dựng trên cơ sở của vấn đề


nghiên cứu và những lý thuyết liên quan, để thông
qua nghiên cứu có thể kiểm định tính hợp lý hoặc
những hệ quả của nó

14


Thuộc tính của giả thuyết khoa học


Tính giả định: Giả thuyết được đặt ra là để chứng
minh



Tính đa phương án: trước một vấn đề nghiên cứu
không bao giờ chỉ tồn tại một câu trả lời duy nhất



Tính dị biến: một giả thuyết có thể dể dàng bị thay
đổi do nhận thức của nhà nghiên cứu thay đổi

Vai trò của giả thuyết khoa học
Trong nghiên cứu, giả thuyết đóng một số vai trò quan
trọng giúp nhà nghiên cứu:
[1] 

Hướng dẫn, định hướng nghiên cứu;


[2] 

Xác minh các sự kiện nào là phù hợp, và không
phù hợp với nghiên cứu;

[3] 
[4] 

Đề xuất các dạng nghiên cứu thích hợp nhất;
Cung cấp khung thiết kế nghiên cứu để định ra các
kết luận về kết quả nghiên cứu

Cách thức xây dựng giả thuyết
[1] 

Thảo luận với đồng nghiệp và các chuyên gia về
vấn đề nghiên cứu;

[2] 

Khảo sát những thông tin, dự liệu sẵn có về vấn
đề nghiên cứu;

[3] 

Đánh giá từ những nghiên cứu trước đây về
những vấn đề liên quan;

[4] 


Thông qua quan sát và phán đoán của riêng
chúng ta về vấn đề nghiên cứu,

15


2.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
2.2.1 Đề cương nghiên cứu
I

Đề cương nghiên cứu là một văn bản về nội dung,
cách thức, những cam kết và những nguồn lực cần
sử dụng về một vấn đề nghiên cứu nào đó mà nhà
nghiên cứu sẽ tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động
nghiên cứu. Có thể coi đề cương nghiên cứu là một
bản “thiết kế” mà ta sẽ thực hiện khi đề tài được cho
phép triển khai thực hiện

2.2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
2.2.2 Vai trò của nghiên cứu
I

Đề cương nghiên cứu với vai trò là bản kế hoạch
nghiên cứu là cơ sở quan trọng để các cơ quan
quản lý và tổ chức tài trợ nghiên cứu xem xét và phê
duyệt và cho phép tài trợ thực hiện nghiên cứu. Đối
với sinh viên, học viên hay nghiên cứu sinh, đề
cương nghiên cứu là sản phẩm bắt buộc người học
phải trình cho người hướng dẫn khoa học, hội đồng
xét duyệt để được xem xét chấp thuận cho thực hiện



2.2.3 Cấu trúc chung của đề cương
1. Tên đề tài
2. Lý do nghiên cứu
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
4. II
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
6. Ý nghĩa nghiên cứu
7. Kết cấu nội dung nghiên cứu
8. Kế hoạch thực hiện
9. Các phương án phối hợp nghiên cứu
10. Các sản phẩm dự kiến

48

16


Ngoài ra, trong một số trường hợp, tuỳ theo yêu
cầu, đề cương còn phải thực hiện thêm:
1. Thông tin về đơn vị chủ trì thực hiện
2. Thông tin [Lý lịch khoa học] về cá nhân và một số
thành viên tham gia thực hiện chính [Chủ nhiệm, thư
ký khoa học]
3. Dự
trù kinh phí, nguồn và kế hoạch sử dụng kinh phí
II
4. Địa chỉ tiếp nhận chuyển giao kết quả và hình thực
chuyên giao


49

1. Tên đề tài
Tên đề tài phải ngắn, gọn, chính xác phản ánh được
nộiI dung nghiên cứu. [Tên đề tài nghiên cứu khoa học
khác với tên của tác phẩm văn học. Tên tác phẩm văn học có
thể mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa. Còn tên đề tài khoa học chỉ
được mang một ý nghĩa, không cho phép hiểu hai hay nhiều
nghĩa].

  Tên đề tài phải thể hiện được mục tiêu nghiên cứu
  Tên đề tài còn có thể chỉ rõ phương tiện thực hiện
mục tiêu
  Tên đề tài còn có thể chỉ rõ môi trường chứa đựng
mục tiêu và phương tiện thực hiện

2.  Lý do nghiên cứu
Phần này trả lời câu hỏi tại sao tôi chọn đề tài
I Cần làm rõ:
này?
  Tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của vấn đề
nghiên cứu
  Vấn đề có tính cấp thiết cần phải giải quyết
  Vấn đề chưa được nghiên cứu hay nghiên cứu chưa
sâu, còn có những nội dung cần tiếp tục tìm hiểu,
làm rõ….[khoảng trống tri thức]
51

17



3. Tổng quan về vấn đề NC [Tổng quan tài liệu]
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu bao gồm các khía
cạnh sau đây của lĩnh vực nghiên cứu:


Tổng quan lý thuyết: Các lý thuyết liên quan đến
vấn đề nghiên cứu và xu hướng phổ biến; Đánh giá
các lý thuyết, qua đó, lựa chọn lý thuyết sử dụng;



Tổng quan lịch sử nghiên cứu: Sơ lược và đánh giá
về các nghiên cứu có liên quan trước đó [các công
trình NC có liên quan]
52

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu giúp nhà NC:


Giúp nhà NC hiểu biết một các đầy đủ và vấn đề
nghiên cứu như: Có những lý thuyết nào làm nền
tảng cho vấn đề NC đặt ra? Lý thuyết đó đề cập
đến những gì về vấn đề NC? Đã có ai thực hiện
các NC có liên quan, tương tự hay trùng lắp với
vấn đề mình lựa chọn?..



Chọn lọc được lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn


có liên quan để áp dựng cho vấn đề nghiên cứu đã
lựa chọn.
53

  Vai trò của tổng quan về vấn đề nghiên cứu:


Cung cấp nền tảng lý thuyết.



Chọn lọc được phương pháp nghiên cứu phù hợp.



Chỉ rõ “lỗ hổng” tri thức cần giải quyết.



Tăng cường khả năng phương pháp luận.



Mở rộng tầm hiểu biết trong lĩnh vực ta đang NC.



Giảm thiểu các sai lầm.




Định hướng tìm số liệu và thiết lập bảng câu hỏi.
54

18


Các bước xây dựng tổng nghiên cứu


Xác định vấn đề nghiên cứu hoặc/và câu hỏi
nghiên cứu



Tham khảo các bách khoa toàn thư, tự điển, sổ
tay, sách và các tài liệu liên quan đến các thuật
ngữ chủ yếu, con người, sự kiện liên quan đến
vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu.

55

Các bước xây dựng tổng nghiên cứu


Áp dụng các thuật ngữ chủ yếu vào việc tìm
kiếm các chỉ mục, danh mục tài liệu tham khảo,
và Internet để xác định các nguồn dữ liệu thứ
cấp.




Định vị và tổng quan các nguồn dữ liệu thứ cấp
phù hợp.



Đánh giá giá trị các nguồn và nội dung của dữ
liệu thứ cấp.
56

4.  Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
  Mục tiêu nghiên cứu: Phát biểu mục tiêu nghiên
cứu đã xác định khi xác định vần đề nghiên cứu,
lưu ý mục tiêu nghiên cứu phải:


Rõ ràng, bám sát câu hỏi đặt ra khi xác định vấn
đề nghiên cứu;



Các mục tiêu cần có tính hệ thống, hợp lý, logic;



Phù hợp với cấp độ nghiên cứu;




Tránh liệt kê nội dung
57

19


  Mục tiêu nghiên cứu: Tuỳ vào câu hỏi NC mà
mục tiêu nghiên cứu khác nhau, mục tiêu cần xây
dựng:


Mục tiệu tổng quát;



Mục tiêu cụ thể;
hỏi nghiên cứu. Để làm rõ mục tiêu NC,
trong nhiều trường hợp, DC yêu cầu trình bày câu
hỏi nghiên cứu ứng với các mục tiêu đã phát biểu:

  Câu



Câu hỏi tổng quát cho vấn đề NC;



Câu hỏi gắn với mục tiêu cụ thể.


58

  Đối tượng nghiên cứu. Là bản chất của sự vật/
hiện tượng mà nhà nghiên cứu cần xem xét và làm
rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. Cần phân biệt:
Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại



khách quan trong mối liên hệ mà người nghiên cứu
cần khám phá – là vật mang đối tượng nghiên
cứu .
Đối tượng khảo sát là một bộ phận đủ đại diện của



khách thể nghiên cứu được lựa chon xem xét..
59

  Phạm vi nghiên cứu. Phần này trả lời câu hỏi
hoạt động nghiên cứu sẽ thực hiện đến đâu? Bao
gồm:


Phạm vi đối với đối tượng nghiên cứu;



Phạm vi thời gian, không gian diễn biến của sự
kiện;





Phạm vi nội dung cần giải quyết trong nghiên cứu.

60

20


5. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Lập luận rõ cách cách thức mà nhà NC lựa chọn để
giải quyết vấn đề nghiên cứu, lý giải sự phù hợp trong
các tiếp cận giải quyết đó. Bao gồm:
  Cách tiếp cận nghiên cứu: Định tính, định lượng;
  Khung lý thuyết sử dụng để phân tích;
  Dữ liệu cần thu thập và nguồn thu thập;
  Công cụ, kỹ thuật thu thập và xử lý dữ liệu;

6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Là những đóng góp khoa học mà kết quả nghiên
cứu mang lại, bao gồm cả về lý luận và thực tiễn
  Đóng góp về mặt lý thuyết [Học thuật]. Phát
hiện lý thuyết mới hay bổ sung, điều chính lý
thuyết cũ
  Đóng góp cho thực tiễn [Ứng dụng]. Gúp thực
tiễn cải thiện được những vấn đề liên quan đến
nghiên cứu….
62


7. Kết cấu nội nghiên cứu
Ở mục này, ta cần xác định các nội dung nghiên
cứu rõ ràng, có tính hệ thống, logic, phù hợp cần thực
hiện để đạt mục tiêu đề ra, bao gồm: các nội dung
nghiên cứu cần thực hiện; cấu trúc dự kiến của báo
cáo kết quả nếu đề tài được thực hiện và báo cáo.
Phần này có thể sắp xếp trong ba chương [phần]
hoặc nhiều hơn, trong đó trình bày các luận cứ để
chứng minh luận điểm khoa học. Thường được kết
cấu logic bởi ba mảng dữ liệu theo trình tự:
63

21


7. Kết cấu nội nghiên cứu
1. Phần các luận cứ lý thuyết:
Hay “Khung lý thuyết” thường gọi là “cơ sở lý luận” là
các luận cứ lấy từ những lý thuyết của các đồng
nghiệp đi trước để chứng minh luận điểm khoa học
của tác giả.
Khung lý thuyết định hướng cho các qua trình nghiên
cứu nhằm xây dựng luận cứ. Xác định “Khung lý
thuyết” phù hợp là hết sức quan trọng trong nghiên
cứu theo tư duy diễn dịch.
64

7. Kết cấu nội nghiên cứu
2. Phần luận cứ thực tiễn:
hay thực trạng về vấn đề nghiên cứu là những kết quả


thu được từ nghiên cứu thực tiễn hay tình huống
thông qua các phương pháp thu thập, xử lý và phân
tích dữ liệu. Những kết quả mà nghiên cứu đạt được
về mặt lý thuyết cũng như kết quả áp dụng thực tiễn
trong quá trình nghiên cứu

65

7. Kết cấu nội nghiên cứu
3. Phần thảo luận, bao gồm những đánh giá, bình
luận của người nghiên cứu về kết quả nghiên cứu thu
được về vấn đề nghiên cứu
4. Phần kết luận, Bao gồm những kết luận về toàn bộ
công trình nghiên cứu và những nội dung chưa được
giải quyết hoặc mới phát sinh

66

22


8. Kế hoạch thực hiện
1. Các nội dung, công việc chủ yếu cần được thực
hiện [các mốc đánh giá chủ yếu]
2. Kết quả

phải đạt được trong các mốc thời gian

đánh giá
3. Cá nhân hay tổ chức thực hiện những nội dung


nghiên cứu
67

9. Các phương án phối hợp [nếu có]
1. Các đối tác hợp tác [Trong nước, quốc tế…]
2. Nội dung cần hợp tác; lý do hợp tác; hình thức thực
hiện; dự kiến kết quả hợp tác đáp ứng yêu cầu của
nghiên cứu

68

10. Sản phẩn dự kiến

69

23


10. Sản phẩn dự kiến

70

Phần III
Các phương pháp nghiên cứu cơ bản
3.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học
3.2 Các phương pháp tư duy khoa học
3.3 Nghiên cứu định tính và NC định lượng

71


3.1 Phương pháp nghiên cứu khoa học
  Phương pháp nghiên cứu khoa học được hiểu là
sự tích hợp các yêu cầu và phương pháp thành
một hệ thống những nguyên tắc, những thao
tác nhằm mục đích phát hiện vấn đề, thu thập, xử
lý thông tin, đánh giá, nhận định…để chứng minh
hay bác bỏ những luận điểm khoa học hoặc đưa
ra được những luận điểm mới, đáng tin cậy, có giá
trị về mặt lý luận và thực tiễn
72

24


  Phương pháp luận là khoa học nghiên cứu cách

thức suy nghĩ, lý luận, khảo cứu, quan sát, thí
nghiệm, đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết,
khám phá định luật… của các nhà khoa học
trong quá trình nghiên cứu.

73

  Phương pháp nghiên cứu:
  Phương pháp luận: Hệ thống quy tắc, thủ tục mà
nhà NC lựa chọn trong NC;
  Cách tiếp cận: [định tính, định lượng]
  Phương pháp tư duy: diễn dịch, quy nạp;
  Hệ thống quy trình: Trình tự logic;
  Hệ thống các công cụ, kỹ thuật: thu thập, phân


tích dữ liệu...
74

Vai trò của Phương pháp nghiên cứu

  PP nghiên cứu & Kết quả NC:
  Kết quả nghiên cứu phụ thuộc cơ bản vào PPNC;
  Mức độ chấp nhận của kết quả NC phụ thuộc vào
mức độ chấp nhận PPNC;

75

25


Video liên quan

Chủ Đề