Trẻ ngủ bao lâu là đủ

Hiểu rõ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh cũng như đặc điểm giấc ngủ của bé theo từng tháng sẽ giúp mẹ dễ theo dõi, quan sát và an tâm hơn về sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Con ngủ nhiều hay ngủ ít đều khơi dậy những nỗi lo lắng trong tâm trí của cha mẹ, nhất là với những bậc cha mẹ lần đầu chăm con. Bởi giấc ngủ trong những tháng đầu đời đóng vai trò rất quan trọng và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, cơ thể, cảm xúc, hành vi và là tiền đề cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Thế nhưng, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là bao nhiêu tiếng mỗi ngày? Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về thời gian ngủ cũng như đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh nhé!

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Tùy thuộc vào độ tuổi mà thời gian ngủ trong ngày của trẻ sơ sinh sẽ khác nhau.

Ở những tháng đầu sau sinh, bé thường ngủ rất nhiều nhưng thời gian mỗi giấc ngủ thường ngắn. Khi bé lớn hơn, tổng thời gian ngủ mỗi ngày sẽ giảm dần nhưng thời gian ngủ mỗi giấc sẽ tăng lên.

Trung bình, trẻ sơ sinh sẽ ngủ khoảng 8 – 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Mỗi giấc ngủ của bé có thể chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tiếng. Đến khoảng 3 tháng tuổi hoặc khi cân nặng được khoảng 6kg, bé có thể bắt đầu ngủ suốt đêm [khoảng 6 đến 8 giờ] mà không thức giấc.

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng

Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Đây là những băn khoăn rất phổ biến mà hầu như cha mẹ nào cũng có bởi giai đoạn này bé còn quá nhỏ, phần lớn thời gian trong ngày chủ yếu là dùng để ngủ nên nhiều mẹ lo lắng không biết bé ngủ nhiều có sao không.

Đối với trẻ 1 – 2 tháng, tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ là khoảng 15 đến hơn 16 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của bé thường không dài, bé sẽ thức giấc khoảng sau 2 – 3 tiếng để đòi bú. Trung bình, mỗi ngày bé có thể thức dậy đòi bú 10 – 14 lần và việc này diễn ra cả ngày và đêm nên đôi lúc có thể khiến mẹ thấy mệt mỏi.

2. Bé 3 – 5 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng? Trẻ 4 tháng ngủ bao nhiêu là đủ? Nếu so với 6 – 8 tuần đầu tiên sau sinh thì trẻ 3 – 5 tháng tuổi sẽ thức nhiều hơn ban ngày. Thời gian ngủ của bé có thể nằm trong khoảng 14 – 16 tiếng, trong đó, thời gian ngủ ban ngày chỉ 4 – 6 tiếng với 3 – 4 giấc ngủ ngắn.

Trẻ 3 – 5 tháng có thể ngủ suốt đêm [khoảng 6 tiếng] mà không dậy đòi bú. Ở giai đoạn này, bạn có thể không cần đánh thức bé dậy giữa đêm để cho bé bú trừ khi bác sĩ chỉ định.

Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi, bé có thể gặp phải tình trạng thụt lùi về giấc ngủ [sleep regression] với biểu hiện chính là bé hay thức giấc giữa đêm, khóc lóc, khó ngủ hay giật mình giống như lúc 0 – 2 tháng tuổi dù trước đó đã có thể ngủ suốt đêm.

Tình trạng này xuất hiện khá đột ngột và là biểu hiện bình thường. Nguyên nhân có thể là do bé đang bước vào tuần khủng hoảng hay giai đoạn phát triển nhảy vọt về thể chất và trí tuệ.

3. Bé 6 – 8 tháng tuổi

Hầu hết trẻ 6 tháng đều đã có thể ngủ suốt đêm [khoảng 6 – 8 tiếng] mà không thức dậy đòi bú. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số bé thức giấc 1 – 2 lần.

Đối với thời gian ngủ vào ban ngày, số giấc ngủ ngắn của bé có thể giảm so với những tháng trước nhưng mỗi cữ ngủ của bé có thể dài hơn, khoảng 3 – 4 tiếng.

6 – 8 tháng cũng là thời điểm mà bé sẽ có nhiều bước phát triển nhảy vọt quan trọng. Do đó, tình trạng thụt lùi giấc ngủ cũng tiếp tục xuất hiện.

4. Bé 9 – 12 tháng tuổi

Ở thời điểm 9 – 12 tháng, nhiều bé đã học được thói quen tự ngủ mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này, bé có thể liên tục ngủ trong suốt 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Vào ban ngày, bé sẽ có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 3 – 4 tiếng.

Trong thời gian 8 – 10 tháng tuổi, tình trạng thụt lùi giấc ngủ vẫn tiếp tục xuất hiện, thậm chí là xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian này sẽ có nhiều giai đoạn phát triển nhảy vọt quan trọng như mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ bắt đầu chuyển từ ngồi sang đứng hay trẻ bắt đầu học nói.

Thời gian ngủ của trẻ sinh non sẽ như thế nào?

Nếu so với trẻ sinh đủ tháng thì trẻ sinh non sẽ cần ngủ nhiều hơn. Thậm chí, trẻ có thể dành khoảng 90% thời gian để ngủ. Không thể nói chính xác trẻ sinh non ngủ bao nhiêu tiếng là đủ bởi điều này sẽ tùy thuộc vào việc trẻ sinh ở tuần thứ bao nhiêu và tình trạng sức khỏe của bé.

Nhìn chung, đặc điểm giấc ngủ của trẻ sinh non vẫn giống với trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, tổng thời gian ngủ có thể nhiều hơn, bé dễ thức giấc hơn và thời điểm bé có thể ngủ suốt đêm có thể trễ hơn so với bé đủ tháng.

Mỗi bé sẽ có những đặc điểm riêng, do đó thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ở mỗi bé cũng sẽ khác nhau nên bạn cũng đừng quá lo nếu thực tế, bé ngủ nhiều hoặc ít hơn so với thông tin trên. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy có bất cứ điều bất thường nào về giấc ngủ có đi cùng với các triệu chứng bất thường như bỏ bú, quấy khóc, sốt, sút cân, các vấn đề về tiêu hóa… thì cần đưa bé đi khám ngay.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Đa số các bé cần thêm giấc ngủ ngắn vào ban ngày, tuy ngắn nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho bé.

Trẻ sơ sinh dễ dàng bị choáng ngợp bởi môi trường xung quanh nên có xu hướng ngủ suốt cả ngày.

Nhưng từ 3-6 tháng tuổi, em bé ổn định thói quen của mình và thường có những giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và buổi chiều. Đây cũng là tuổi bạn có thể thiết lập một thói quen ngủ trưa với các tín hiệu sinh học riêng cho bé.

Nói chung trẻ trong độ tuổi này thường có một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng trong khoảng 1 giờ, và ngủ trưa một trong thời gian dài hơn khoảng gần 2 giờ.

Giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

Từ một đến hai tuổi, hầu hết các bé có thể không cần một giấc ngủ ngắn vào buổi sáng, nhưng vẫn cần ngủ trưa. Việc ngủ trưa của bé thường tiếp tục nên duy trì cho đến khi trẻ khoảng 4 tuổi.

Để giúp các bé chuyển đổi dễ dàng thói quen này, mẹ chính là người nên cho con đi ngủ vào buổi tối sớm hơn. Như vậy, con sẽ tỉnh táo cả buổi sáng và không cần chợp mắt cho đến đầu giờ chiều.

Thời gian chính xác cho một em bé ngủ trưa chủ yếu phụ thuộc vào chính trẻ.

Dưới đây là một số thông tin về nhu cầu ngủ từng độ tuổi ba mẹ có thể tham khảo để giúp con kiểm soát tốt giấc ngủ vào ban ngày.

  • 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 đến 18 giờ ngủ mỗi ngày và thường chỉ thức dậy sau mỗi 1 đến 3 giờ để ăn.
  • 6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ tổng cộng khoảng 14 giờ mỗi ngày, có thể bao gồm hai giấc ngủ ngắn ban ngày [kéo dài 20 phút đến một vài giờ].
  • Trẻ mới biết đi [1 đến 3 tuổi]: Trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ, trong đó có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều từ 1 đến 3 giờ. Trẻ mới biết đi có thể vẫn ngủ hai giấc, nhưng ngủ trưa không nên quá trễ vì có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
  • Trẻ mẫu giáo [3 đến 5 tuổi]: Trẻ mẫu giáo ngủ trung bình khoảng 11 đến 12 giờ vào ban đêm, cộng với một giấc ngủ ngắn buổi chiều.
  • Tuổi đi học [5 đến 12 tuổi]: Trẻ em ở độ tuổi đi học cần khoảng 10 đến 11 giờ ngủ vào ban đêm. Một số trẻ 5 tuổi vẫn có thể cần một giấc ngủ ngắn và nếu không thể ngủ trưa thường xuyên, trẻ có thể cần một giờ đi ngủ sớm hơn.

Hầu hết bố mẹ đều không quan tâm đến số lượng giờ ngủ của bé, tuy nhiên thiếu ngủ không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Buổi sáng, bố mẹ hãy đánh thức bé dậy sớm để có nhiều thời gian vui chơi hơn, giấc ngủ trưa cũng được bắt đầu sớm hơn.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không và tạo điều kiện lý tưởng trong phòng như kéo rèm, mở nhạc nhẹ để giúp bé ngủ trưa thoải mái hơn bốmẹ nhé.

Một số chuyên gia về giấc ngủ khuyên rằng khi cố gắng thiết lập một lịch trình ngủ trưa, bạn nên có kế hoạch cho trẻ ngủ khoảng 2 giờ sau khi trẻ thức dậy vào buổi sáng và sau khi trẻ ăn trưa. Và em bé của bạn cũng cần một giấc ngủ ngắn thứ ba vào đầu buổi tối.

Hãy quan sát bé cẩn thận để xem bé có những dấu hiệu của thiếu ngủ không

Theo đó, thời gian để bé ngủ trưa sẽ giảm dần theo độ tuổi của trẻ. Khi trẻ sơ sinh, trẻ có thể ngủ gần như suốt cả ngày. Nhưng khi trẻ 4 tháng tuổi sẽ cần khoảng 4 đến 6 giờ để ngủ trưa. 6 tháng tuổi, trẻ có xu hướng ngủ ít hơn một chút, cần khoảng 3 đến 4 giờ.

Qua sinh nhật đầu tiên của mình, bé cần khoảng 2-3 giờ để ngủ. Khi trẻ được 2 tuổi, bé của bạn sẽ chỉ cần một giấc ngủ ngắn trong khoảng 1 đến 2 giờ ngủ ban trưa.

Vì thế, cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi để cho con được ngủ trưa đầy đủ. Bởi vì cho trẻ ngủ trưa đúng cách sẽ rất có lợi cho bé nhà bạn. Trẻ vừa tỉnh táo, mạnh mẽ hiếu động trong ngày vừa cho thêm bé những năng lượng để phát triển các kĩ năng cần thiết của bé.

Cha mẹ trẻ hãy quan sát con thật kỹ và nắm được nhu cầu ngủ bình thường của con theo độ tuổi 

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề