Thông tư hướng dẫn Luật khiếu nại mới nhất

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại doChuyên gia pháp luật cao cấp Nguyễn Ngọc Điệpbiên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại

Tác giả: Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Những năm gần đây, tình hình khiếu nại ở nước ta có xu hướng gia tăng cả về số lượng vụ việc và tính chất phức tạp của khiếu nại. Hàng năm các cơ quan thẩm quyền từ trung ương đến địa phương đã tiếp nhận và xử lý hàng trăm nghìn đơn thư khiếu nại mà chủ yếu về các lĩnh vực đất đai, thuế và xử lý vi phạm hành chính.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, Nhà nướckhông ngừng hoàn thiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại và tiếp công dân, nhằm bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Ngày 11-11-2011 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Khiếu nại với nhiều nội dung được quy định mới, tạo cơ chế giải quyết khiếu nại chặt chẽ và mang tính khả thi hơn so với Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.

Nhằm giúp những người làm công tác giải quyết khiếu nại nói riêng và bạn đọc nói chung thuận tiện trong việc tìm hiểu và áp dụng Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân,Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp đã biên oạn cuốn “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại”

Cuốn sách được bố cục thành 8 phần:

PHẦNI: Những vấn đề chung về khiếu nại [Từ Điều 1 đến điều 7]

1. Quyền khiếu nại và trách nhiệm giải quyết khiếu nại

2. Đối tượng của khiếu nại

3. Chủ thể khiếu nại và chủ thể bị khiếu nại

PHẦNII: Thủ tục khiếu nại và quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại[Từ Điều 8 đến điều 16]

Mục 1. Thủ tục khiếu nại

1. Yêu cầu chung khi tiến hành khiếu nại

2. Thủ tục khiếu nại

Mục 2. Quyền, nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, chủ thể giải quyết khiếu nại và các chủ thể khác

1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại

2. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại

3. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần đầu

4. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai

5. Quyền và nghĩa vụ vủa luật sư, trợ giúp viên pháp lý

PHẦN III:Thủ tục giải quyết khiếu nại[Từ Điều 17 đến điều 43]

Mục 1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

1. Người có thẩm quyền gaiir quyết khiếu nại trực tiếp

2. Người có thẩm quyền gián tiếp trong giải quyết khiếu nại

Mục 2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

1. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai

3. Xem xét lại việc giải quyết khiếu nại có vi phạm pháp luật

PHẦNIV:Quy trình giải quyết khiếu nại [Theo thông tư 07/2013/TT-TTCP] => Thông tư này hiện đã hết hiệu lực

PHẦN V:Quy trình tiếp công dân [Theo Thông tư 06/2014/TT-TTCP] => Thông tư này hiện đã bị thay thế bởi Thông tư 04/2021/TT-TTCP.

PHẦN VI:Áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại

1. Khái niệm, ý nghĩa nội dung áp dụng pháp luật

2. Một số nguyên tắc khi áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nịa

3. Một số nguyên tắc trong ban hành quyết định hành chính

PHẦNVII:Các quy định về giải quyết khiếu nại và tiếp công dân

Mục 1. Các quy định về giải quyết khiếu nại

1. Luật khiếu nại 2011

2. Nghị định 75/2012/NĐ-CP

3. Nghị quyết 570/NQ-UBTVQH13 Về việc tổ chức hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2013 => hiện Thông tư này đã không còn phù hợp

4. Văn bản hợp nhất 01/VNHN-TTCP ngày 09/10/2017 Hợp nhất quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính [=> hiện đã hết hiệu lực]

5. Thông tư 07/2014/TT-TTCP Quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh [=> hiện đã bị thay thế bởi Thông tư 05/2021/TT-TTCP]

6. Thông tư 02/2016/TT-BTP Quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự [=> hiện đã bị thay thế bởi Thông tư 13/2021/TT-BTP]

Mục 2. Các quy định về tiếp công dân

1. Luật tiếp coogn dân 2013

2. Nghị định 64/2014/NĐ-CP

3. Thông tư 06/2014/TT-TTCP Quy định quy trình tiếp công dân [=> hiện đã bị thay thế bởi Thông tư 04/2021/TT-TTCP]

4. Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động – Thương binh và xã hội

PHẦN PHỤ LỤC:Các quy định áp dụng giải quyết khiếu nại trong một số lĩnh vực

Luật Minh Khuê xin trích dẫn quy trình tiếp công dân thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binhvà xã hội theo quy định tại Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH để bạn đọc tham khảo:

Bước 1: Xác định nhân thân của công dân

1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân đề nghị công dân giới thiệu họ tên, địa chỉ và xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền, thẻ luật sư, giấy tờ khác có liên quan [nếu có] để xác định họ là người tự mình thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách hay là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền.

2. Trường hợp công dân hoặc người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật cho cá nhân, tổ chức không vi phạmĐiều 9 Luật Tiếp công dân, người tiếp công dân tiến hành việc tiếp công dân.

Trường hợp công dân hoặc người được ủy quyền, người đại diện theo pháp luật cho cá nhân, tổ chức vi phạmĐiều 9 Luật Tiếp công dân, người tiếp công dân từ chối tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân rõ lý do từ chối tiếp.

3. Trường hợp công dân không có giấy ủy quyền hợp lệ hoặc việc ủy quyền không theo đúng quy định tạiđiểm a, b, khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại, người tiếp công dân không tiếp nhận hồ sơ vụ việc và phải giải thích rõ lý do, hướng dẫn công dân làm các thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại theo đúng quy định.

4. Trong quá trình tiếp công dân đến tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo; không tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo đảm cho người tố cáo không bị đe dọa, trù dập, trả thù.

Trường hợp công dân đến tố cáo không xuất trình được giấy tờ tùy thân, người tiếp công dân từ chối tiếp, trừ trường hợp tố cáo có tính chất khẩn cấp.

Bước 2: Nghe, ghi chép nội dung trình bày của công dân

1. Khi công dân trình bày và có đơn nêu nội dung rõ ràng, đầy đủ theo quy định, người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo và cần xác định rõ nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân để xử lý.

Nếu nội dung đơn không rõ ràng, chưa đầy đủ, người tiếp công dân đề nghị công dân viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn về những nội dung chưa rõ, còn thiếu.

2. Trường hợp công dân trình bày một trong các nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà không có đơn, người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết đơn.

Nếu trường hợp công dân không tự viết đơn được, người tiếp công dân ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung công dân trình bày; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị công dân trình bày thêm, sau đó đọc lại cho công dân nghe và đề nghị công dân ký tên hoặc điểm chỉ.

3. Trường hợp công dân trình bày vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh, người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn khiếu nại, đơn tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh riêng để thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Bước 3:Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân

Sau khi nghe công dân trình bày, nghiên cứu sơ bộ nội dung, các thông tin, tài liệu liên quan mà công dân cung cấp, người tiếp công dân phải xác định những nội dung sau:

1. Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc;

2. Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách về vấn đề gì, lĩnh vực nào, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào;

3. Người bị khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh là cá nhân, cơ quan, tổ chức nào;

4. Quá trình xem xét, giải quyết: vụ việc đã được cấp nào giải quyết; kết quả giải quyết; hình thức văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền;

5. Yêu cầu của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đồng ý hay không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan có thẩm quyền đã giải quyết; lý do khiếu nại, tố cáo tiếp [nếu có] và những bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp;

6. Trường hợp công dân hỏi chính sách thuộc lĩnh vực nào, cơ quan nào có trách nhiệm giải đáp để trả lời, hướng dẫn công dân.

Bước 4: Xác định thẩm quyền giải quyết và xử lý nội dung đơn của công dân

1. Căn cứ nội dung công dân trình bày là khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách, người tiếp công dân xác định thẩm quyền của cá nhân, cơ quan, đơn vị giải quyết.

Việc xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 17 và Điều 18 Thông tư này.

2. Xử lý nội dung thuộc thẩm quyền

a] Trường hợp công dân đến khiếu nại, nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan và không thuộc một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 11 Luật Khiếu nại, người tiếp công dân phải làm các thủ tục tiếp nhận đơn khiếu nại và các thông tin, tài liệu kèm theo do người khiếu nại cung cấp, chuyển đến bộ phận xử lý đơn để báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thụ lý trong thời hạn do pháp luật quy định.

Nếu khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý giải quyết theo quy định, người tiếp công dân căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại.

b] Trường hợp công dân đến tố cáo, nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thuộc cơ quan, đơn vị mình mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tạikhoản 2, Điều 20 Luật Tố cáo, người tiếp công dân nhận đơn tố cáo, chuyển đến bộ phận xử lý đơn để báo cáo Thủ trưởng cơ quan hoặc chuyển người có thẩm quyền xem xét, thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo.

c] Trường hợp công dân đến kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình, người tiếp công dân nhận đơn, chuyển bộ phận xử lý đơn để báo cáo người có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

d] Trường hợp công dân đến hỏi chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, người tiếp công dân trả lời. Nếu người tiếp công dân chưa trả lời được thì đề nghị cán bộ thuộc đơn vị chức năng tiếp và trả lời công dân. Trường hợp cán bộ thuộc đơn vị chức năng chưa thể trả lời ngay thì hẹn trả lời công dân theo quy định.

3. Xử lý nội dung không thuộc thẩm quyền

a] Trường hợp khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mình, người tiếp công dân hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

b] Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị mình, người tiếp công dân hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu công dân yêu cầu được nhận đơn, người tiếp công dân tiếp nhận, chuyển bộ phận xử lý đơn làm thủ tục chuyển đơn và các tài liệu liên quan đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nhưng người tố cáo không cung cấp thông tin, bằng chứng mới, người tiếp công dân không tiếp nhận và giải thích cho người tố cáo biết.

c] Trường hợp kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình, người tiếp công dân hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Bước 5: Vào sổ theo dõi

1. Sau khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải vào sổ tiếp công dân hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp dân theo các tiêu chí: số thứ tự; ngày tiếp; họ tên, địa chỉ công dân; số người; tóm tắt nội dung; phân loại theo tính chất [khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, hỏi chính sách]; phân loại theo lĩnh vực [người có công; lao động; tiền lương; việc làm; an toàn lao động; bảo hiểm xã hội; quản lý lao động ngoài nước; giáo dục nghề nghiệp; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội; nội dung khác]; quá trình xem xét, giải quyết của các cấp [nếu có]; kết quả tiếp [trả lời trực tiếp công dân, hướng dẫn đến cơ quan nào hoặc tiếp nhận đơn].

2. Tổng hợp báo cáo số liệu, tình hình tiếp công dân hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn sách được trình bày vớibố cục khoa học giúp bạn đọc có thể dễ dàng năm bắt được những nội dung chủ yếu của Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân, cũng như giúp người làm công tác giải quyết khiếu nại có thể áp dụng chính xác, hiệu quả các quy định của luật trong giải quyết khiếu nại.

Ngoài ra cuốn sách còn in Luật Khiếu nại 2011, Luật Tiếp công dân và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất, cùng nhiều văn bản liên quan về các lĩnh vực đất đai, thuế, xử lý vi phạm hành chính cần thiết cho việc giải quyết khiếu nại, giúp cho việc tìm hiểu, tra cứu và áp dụng thuận tiện.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại thì nhiều văn bản trích dẫn trong cuốn sách đã hết hiệu lực và bị thay thế bởi văn bản khác. Bạn đọc có thể cân nhắc thời lượng sách còn hiệu lực để lựa chọn mua cuốn sách hoặc không để tránh lãng phí.

5. Kết luận

Cùng giống nhiều cuốn sách hệ thống quy định pháp luật khác, Sách Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại và quy trình tiếp công dân với các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại của Luật gia Nguyễn Ngọc Điệp khi mới phát hành sẽ là một tài liệu hữu ích cho bạn đọc khi trong cùng 1 cuốn sách mà bạn đọc có đầy đủ các quy định pháp luật về khiếu nại và tiếp công dân để tra cứu. Song cũng chỉnh bởi là tổng hợp các quy định pháp luật nên khi những văn bản pháp luật này bị thay thế thì một phần nội dung sách sẽ không còn tính ứng dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề