Thuê bao bị gián đoạn chiều đi la gì

VinaPhone và Viettel đã chính thức khóa 1 chiều đối với những thuê bao di động không bổ sung thông tin và ảnh chân dung khi đã nhận đủ các thông báo. Tuy nhiên, nếu đang gặp khó trong việc đi bổ sung, người dùng có thể gia hạn thêm thời gian để tránh ảnh hưởng công việc.

Thông tin từ nhà mạng Viettel trước đó cho biết, các thuê bao trong nhóm khách hàng đầu tiên có thể bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ một chiều là vào ngày 2/6/2018 (15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo) nếu người dùng không hoàn thành việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động.

Đại diện Viettel cho biết thêm, điểm mới trong công tác hỗ trợ khách hàng thực hiện Nghị định 49 của nhà mạng này là trong trường hợp thuê bao bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ một chiều, khách hàng vẫn có thể tự gia hạn thời gian cập nhật thông tin nếu khách hàng gặp trường hợp bất khả kháng, không thể chuẩn hóa thông tin thuê bao trong thời hạn quy định.

“Thời gian gia hạn là 3 ngày sau khi thuê bao bị khóa 1 chiều để khách hàng thu xếp thời gian hoàn thành việc cập nhật thông tin thuê bao. Việc gia hạn được thực hiện trong 1 lần duy nhất thông qua ứng dụng My Viettel, nhắn tin hoặc gọi tổng đài miễn phí 18008098 của chúng tôi”, đại diện Viettel nhấn mạnh.

Do đó, nếu thực sự đang gặp khó trong việc bổ sung thông tin ngay lập tức, người dùng có thể gia hạn 3 ngày để thực hiện việc gọi đi, bằng cách:

Soạn tin nhắn theo cú pháp MO gửi 195. Hoặc người dùng có thể liên hệ tổng đài Viettel 18008098 của nhà mạng Viettel để yêu cầu mở khóa tạm thời cũng như đăng nhập vào ứng dụng My Viettel trên smartphone để yêu cầu mở khóa.

Lưu ý rằng mỗi khách hàng chỉ được gia hạn tối đa 1 lần trong 3 ngày.

Hiện tại chỉ có Viettel đang áp dụng việc gia hạn thêm 3 ngày đối với người dùng chưa bổ sung thông tin đúng quy định. Các nhà mạng khác vẫn thực hiện việc thông báo cuối cùng đến các khách hàng việc sẽ khóa SIM khi nhận đầy đủ các thông báo mà không đi bổ sung thông tin.

Trong đó, nhà mạng sẽ nhắn 5 tin nhắn liên tục ít nhất 5 ngày và mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin thuê bao. Sau 15 ngày không bổ sung thông tin sẽ bị khóa 1 chiều thuê bao di động.

Theo Nghị định số 49/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực từ ngày 24/4/2017. Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của mình tuân thủ đúng quy định tại Nghị định này.

Theo khoản 5, Điều 15, thông tin thuê bao gồm số thuê bao, thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam).

Thông tin đăng kí còn có thêm ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động)...

Cũng theo Nghị định này, nếu giả mạo, sử dụng giấy tờ cá nhân, tổ chức khác để thực hiện giao kết hợp đồng thuê bao SIM sẽ bị phạt từ 200 đến 500 ngàn đồng. Đối với người dùng chuyển quyền sở hữu SIM mà không đăng kí lại thuê bao cũng bị phạt tương tự.

Đáng chú ý, sẽ phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp viễn thông di động không thông báo hoặc không yêu cầu các thuê bao thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung khi phát hiện thông tin thuê bao không đúng quy định.

Thuê bao bị gián đoạn chiều đi la gì

Sử dụng dịch vụ mạng mà thuê bao gặp phải tình trạng bị chặn 1 chiều gọi đi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình liên lạc của khách hàng. Vấn đề này hiện nay nhiều khách hàng rất quan tâm, lo lắng mà chưa biết xử lý thế nào?. Nắm bắt tâm lý khách hàng, My Viettel cung cấp giải pháp siêu tiện ích đểkhách hàng có thể chủ động tạm mở nợ cước cho thuê bao di động/cố định trong trường hợp thuê bao đang bị chặn 1 chiều do nợ cước. Sau khi thao tác tạm mở thành công, họ sẽ có thêm 24h để sử dụng dịch vụ. Đây chắc chắn là công cụ “cứu cánh” cho nhiều khách hàng dùng dịch vụ Viettel trả sau.

 Tính năng được triển khai áp dụng với Thuê bao Di động/Cố định/Dcom/Homephone và áp dụng duy nhất với thuê bao bị chặn do nợ cước, không áp dụng với các trường hợp thuê bao bị chặn chiều vì lý do khác (chặn do khách hàng yêu cầu, chặn do vượt quá hạn mức sử dụng, chặn do hệ thống….). Mỗi thuê bao được tạm mở tối đa 3 lần/tháng/tất cả các kênh. Theo đó, khách hàng cần lưu ý số lần mở chặn để được hỗ trợ đúng quy định nhé.

 Để trải nghiệm tính năng, chỉ cần thiết bị smartphone của khách hàng có cài đặt thành công My viettel là có thể sử dụng tiện ích tuyệt vời này. Trường hợp chưa có ứng dụng, khách hàng vui lòng tải ngay tại đây.

Thao tác sử dụng tính năng này trên My Viettel như sau:

 Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng My Viettel, tại màn hình trang chủ, bấm vào biểu tượng 3 gạch ngang góc trên cùng màn hình, click thông tin tài khoản. Tại đây, trường hợp thuê bao bị chặn chiều do nợ cước thì mục “ Tình trạng thuê bao” sẽ hiển thị thông tin:  chặn 1 chiều nợ cước.

Thuê bao bị gián đoạn chiều đi la gì

Bước 2: Để thực hiện mở nợ cước, bấm vào dòng “ tạm mở nợ cước” , hệ thống sẽ gửi mã OTP về thuê bao cần mở chặn với nội dung

“ Hệ thống đã gửi mã OTP đến số điện thoại 0982.xx.xxx. Quý khách vui lòng nhập mã OTP để tạm mở cước”. Khách hàng thực hiện nhập mã OTP vào, bấm “ đồng ý”

 Bước 3: Hệ thống có thông báo mở chặn nợ cước thành công với nội dung “ Tạm mở nợ cước thành công, Viettel đã tạm mở nợ cước cho thuê bao 0982.xxx.xxx, thời gian tạm mở trong 24h”.

Thuê bao bị gián đoạn chiều đi la gì

Với trường hợp Sau 24h kể từ thời điểm mở chặn nếu khách hàng chưa thanh toán cước cho thuê bao tạm mở, hệ thống sẽ thực hiện chặn 1 chiều do nợ cước, lúc này khách hàng có thể tiếp tục tạm mở cước tuy nhiên không quá 3 lần/tháng (áp dụng cho tất cả các kênh). Trường hợp khách hàng thực hiện đến lần thứ 4 hệ thống sẽ không mở chặn và thông báo “ Quý khách đã sử dụng hết số lần tạm mở trong tháng, vui lòng thanh toán cước để sử dụng dịch vụ hoặc liên hệ 198 (0đ).

 Với giải pháp siêu tiện ích này hi vọng sẽ giúp các thuê bao sử dụng dịch vụ Viettel trả sau trong thời đại 4.0 dễ dàng “cất túi” khi cần. Hãy tải ứng dụng My Viettel để trải nghiệm tính năng này các bạn nhé.

Thuê bao bị gián đoạn chiều đi là bị gì?

Theo đó, thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định sẽ nhận được thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất 1 lần. Sau thời hạn 15 ngày, nếu các thuê bao nhận được tin nhắn thông báo vẫn không hoàn tất việc cập nhật đầy đủ thông tin thì sẽ bị khóa sim 1 chiều.

Tại sao sim Viettel bị gián đoạn chiều đi?

Trường hợp 1: Đối với sim Viettel bị khóa 1 chiều do nguyên nhân quá thời gian sử dụng, bạn nên nạp tiền để gia hạn số ngày dùng. Trường hợp 2: Đối với trường hợp nợ cước, bạn chỉ cần thanh toán nợ cũ là có thể tiếp tục sử dụng. Trường hợp 3: Nếu bạn nạp thẻ điện thoại sai quá số lần quy định khiến sim bị khóa.

Sim Viettel bị khóa 1 chiều là gì?

Sim bị khóa một chiều có nghĩa bạn sẽ bị khóa chiều gọi đi hoặc chiều gọi đến. Cụ thể: Bị khóa chiều gọi đi: Nghĩa bạn sẽ không thể gọi được cho bất cứ thuê bao nào khác hoặc nhắn tin SMS. Bị khóa chiều gọi đến: Nghĩa nhà mạng sẽ chặn những cuộc gọi đến từ những thuê bao khác.

Tại sao gọi điện lại bị gián đoạn chuyển đi?

Cuộc gọi có thể bị gián đoạn do lỗi thẻ SIM hoặc hạn chế của nhà mạng. Nếu thẻ SIM bị cắt bằng tay thì có thể gây ra tiếp xúc kém giữa thẻ SIM và điện thoại, gây ra lỗi. Trong trường hợp này, hãy liên hệ nhà mạng để thay thế thẻ SIM. Nhà mạng có thể hạn chế thời lượng cuộc gọi tối đa là 1 hoặc 2 giờ.