Ca sĩ phạm trung kiên đất nước là ai?


Sau 2 năm chia tay Quách Ngọc Ngoan, đầu tháng 7/2016, diễn viên Lê Phương [sinh năm 1985 –pv] bất ngờ công khai mối quan hệ tình cảm với chàng trai kém 7 tuổi tên Phạm Trung Kiên. Không chỉ thoải mái chia sẻ những khoảnh khắc gần gũi trên mạng xã hội, cặp đôi này còn lên kế hoạch tổ chức đám cưới trong năm 2017.

Khi mới lộ diện, bạn trai Lê Phương đang là ca sĩ của Đoàn nghệ thuật Quân khu 7. Tuy nhiên, rất ít người nhớ ra, năm 2013, Phạm Trung Kiên từng đăng quang ngôi vị cao nhất cuộc thi "Tiếng hát truyền hình" – sân chơi từng giúp cho loạt ca sĩ như: Như Quỳnh, Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Bùi Anh Tuấn... được nhiều người biết đến.



Thời điểm tham gia cuộc thi hát đình đám, Phạm Trung Kiên vừa tròn 21 tuổi và đang là sinh viên trường Nhạc viện TP.HCM.

Với việc được đào tạo ca hát chuyên nghiệp và từng có kinh nghiệm khi đạt giải nhất cuộc thi "Giai điệu tuổi hồng toàn quốc 2009", Phạm Trung Kiên được đánh giá là ứng viên sáng giá ngay từ những vòng thi đầu tiên của "Tiếng hát truyền hình" lần thứ 23.

Xem thêm:

 NSND Trung Kiên qua đời vào sáng 27/1 tại Hà Nội. Sự ra đi của ông là tổn thất lớn cho nền âm nhạc Việt Nam. Trên trang cá nhân của nhạc sĩ Quốc Trung [con trai NSND Trung Kiên], nhiều nghệ sĩ như nhạc sĩ Giáng Son, Trần Tuấn Hùng, Phương Uyên, ca sĩ Ánh Tuyết, Mai Tuyết Hoa, Mỹ Dung, Thanh Thảo, Tùng Dương, Dương Hoàng Yến, Khánh Linh, Lê Hiếu... cũng gửi lời chia buồn tới gia đình.

NSND Trung Kiên

Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ: "Thương tiếc bác, một người thầy, người cha mẫu mực đáng kính. Xin chia buồn sâu sắc tới anh Trung và toàn thể gia đình". Ca sĩ Thùy Chi viết: "Em xin chia buồn cùng cả gia đình. Thầy ở nơi xa sẽ bình an và hạnh phúc với những gì còn ở lại ạ!". 

"Xin nghiêng mình tiễn biệt Thầy!", ca sĩ Thái Thùy Linh nói. "Em xin chia buồn sâu sắc với anh Quốc Trung và gia đình!", MC Diễm Quỳnh viết.

Trong khi đó, nhiều học trò của ông như NSND Quốc Hưng, NSƯT Đăng Dương, Sao Mai Bích Hồng, Phạm Thu Hà... không giấu được sự đau buồn, bàng hoàng trước thông tin NSND Trung Kiên qua đời.

NSND Quốc Hưng, Trưởng khoa thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam chia sẻ: "NSND Trung Kiên là người thầy rất tâm huyết với nghề giáo. Sau khi về hưu, dù sức khỏe giảm sút nhưng ông vẫn đi dạy học. Thậm chí kể cả sau khi bị đột quỵ, ông cũng vẫn dạy học, cống hiến đến hơi thở cuối cùng cho nền âm nhạc Việt Nam. Thầy sở hữu một giọng nam cao hiếm có, nhưng thầy cũng dạy cả giọng nữ cao, thậm chí cả giọng nam trầm vẫn dạy. NSND Trung Kiên có đóng góp rất lớn trong công tác đào tạo, nhiều học trò của thầy sau này đều là những nghệ sĩ nổi tiếng".

Sao Mai Bích Hồng,Sao Mai Phương Nga, Sao Mai Thu Hằng cùng NSND Trung Kiên.

Sao Mai Bích Hồng - học trò của NSND Trung Kiên đau buồn: "Ai qua được vòng đời sinh tử mà khi biết tin vẫn rất buồn. Thầy an lành về thế giới bên kia thầy nhé! Chúng con, những học trò được thầy dìu dắt sẽ luôn nhớ mãi thầy trong tim!".

NSƯT Đăng Dương gửi lời vĩnh biệt đến người thầy của mình: "Em vẫn biết rằng sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của cuộc đời nhưng em vẫn đau xót khi nhận được tin này! 

Thầy ơi! Em đã rất may mắn và hạnh phúc khi được là một học sinh đầu tiên được học thầy kể từ khi thầy quay lại với nghề truyền đạt sư phạm thanh nhạc vào năm 1995. Em được gặp thầy là một nhân duyên rất lớn của những tâm hồn yêu dòng nhạc thính phòng, cổ điển đầy khó khăn nhưng cũng rất tự hào thầy ạ!

Thầy mất đi là tổn thất vô cùng to lớn cho nền thanh nhạc Việt Nam! Em sẽ luôn nhớ về những kỷ niệm được học tập và làm việc cùng thầy! Mong thầy yên nghỉ nơi vĩnh hằng!".

NSƯT Đăng Dương tặng hoa tri ân NSND Trung Kiên trong liveshow cá nhân của anh

Ca sĩ opera Ninh Đức Hoàng Long khẳng định: Không có NSND Trung Kiên thì không có Ninh Đức Hoàng Long hát opera ngày hôm nay. "NSND Trung Kiên là giáo sư thanh nhạc, người thầy của hàng ngàn ca sĩ cổ điển Việt Nam. Tuy chưa 1 lần được thầy Kiên dạy nhưng với Long, ông mãi mãi là một người thầy.

10 năm trước khi chưa học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, tình cờ bắt chước thầy hát bài "Tình ca", Long đã nảy sinh tình yêu với nhạc cổ điển và bắt đầu học thêm nhiều ca khúc theo phong cách ấy. 8 năm trước, sau 2-3 lần chấm thi ở trường, NSND Trung Kiên nhận ra được khả năng và trực tiếp đề cử với khoa cho Long đi nước ngoài tu nghiệp. Mặc dù hai thầy trò lúc đó chưa hề quen nhau và thầy có rất nhiều học sinh nhưng vẫn cho Long cơ hội, điều đó thấy được tâm huyết của thầy với thanh nhạc cổ điển nước nhà.

3 năm trước khi về diễn ở Việt Nam, tôi mạnh dạn mời thầy đi xem và may mắn có cuộc gặp ngắn ngủi, được nghe thầy nói những trăn trở và khó khăn hiện tại và mong ước của thầy với Opera. Thầy rất mừng vì tôi đã không phụ lòng thầy và dặn tiếp tục tu nghiệp, đi theo con đường này. Ánh mắt theo dõi động viên của thầy ngày hôm đó từ hàng ghế khán giả Nhà hát Lớn mang lại cảm xúc mà Ninh Đức Hoàng Long không bao giờ quên được.

Thầy ra đi quả thật là một mất mát không gì bù đắp được cho thanh nhạc cổ điển Việt Nam. Cảm ơn thầy vì gia sản thầy để lại cho âm nhạc nước nhà. Vì niềm tin thầy đặt vào em 8 năm trước, em sẽ cố gắng hơn nữa! Vĩnh biệt thầy!".

NSND Trung Kiên và ca sĩ Ninh Đức Hoàng Long.

Ca sĩ Lê Anh Dũng chia sẻ: "NSND Trung Kiên là người thầy đã dìu dắt, dạy dỗ, chỉ bảo cho tôi trong suốt quãng thời gian theo học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Đây là tin rất buồn với các nghệ sĩ trong giới thanh nhạc. Thầy là người đã có rất nhiều đóng góp với nền thanh nhạc và âm nhạc Việt Nam".

NSND Trung Kiên sinh năm 1939 tại Kiến Xương, Thái Bình. Ông là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới. Ông là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam nói chung và dòng nhạc cách mạng, thính phòng nói riêng. Ông đã để lại dấu ấn với hàng loạt ca khúc: "Đất nước trọn niềm vui", "Cô lái tàu", "Tình ca", "Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn", "Chào sông Mã anh hùng", "Quà tháng năm dâng Người", "Bài ca Trường Sơn", "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người"...

NSND Trung Kiên có giọng nam cao, ông là thế hệ giảng viên thanh nhạc đầu tiên của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng là học trò của ông như: NSND Quốc Hưng, NSƯT Đăng Dương, ca sĩ Trọng Tấn, Lan Anh, Phương Nga, Bích Hồng, ...

NSND Trung Kiên từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin. Năm 1992, ông được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, phụ trách văn hóa nghệ thuật. NSND Trung Kiêm đảm nhiệm vị trí này trong 10 năm cho tới khi về hưu. Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia, cố vấn cho Trung tâm âm nhạc Serenade và làm công việc viết sách. Ông được phong tặng danh hiệu NSND năm 2001./.

Nguyễn Trung Kiên [5 tháng 11 năm 1939 - 27 tháng 1 năm 2021], là một ca sĩ, giáo sư, từng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.[1] Ông là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984 và Nghệ sĩ Nhân dân năm 2001.

Trung KiênGiáo sư
Nghệ sĩ Nhân dânNghệ danhTrung Kiên

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Nhiệm kỳ1992 – 2001Thông tin cá nhânSinhNguyễn Trung Kiên
5 tháng 11, 1939
Kiến Xương, Thái Bình, Liên bang Đông DươngMất27 tháng 1, 2021[2021-01-27] [81 tuổi]
Hà Nội, Việt NamGiới tínhnamQuốc tịch
Việt NamNghề nghiệpCa sĩBố mẹNguyễn Danh ĐớiVợThanh Nga [trước 2000]
Trần Bạch Thu HàCon cáiQuốc TrungHọc vấnHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt NamHọc hàmGiáo sưSự nghiệp âm nhạcVai tròCa sĩ
Giảng viênĐào tạoHọc viện Âm nhạc Quốc gia Việt NamNhạc cụGiọng hátCa khúcPhất cờ nam tiến

  • x
  • t
  • s

NSND Trung Kiên sinh ngày 5 tháng 11 năm 1939 tại xã Vũ Trung,[2] huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Mồ côi bố từ nhỏ, học hết lớp 12, ông thi vào Trường Âm nhạc Việt Nam [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam]. Năm 1960, khi đang là sinh viên năm ba, ông được cử đi học ở Ukraina. Ông từng tham gia biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới, đoạt huy chương vàng trong các cuộc thi hát ở Đức, Bulgaria...

Những năm 1956, NSND Trung Kiên tham gia vào dàn đồng ca của Thành Đoàn thanh niên Hà Nội, Đài Phát thanh thuộc Sở Văn hóa Hà Nội, Đài Tiếng nói Hà Nội.[3]

Sau đó ông thi đỗ vào Trường Âm nhạc Việt Nam nhưng mẹ ông không đồng ý cho ông theo nghiệp ca hát, tình cờ thư ký của Tổng bí thư Trường Chinh, ghé qua nơi bà làm việc và biết về hoàn cảnh gia đình. Sau đó đích thân Tổng bí thư đã đến động viên và mẹ của Trung Kiên đã đồng ý cho ông theo học thanh nhạc.

Ông đã 3 lần được cử sang Liên Xô học tập, vào những năm học đại học [1960-1942], cao học [1970] và trường Đảng. Các năm sau đó, ông và các nghệ sĩ lập đoàn văn công đi biểu diễn khắp các chiến trường.[3]

Ông sang Liên Xô học đại học và tốt nghiệp ra trường năm 1970 [lớp cao học], [4]ông và vợ tiếp tục tham gia biểu diễn ở chiến trường rồi Đài tiếng nói Việt Nam, sau chiến tranh vợ chồng ông là thành viên trong các đoàn văn công vào miền Nam biểu diễn.[3] Sau này, ông giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, cố vấn cho Trung tâm âm nhạc Serenade và viết sách.[4]

Từ năm 1992 ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, phụ trách mảng Văn hóa - Nghệ thuật, đến 2001 thì nghỉ hưu.[2]

Trong thời gian học tập tại Liên Xô, ông đã xin phép tác giả Raimonds Pauls phổ thơ của nhà thơ lớn Andrey Voznesensky, việt hóa thành công ca khú "Triệu đóa hồng" -bài hát làm nên tên tuổi của nghệ sĩ Ái Vân-.[5] Ông từng là ca sĩ đầu tiên trình diễn 5 bản Romance của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc vào năm 1978. Ông là người đã đặt lời Việt cho 300 ca khúc Nga.

NS Trung Kiên được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2001.

Trung Kiên là giọng ca nam cao chuyên hát dòng nhạc cách mạng với các bài hát như:

  • Đất nước trọn niềm vui
  • Phất cờ nam tiến
  • Cô lái tàu
  • Tình ca
  • Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn
  • Chào sông Mã anh hùng
  • Quà tháng năm dâng Người
  • Bài ca Trường Sơn
  • Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người

Ông qua đời vào ngày 27 tháng 1 năm 2021 tại nhà riêng ở Hà Nội, không lâu sau sinh nhật 82 tuổi.[6]

Ông kết hôn với ca sĩ Thanh Nga -sau này là giảng viên Nhạc viện Hà Nội- khi ông là thành viên ban nhạc đồng ca Rạng Đông, còn bà trong ban nhạc Tuổi Xanh. Sau đó, hai ban nhạc này sáp nhập thành ban đồng ca của Thành Đoàn thanh niên Hà Nội. Hai người kết hôn và có một con trai là nhạc sĩ Quốc Trung; năm 2000 nghệ sĩ Thanh Nga qua đời sau 7 năm chống trọi căn bệnh ung thư.[7]

Về cuối đời, ông sống với người vợ thứ hai là GS-TS, NGND, NSND nghệ sĩ piano Trần Bạch Thu Hà - Nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, con gái của Nhà giáo Nhân dân, nghệ sĩ piano Thái Thị Liên và là chị gái của Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn.

  1. ^ Viet Nam social sciences: Issues 1-3 Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam - 2002 "The whole art performance session was directed by People's Artist Nguyen Trung Kien a famous singer of Viet Nam
  2. ^ a b MEDIATECH. “Nghệ sĩ tài hoaTrung Kiên- Người con của quê lúa Thái Bình”. thaibinhtv.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ a b c cand.com.vn. “Nghệ sĩ nhân dân Trung Kiên: 80 năm đi trong ánh sáng sao vàng”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ a b “NSND Trung Kiên - giọng ca hàng đầu của âm nhạc Việt Nam”. Đảng Cộng Sản [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ “Chuyện NSND Trung Kiên đặt lời Việt cho ca khúc Triệu đóa hồng”. Báo Thanh Niên. 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.
  6. ^ Cẩm Loan - Hàn Triệt [27 tháng 1 năm 2021]. “NSND Trung Kiên qua đời”. VietNamNet. Truy cập 2 tháng 10 năm 2021.
  7. ^ Eva.vn. “Rơi nước mắt khi nhạc sĩ Quốc Trung kể về cái chết chủ động của mẹ”. eva.vn. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2022.

  Bài viết về chính khách Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

  Bài viết về âm nhạc Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trung_Kiên_[nghệ_sĩ]&oldid=68375460”

Video liên quan

Chủ Đề