Thiện căn ở tại lòng ta là gì

Tác phẩm chữ thư pháp đẹp: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.Một trong những câu thơ được nhiều người biết đến của đại thi hào Nguyễn Du chính là câu "Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Chẳng những câu thơ này sâu sắc, bao trùm thật nhiều ý nghĩa sâu xa, mà qua đó ta mới thấy cái tài năng, trình độ học vấn của Nguyễn Du thật rộng lớn biết chừng nào.Thiện căn tức là cái tốt, cái đẹp, cái bản lề cho gianh giới giữa thiện và ác, mà chỉ cần vượt qua cái bản lề ấy, chúng ta đã trở thành một người hoàn toàn khác. Nhưng tại sao Nguyễn Du lại nói rằng "Thiện căn ở tại lòng ta", có phải chăng việc chúng ta mong muốn trở thành người tốt lại dễ dàng đạt được đến như thế? Có phải chăng chúng ta cứ nghĩ mình là người tốt thì chúng ta sẽ tốt hay không?Thực tế cho thấy ngay chính trong thời điểm hiện tại, bất cứ ai sống cũng đều muốn hướng thiện, nhưng vì cuộc sống tất bật, bon chen, rồi nào là những điều khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, tính toán, như tiền ăn, tiền nhà, tiền điện thoại, tiền ngoại giao, vân vân và mây mây những thứ khác mà khiến cho mỗi chúng ta, mỗi khi đứng trước đèn đỏ thì cố vượt nhanh hơn một tý, nếu không thấy ai thì cứ vứt ra ra một chút. Và trong lòng ta tự nhủ rằng đó là việc của ta hoặc "Chẳng ai thấy đâu mà lo", và rồi chính những suy nghĩ vô minh ấy đưa chúng ta từ suy nghĩ tới hành động, từ hành động đến thói quen, từ thói quen ta nhận về một tính cách không mấy tốt đẹp. Thiện căn ở tại lòng ta, đó chính là câu nói thể hiện cái tuyệt diệu trong cách suy nghĩ của Nguyên Du, đại thi hào. Nếu ta biết trân quý những điều tốt đẹp, biết xét suy điều phải trái, biết chậm lại một chút thì chắc chắn chúng ta có quyền lựa chọn đi theo hướng nào. Đó không phải là từ trong tâm ta hay sao?Bởi vậy mà Nguyễn Du mới đề cao chữ tâm, coi chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài là như thế. Một người có tài giỏi đến mấy nhưng không có tâm chỉ là kẻ vô dụng, một người có cái tâm sáng nhưng ít tài thì làm việc gì cũng khó.

Bạn đang xem: Thiện căn ở tại lòng ta chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài


Tác phẩm chữ thư pháp đẹp: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

Đăng bởiThanh Phongvào lúcApril 08, 2018Nhãn:60x80,chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài,Chu thu phap dep,chữ thư phap đẹp,giấy dó truyền thống,thien can o tai long ta,thiện căn ở tại lòng ta
Chữ thư pháp đẹp: Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng bà chữ tài

Reviewed by Thanh Phong on April 08, 2018 Rating: 5

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Vào Đế Chế Trên Garena Mới Nhất 2018, Cách Vào Đế Chế Trên Garena

Blog ArchiveAugust 2021 [3]July 2021 [9]April 2021 [3]March 2021 [2]February 2021 [1]January 2021 [2]December 2020 [3]November 2020 [5]October 2020 [4]September 2020 [2]January 2019 [1]October 2018 [1]July 2018 [3]June 2018 [1]May 2018 [2]April 2018 [9]March 2018 [12]February 2018 [5]January 2018 [3]November 2017 [3]September 2017 [2]August 2017 [4]May 2017 [1]April 2017 [1]March 2017 [1]

Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: thiện căn

thiện căn dt. Vốn gốc hiền-lành, căn-bản hiền-lành: Thiện-căn ở tại lòng ta, Tu là cội phúc, tình là dây oan [K].
Nguồn tham khảo: Từ điển - Lê Văn Đức
thiện căn - Tính hiền hậu vốn có: Thiện căn ở tại lòng ta [K].
Nguồn tham khảo: Từ điển mở - Hồ Ngọc Đức
thiện căn dt. Bản tính, căn tính hiền lành: Thiện căn ở tại lòng ta [Truyện Kiều].
Nguồn tham khảo: Đại Từ điển Tiếng Việt
thiện căn dt [H. căn: rễ] Gốc của điều thiện: Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài [K].
Nguồn tham khảo: Từ điển - Nguyễn Lân
thiện căn dt. Bản-tính hiền lành.
Nguồn tham khảo: Từ điển - Thanh Nghị
thiện căn Cái căn-tính hiền-lành: Thiện-căn ở tại lòng ta.
Nguồn tham chiếu: Từ điển - Khai Trí

* Từ tham khảo:

thiện chiến

thiện chính

thiện hành

thiện hành vô tích

thiện hậu

* Tham khảo ngữ cảnh

* Từ đang tra cứu [Ý nghĩa của từ, giải nghĩa từ]: thiện căn

* Xem thêm: Từ điển Giúp đọc Nôm và Hán Việt

Bài mới

  • Vài nét về chữ Nôm, nguồn gốc và sự phát triển

  • Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

  • Khái lược Về Văn học Chữ Nôm Ở Việt Nam

  • Cấu tạo và nguồn gốc của chữ Nôm – chữ của dân tộc Việt Nam

  • Sấm Trạng Trình ký bản chữ Nôm

Chủ Đề