Tại sao em lại làm trái ngành

Câu “nghề chọn người” quả thật đúng trong bối cảnh hiện nay. Không ít bạn trẻ chấp nhận làm công việc không đúng với chuyên ngành mình học. Điều này cũng chẳng có gì nếu bạn đam mê và hứng thú với công việc đó. Chỉ cần bạn nỗ lực thì cũng sẽ thành công. Nhưng trước hết, bạn sẽ phải làm gì để thuyết phục nhà tuyển dụng khi ứng tuyển trái ngành?

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, có đến 60% sinh viên ra trường làm trái ngành đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng. Có bạn tốt nghiệp kỹ sư, sư phạm lại gắn bó với công việc thương mại, truyền thông… Quả thật trong thời buổi khó khăn như hiện nay, kiếm được một công việc đã khó huống hồ là việc đúng chuyên ngành. Vì thế, việc ứng tuyển trái ngành là một thách thức lớn đối với các tân cử nhân sau khi tốt nghiệp.

Tuy nhiên bên cạnh thách thức thì công việc trái ngành cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Làm qua các công việc khác nhau sẽ giúp bạn tìm thấy niềm đam mê và định hướng đúng cho sự nghiệp của mình. Và thực tế, có rất nhiều người thành công bằng một công việc không liên quan đến ngành học.

Làm sao để thuyết phục nhà tuyển dụng?

Chăm chút thêm cho CV

Dù ứng tuyển công việc gì thì bản CV vẫn vô cùng quan trọng. Hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn thật sự phù hợp với định hướng phát triển sắp tới của công ty. Trước khi gửi đi, hãy xem lại một lần nữa để tránh tình trạng “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nhé!

Bổ sung các khóa học ngắn hạn

Các khóa học ngắn hạn là một giải pháp thông minh cho những ai xin việc trái ngành. Kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng có lẽ là điều đáng lưu tâm nhất. Bởi vì 70% cơ hội bạn được nhận việc nằm ở cách thể hiện của bạn trong buổi phỏng vấn. Bên cạnh các khóa học thì việc bổ sung kiến thức thông qua các câu lạc bộ, diễn đàn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc mở rộng mối quan hệ.

Nói về kinh nghiệm

Nếu bạn không có kiến thức chuyên môn về công việc sắp tới thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy nói với nhà tuyển dụng những kinh nghiệm mà bạn có được trong thời gian qua. Hãy biết cách liên hệ khôn khéo về mối tương quan giữa công việc cũ và công việc sắp tới để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng rất phù hợp với công việc.

Ví dụ bạn từng đi làm sales nhưng lại có ý định chuyến sang làm marketing, bạn có thể nhấn mạnh về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, nắm bắt tâm lý khách hàng và luôn phải cập nhật nhu cầu thị trường, bên cạnh đó bạn rất ham học hỏi và sẵn sàng bươm trải. Hãy nói một cách tự tin và tâm huyết về việc những kỹ năng gián tiếp bổ trợ cho công việc marketing như thế nào. Dĩ nhiên tùy từng mảng trong marketing mà bạn có thể sử dụng các cách nói khác nhau. Nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng chọn người đào tạo được còn hơn người giỏi mà “thái độ rất ba chấm”.

Tự tin

Tự tin thể hiện năng lực bản thân sẽ là một yếu tố giúp thuyết phục nhà tuyển dụng dễ dàng hơn. Thái độ của bạn quyết định bạn là người có sự am hiểu về công ty và lĩnh vực này, bạn hiểu mình muốn điều gì và có thể thực hiện được chúng. Điều này sẽ giúp bạn nổi trội hơn các ứng viên khác.

Tuy nhiên đừng để sự tự tin lấn át và cái “tôi” trong bạn trỗi dậy. Cho dù bạn tốt nghiệp loại giỏi, có kinh nghiệm nhưng khi ứng tuyển trái ngành, bạn cũng chỉ là một con “cừu non” so với các “lão làng” đi trước. Chính vì còn non kinh nghiệm nên đừng đặt tham vọng quá cao. Hãy chấp nhận và bắt đầu từ một vị trí thấp để trau dồi từng bước một.

Việc ứng tuyển trái ngành sẽ khiến bạn phải học lại từ đầu. Nhưng đừng vì thế mà nản chí. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần ham hỏi của bạn, tự nguyện làm thêm giờ để bắt kịp công việc mới. Điều đó sẽ khiến nhà tuyển dụng hài lòng và dễ dàng chấp nhận bạn, cho bạn thử sức ở công việc mới.

Một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự cho biết, nếu ứng viên xin việc trái ngành thì nên chứng tỏ mình có một số kỹ năng nổi trội để tạo nên thế mạnh riêng. Ví dụ như sự am hiểu của bạn về vị trí đó, nhiệt huyết, niềm đam mê công việc, tinh thần học hỏi… Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu về chuyên môn của vị trí ứng tuyển. Đặc biệt, nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem với vị trí đó nhà tuyển dụng cần những kỹ năng nào. So sánh lại với bản thân để xem kỹ năng đó mình có hay chưa, nếu chưa thì mình sẽ hoàn thiện như thế nào, khoảng trong bao lâu… để sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.

Nắm rõ điểm mạnh, yếu của mình

Việc hiểu rõ ràng điểm mạnh – yếu của mình và có một kế hoạch cụ thể, khả thi sẽ chiếm được lòng tin của nhà tuyển dụng. Vì thực tế, nếu làm trái ngành sẽ rất dễ tạo nên tâm lý chán nản, bỏ việc. Vì thế, nêu cụ thể về kế hoạch và định hướng nghề nghiệp sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn hơn.

Ông Dean Borg – giám đốc bán hàng toàn quốc BCI Asia Vietnam chia sẻ rằng: “Làm trái ngành không có gì là không được, vấn đề quan trọng là cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình và đam mê của mình”.

Kết luận

Ứng tuyển trái ngành nghĩa là bạn không được ưu ái so với những ứng viên khác học đúng chuyên ngành mà doanh nghiệp cần. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng ngày nay cũng đã cởi mở hơn rất nhiều với những bạn học trái ngành, miễn là bạn thể hiện được những kỹ năng mình có để phục vụ công việc một cách tốt nhất. Cuối cùng đừng bao giờ khoác lác hay nói dối về kinh nghiệm của mình để được nhận vì sau này, chẳng ai còn tin bạn nữa.

Nếu bạn vẫn “bâng khuâng” trên con đường định hướng sự nghiệp và giải mã lợi thế cạnh tranh của bản thân, khóa học Foundation to International Career của Impactus giúp bạn có sự chuẩn bị không thể kỹ càng hơn từ kỹ năng viết CV, phỏng vấn thi tuyển đến nhận tư vấn nghề nghiệp từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm trước các kỳ tuyển dụng:
Tham khảo ngay tại: ĐÂY

Theo viectotnhat.com

Phỏng vấn xin việc trái ngành ư? Đừng quá lo lắng. Bạn vẫn có thể chinh phục nhà tuyển dụng một cách xuất sắc bằng những bí quyết sau đây. Theo dõi bài viết của Vieclam123.vn ngay nhé.

Vượt qua vòng phỏng vấn đã khó, vượt qua vòng phỏng vấn xin việc trái ngành đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường càng khó khăn hơn. Đặc biệt là khi sức cạnh tranh trên thị trường lao động ngày càng lớn, hàng năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Vậy những khó khăn cụ thể mà ứng viên gặp phải khi đi phỏng vấn xin việc trái ngành là gì?

1.1. Trình độ chuyên môn

Những sinh viên học đúng chuyên ngành đã có ít nhất từ 4-5 năm được đào tạo tại ngôi trường Đại học. Trong khi ứng viên xin việc trái ngành lại không được đào tạo bài bản cũng như không có trình độ chuyên môn chuyên sâu.

Vậy lí do nào có thể thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn bạn? 

Thực tế, có rất nhiều công việc yêu cầu trình độ, bằng cấp của ứng viên rất khắt khe, ví dụ như ngành công nghệ thông tin, hóa sinh, cơ khí, kỹ thuật, xây dựng....Nếu như không tốt nghiệp những chuyên ngành này hoặc những chuyên ngành có liên quan thì ứng viên rất khó để khiến nhà tuyển dụng “để mắt” tới mình ngay từ vòng duyệt hồ sơ.

Khó khăn khi phỏng vấn xin việc trái ngành

1.2. Kỹ năng, kinh nghiệm làm việc

Thông thường, ngay trong thời gian đi học Đại học, những bạn sinh viên có định hướng gắn bó với ngành, nghề đã có những công việc part-time, full-time để học hỏi thêm kinh nghiệm. Điều này khiến cho CV trái ngành của các bạn trở nên “đẹp hơn” trong mắt nhà tuyển dụng.

Ngược lại, những bạn đi xin việc trái ngành lại có ít kinh nghiệm, kỹ năng làm việc hơn, vì vậy cũng sẽ tương đối khó để có thể cạnh tranh đối với những bạn xin việc đúng chuyên ngành. 

Tuy nhiên, cũng đừng nên nản lòng vì những lí do trên đây. Bởi có những ngành nghề không yêu cầu quá cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm mà tập trung chủ yếu vào thái độ, tinh thần học hỏi của ứng viên. Đây đều là những công việc có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng nguồn lao động nên cơ hội đối với sinh viên xin việc trái ngành rất rộng mở.

2. Phỏng vấn xin việc trái ngành cần lưu ý những gì để chinh phục nhà tuyển dụng?

Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường xin việc làm trái ngành không phải là hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tìm hiểu một số lưu ý dưới đây khi đi xin việc trái ngành để chinh phục nhà tuyển dụng là vô cùng cần thiết.

2.1. Tìm hiểu kỹ về vị trí ứng tuyển

Ứng viên cần biết được vị trí ứng tuyển cụ thể là gì, yêu cầu công việc ra sao để chắc chắn mình có thể làm được công việc này và chứng tỏ được với nhà tuyển dụng mình có đủ những kỹ năng phù hợp. 

Nếu chỉ thấy công việc “hay hay” mà không biết mình cần phải làm gì, có phù hợp hay không thì chắc chắn bạn sẽ bị loại ngay từ vòng nộp hồ sơ đấy. Sau khi chắc chắn mình có thể làm được thì hãy mạnh dạn ứng tuyển và bắt đầu đi tìm kiếm bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc trái ngành nhé.

Phỏng vấn xin việc trái ngành

2.2. Tập trung vào kỹ năng thay vì nhấn mạnh những thiếu sót về trình độ

Trình bày về ngành học, điểm tổng kết là điều cần thiết để nhà tuyển dụng biết bạn “xuất thân” từ ngành nào. Nhưng ngành đó lại không liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển? Đừng quá lo lắng, mà hãy thể hiện những kỹ năng, kiến thức khác mình học được trong quá trình học Đại học.

Ví dụ như bạn ứng tuyển công việc Marketing trong khi bạn theo học ngành Du lịch. Hãy kể thêm về những trải nghiệm của bạn trong quá trình học Đại học, từng đi du lịch nhiều nơi, tìm hiểu về nhiều điểm đến, biết được những cách xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp để thu hút khách du lịch. Hơn nữa, bạn còn được học thêm về kỹ năng tạo video, sáng tạo nội dung hấp dẫn trong khi thực hiện các dự án Du lịch.

Chốt lại, cái cốt nhất là bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có những kỹ năng có thể rất hữu ích khi làm việc tại vị trí nhân viên marketing như: tư duy sáng tạo, khả năng sáng tạo nội dung, quay dựng video clip, am hiểu về chiến lược marketing du lịch,...

2.3. Thể hiện thái độ ham học hỏi

Việc thiết sót về trình độ chuyên môn chính là điểm yếu lớn nhất của bạn. Đừng ngần ngại thừa nhận những thiếu sót đó. Nhưng đồng thời, bạn cần thể hiện thái độ ham học hỏi, sẵn sàng dấn thân và cống hiến trong một lĩnh vực hoàn toàn mới. 

Nhiều công việc cũng cần đào tạo lại ứng viên từ đầu kể cả người đó có học đúng chuyên ngành hay không. Bởi vậy, tinh thần ham học hỏi chính là điểm cộng của bạn. 

Phỏng vấn xin việc trái ngành

3. Trả lời câu hỏi tại sao xin việc trái ngành từ nhà tuyển dụng

Ngoài những câu hỏi phỏng vấn thường gặp thì có một câu hỏi mà ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc trái ngành thường được hỏi bởi nhà tuyển dụng: “Tại sao lại xin việc trái ngành?”

Để không bị bối rối trước nhà tuyển dụng, hãy chuẩn bị cho mình một vài lí do “rất hợp lí” sau đây nhé.

3.1. Tìm được niềm yêu thích thực sự sau khi tốt nghiệp

Đây hoàn toàn không phải trường hợp hiếm gặp. Rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn chưa biết chính xác bản thân thực sự muốn gì. Nhiều học sinh chọn ngành học chỉ vì do bố mẹ, do lời khuyên từ anh chị em. Cho đến khi lên Đại học các bạn mới biết mình yêu thích điều gì, có sở trường nào và muốn gắn bó với công việc ra sao.

Ứng viên có thể lấy lí do này để trả lời nhà tuyển dụng. Đồng thời nhấn mạnh về những điều mình đã cố gắng học hỏi, trau dồi để có thể làm được công việc trái ngành này.

Ví dụ như bạn học quản trị kinh doanh nhưng lại muốn xin làm nhân viên content marketing. Bạn có thể trả lời nhà tuyển dụng câu hỏi “tại sao xin việc trái ngành” như sau:

“Em theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh nhưng lại cảm thấy bản thân là người có tính cách hướng nội, không phù hợp với công việc kinh doanh, thường xuyên phải gặp gỡ với đối tác, khách hàng. Em yêu thích công việc viết lách và cũng thấy mình có sở trường trong việc sáng tạo nội dung thu hút, hấp dẫn. Vì vậy, trong thời gian học Đại học, em đã làm cộng tác viên cho rất nhiều tờ báo, công ty và đóng góp những bài viết chất lượng. Bản thân em mong muốn có thể gắn bó lâu dài với công việc này trong tương lai.”

Trả lời câu hỏi tại sao xin việc trái ngành từ nhà tuyển dụng

3.2. Muốn thử sức ở một lĩnh vực mới

Sinh viên mới ra trường đều là những bạn trẻ “hừng hực” tinh thần chiến đấu. Tuổi trẻ cho phép các bạn được thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau để tìm ra con đường đi thích hợp nhất cho chính mình. 

Hãy chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có kỹ năng thích nghi tốt, khả năng học hỏi và xử lí vấn đề nhanh nhạy, kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, hòa đồng, cởi mở, sẵn sàng cống hiến và gắn bó cho vị trí công việc mới.

4. 2 điều tuyệt đối nên tránh khi phỏng vấn xin việc trái ngành

Dù là xin việc trái ngành hay đúng chuyên ngành thì mục đích của bạn vẫn là có một công việc để làm, có một ước mơ để theo đuổi và có một định hướng nhất định. Vì vậy, đừng để lỡ mất cơ hội của mình chỉ vì những lí do sau đây:

4.1. Tránh đưa ra lí do khiếm nhã

Bạn sẽ trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng hỏi “tại sao bạn xin việc trái ngành?”. Nếu bạn trả lời thẳng thừng: “Do không tìm được công việc đúng chuyên ngành phù hợp nên mới phải tìm công việc này”, “Do công việc có vẻ dễ nên em nghĩ mình có thể làm được”,...thì xin “chúc mừng” vì bạn chắc chắn sẽ không cần nỗ lực tiếp đâu vì nhà tuyển dụng dù gì cũng sẽ không lựa chọn bạn.

4.2. Tránh trả lời “không biết”

Dù là biết bạn đang xin việc trái ngành nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng đặt câu hỏi có liên quan đến chuyên môn để kiểm tra trình độ cũng như mức độ quan tâm của ứng viên về ngành này.

Khi đó, đừng dại dột mà trả lời “tôi không biết”, “em không rõ”,...Chắc chắn bạn cũng phải có sự chuẩn bị nhất định trước khi quyết định xin việc vào vị trí này rồi chứ? Hãy cố gắng trả lời bằng những hiểu biết cơ bản của bạn. Dù không được chuyên sâu như những bạn được đào tạo bài bản nhưng ít nhất thì bạn cũng đã cố gắng trả lời hết mình rồi. 

Dù làm bất cứ công việc nào đi chăng nữa, sự cố gắng của bạn nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng. Đừng ngại nộp CV xin việc và tham gia những buổi phỏng vấn xin việc trái ngành. Biết đâu bạn lại chọn lựa được công việc thực sự phù hợp với sở thích và đam mê của mình.

Vieclam123.vn qua bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề