Thời gian của chu kì tế bào là gì

I. Chu kì tế bào

1.     Khái nim

Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào. Chu kì tế bào gồm 2 thời kì:

a]     Kì trung gian.

b]    Phân bào.

2.     Đặc điểm chu kì tế bào

Kì trung gian

Nguyên phân

Thời gian

Dài [Chiếm gần hết thời gian của chu kì]

Ngắn

Đặc điểm

Gồm 3 pha:

G1: TB tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.

S: NST NHÂN ĐÔI, các NST dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép.

G2: Tổng hợp các chất cho tế bào.

Gồm 2 giai đoạn:

Phân chia nhân gồm 4 kì.

Phân chia tế bào chất.

3.      S điu hoà chu kì tế bào

TB phân chia khi nhận biết tín hiệu bên trong và bên ngoài TB.

TB được điều khiển đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.

II. Quá trình nguyên phân

1.      Phân chia nhân

Phân chia nhân gồm 4 kì.

Các kì

Đặc điểm

Hình

Kì đầu

Xuất hiện thoi phân bào

Màng nhân dần biến mất

Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn

Kì giữa

Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động

Kì sau

Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn

Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào.

Kì cuối

NST dãn xoắn

Màng nhân xuất hiện.

2. Phân chia tế bào chất

Phân chia TB chất ở đầu kì cuối.

Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

1. Ý nghĩa sinh hc

Với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản, từ 1 tế bào mẹ cho 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu.

Với sinh vật nhân thực đa bào: nguyên phân làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. ngoài ra nguyên phân còn giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.

2. Ý nghĩa thc tin

Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…

Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.

Chu kì tế bào gồm những giai đoạn nào?

Nêu ý nghĩa của việc điều hòa chu kì tế bào.

* Chu kì tế bào:

  - Là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân.

  - Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào, được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2:

    + Pha G1: tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng, quá trình bắt đầu từ khi tế bào sinh ra đến khi tế bào đạt kích thước tiêu chuẩn.

    + Pha S: nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc tử [crômatit].

    + Pha G2: tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.

 * Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: chu kì tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường và ổn định của cơ thể.

Cập nhật lúc: 12:06 04-01-2017 Mục tin: Sinh học lớp 10

I. Chu kì tế bào

- Khái niệm: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào.

- Chu kì tế bào gồm kì trung gian [chiếm phần lớn thời gian của chu kì] và quá trình nguyên phân.

- Giai đoạn trung gian gồm 3 pha:

+ Pha G1: Là giai đoạn tổng hợp những chất cần thiết cho sinh trưởng.

+ Pha S: Là giai đoạn các NST nhân đôi.

+ Pha G2: Là giai đoạn tổng hợp tất cả những gì cần thiết cho phân bào.

- Chu kì tế bào được điều khiển bởi một cơ chế hết sức tinh vi và chặt chẽ. Tại cuối pha G1 và G2 có các điểm kiểm soát [ checkpoint] nếu tế bào chưa sẵn sàng thì sẽ không được bước tiếp vào giai đoạn tiếp theo và phân chia.

- Tốc độ và thời gian phân chia giữa các tế bào ở các cơ quan khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là khác nhau. Ví dụ: ở người, các tế bào ở giai đoạn phôi cứ 15-20' phân chia 1 lần, ở người trưởng thành thì tế bào ruột 1 ngày phân chia 2 lần, tế bào gan 1 năm phân chia 2 lần, còn ở tế  bào thần kinh hầu như không phân chia.

- Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi có tín hiệu phân bào.

- Nếu cơ chế điều khiển sự phân bào trục trặc hoặc bị hư hỏng thì các tế bào phân chia liên tiếp tạo thành các khối u chèn ép các cơ quan khác. Bệnh ung thư cũng là một ví dụ, các tê bào ung thư phân chia vô hạn và có khả năng di chuyển trong máu tới các cơ quan khác.

II. Nguyên phân

Nguyên phân bao gồm sự phân chia nhân và sự phân chia tế bào chất.

Phân chia nhân gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối.

Phân chia tế bào chất :

- Sau khi kì sau hoàn tất TBC phân chia dần và tách TB mẹ thành 2 TB con.

- Ơ TBĐV màng TB co thắt lại ở vị trí giữa TB → 2TB con.

- Ở TBTV hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ → 2 TB con.

III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

1. Ý nghĩa sinh học

- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân là cơ chế sinh sản.

- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương.

2. Ý nghĩa thực tiễn

- Ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…

- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Video liên quan

Chủ Đề