Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được viết vào năm 1981-1984, dựa theo truyện dân gian "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", nội dung có ý nghĩa xã hội vô cùng sâu sắc.

Cho đến nay, đây là vở kịch hiện đại duy nhất của Việt Nam tiếp cận được với sân khấu quốc tế. Vở kịch do đạo diễn Nguyễn Đình Nghi dàn dựng cho Nhà hát kịch nói Việt Nam. Vở diễn đã giành được huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990 và là vở kịch nói đầu tiên mang ra nước ngoài công diễn. Các nhà nghiên cứu sân khấu quốc tế đã đánh giá cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của vở diễn.[cần dẫn nguồn]

Năm 2002, "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được ê-kíp đạo diễn, thiết kế người Anh thực hiện và được công diễn tại nhà hát Yellow Earth với tên "The Butcher's Skin".

Năm 2004, vở kịch được Nhà hát kịch Việt Nam dàn dựng lại với dàn diễn viên mới và truyền hình trực tiếp từ Nhà hát Lớn, Hà Nội trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Mục lục

  • 1 Tóm tắt nội dung
  • 2 Vai diễn
  • 3 Xem thêm
  • 4 Liên kết ngoài

Tóm tắt nội dungSửa đổi

Trương Ba giỏi đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác hàng thịt vừa mới chết. Trú nhờ linh hồn trong thể xác hàng thịt, Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lý trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cảm thấy xa lạ vì không phải da thịt của người thân mình..., bản thân Trương Ba thì đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt, Trương Ba nhiễm phải nhiều thói xấu và những nhu cầu vốn không phải của chính bản thân anh vì thân xác của lão hàng thịt. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân xác của kẻ khác, Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận cái chết theo đúng quy luật sinh - lão - bệnh - tử.

Ở trong kịch bản, Lưu Quang Vũ đã phân tích rõ từng nghịch cảnh:

+Cảnh 1: Linh hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt, 2 người nói chuyện với nhau khá gay go và thú vị.

+Cảnh 2 & 3 và 4:Nỗi buồn trong gia đình và cảm xúc nội tâm của Trương Ba và vợ ông, Cái Gái và cu Tị, con dâu của ông.

+Cảnh 5, 6:Đế Thích được Ngọc Hoàng và Nam Tào thoát tội việc đưa hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt và trả lại cho chị hàng thịt, Trương Ba đã cứu sống cu Tị trước khi nhắm mắt xuôi tay, lìa đời.

NSND Trần Tiến đã sáng tạo thêm chi tiết tính cách, hành động của Đế Thích có xu hướng đồng tính.[1]

Vai diễnSửa đổi

Dàn diễn viên của đợt dàn dựng đầu tiên (năm 1989):

  • Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi - Trương Ba
  • Nghệ sĩ Nhân dân Trần Tiến - Đế Thích
  • Nghệ sĩ Ưu tú Phạm Bằng - Lý trưởng

...

Xem thêmSửa đổi

  • Lưu Quang Vũ.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • "The Butcher's Skin" tại nhà hát Yellow Earth Lưu trữ 2007-03-13 tại Wayback Machine
  • Bình luận về vở "The Butcher's Skin"
  1. ^ “NSND Trần Tiến: "Điều quan trọng nhất là phải dám dấn thân cho nghệ thuật"”. https://songtre.com.vn/ (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

II. Tác phẩm

1. Tóm tắt

      Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao. Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn. Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”.

2. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.

- Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công lớn.

- Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

b. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

- Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

- Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

3. Tìm hiểu chi tiết

a. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt

* Hồn Trương Ba:

 - Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn

     Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ chối quả quyết, mạnh mẽ sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng

* Xác anh hàng thịt:

- Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt

- Thái độ: từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng thắng thế

* Kết quả: phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt

⇒ Cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng

b. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

* Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn

* Những người thân trong gia đình:

- Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”

- Cháu gái: giận dữ, quyết liệt, phản đối nhất mực, cho rằng ông mình đã chết mà thay vào đó là một Trương Ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng

- Con dâu: cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa.

* Mỗi người trong gia đình ở một vị trí, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

- Kết quả: Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

⇒ Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.

c. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

- Sự giác ngộ về ý thức: Con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

   + Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”

   + “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”

   + “Không thể sống với bất cứ giá nào được. Có những cái giá quá đắt, không thể trả được... tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa”.

- Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba: Một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn.

   + Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết.

   + Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì chết.

=> Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn, có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

d. Giá trị nội dung

     Qua đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý

e. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.

- Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.

- Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.

- Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.

Sơ đồ tư duy - Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt

Truyện Hồn Trương Ba, da hàng thịt Lưu Quang Vũ

 Loigiaihay.com