Thiết kế một số bài tập ứng dụng theo phương pháp Montessori cho trẻ mầm non

Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori [1870 – 1952]. Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessorri phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và khi dạy phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi trẻ.

Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.

          Phương pháp Montessori được áp dụng hầu hết trên các quốc gia có sự phát triển mạnh về giáo dục, đặc biệt trong thời đại hiện nay khi giáo dục mầm non đang ngày được chú trọng. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào chương trình giáo dục màm non đang ngày càng được áp dụng rộng dãi, đối với địa bàn như Trường mầm non Kim Nỗ là một trong những trường thuộc địa bàn Huyện Đông anh thì việc ứng dụng phương pháp Montesori đã được ứng dụng rất nhiều vào các vào các môn học, ở đây dưới một hình thức mà trường mầm non Kim Nỗ chúng tôi đang nghiên cứu và thực hiện thì tất cả các đồng chí giáo viên đã mạnh dạn xây dựng và đưa vào dạy trẻ dạy trẻ thông qua hoạt động góc. Chúng tôi đã nghiên cứu các BÀI TẬP THỰC HÀNH phù hợp với môi trường lớp học và phù hợp với nhu cầu đặc điểm của trẻ trong lớp, làm sao để trẻ hứng thú lĩnh hội mà vẫn tiêp thu được những kĩ năng cơ bản một cách hiệu quả nhất.

         Với phương pháp Montessori các bài tập luôn hướng tới những hoạt động thực hành cuộc sống, khi thực hiện bài tập trẻ  được trải nghiệm những kỹ năng thực tế để tự chăm sóc và phục vụ bản thân như rót đồ uống, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, tự mặc và cởi quần áo hình thành thói quen chăm sóc bản thân, …Trẻ chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi, ngoài ra khi thực hiện phương pháp và thực hiện các bài tập trẻ cũng học được thói quen biết chờ đợi đến lượt mình, chờ đợi hoạt động mình muốn làm, đưa ra những lời nhận xét mang tính chất xây dựng và tích cực đồng thời biết lắng nghe người khác. Đặc biệt để hướng tới, mục tiêu mà phương pháp Montessori đặt ra là phát triển toàn diện cho trẻ dựa trên việc học qua cảm giác, tức là việc lấy các giác quan của trẻ làm tiêu chí để phát triển mọi mặt. Ví dụ: như việc lấy thính giác để phát triển thẩm mỹ và tai nghe âm nhạc cho trẻ, lấy xúc giác để phát triển vận động tinh và vận động thô cho trẻ nhằm phát triển thể chất toàn diện cho trẻ, lấy hứng thú để hoàn thiện những kĩ năng cơ bản cho trẻ . Chính vì mong muốn phát triển toàn diện cho trẻ mầm non đây luôn là vấn đề mà chúng tôi lưu tâm và hướng tới nhằm phát triển toàn diện cho trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ ở trường mầm non Kim Nỗ nói riêng. Với các góc chơi trẻ rất hứng thú tham gia, bởi nội dung chơi rất đa dạng và phong phú ví dụ như góc góc phân vai, đặc biệt ở nhóm thực hành kĩ năng, và nhóm chơi nấu ăn các bé gái thích thú nhập vai chơi để thỏa mãn sở thích đóng vai làm người lớn ở trẻ, và đây là những hình ảnh các bé thực hiện những bài tập ở các nhóm chơi mà trẻ thích.

Hình ảnh các bé đan nong mốt trong giờ hoạt động góc

* Chuẩn bị: Thảm, khay, nong mốt, thanh đan nong mốt.

* Cách thực hiện: Đặt bản đan xuống sàn, lấy 1 sợi đan tay trái cầm, tay phải chỉ lần lượt các thanh 1 kéo thanh 1 lên tay trái đưa dây vào, tương tự như vậy với các thanh 3, 5, 7, 9… Đến hàng 2 làm tương tự với các thanh 2,4,6,8…

  => Lưu ý: Đan đến thanh nào mới lấy thanh đó từ giỏ ra.

 * Cách tháo nong mốt: Tay trái đặt trên tấm đan, tay phải rút từng thanh cho vào gi

                                            Các bé xâu giày, buộc dây giày.

*  Chuẩn bị: Thảm, khung buộc dây giầy  

* Cầm 2 đầu dây đưa lên, rút lên và tháo nhích dần đến hết. Tháo dần từng giây một cho đến hết. Mở ra và vuốt khung. So hai đầu dây và để lên phía trên của khung. Tay phải cầm đầu dây, tay trái chỉ vào đầu dây sau đó chỉ vào lỗ đầu tiên trên khung, rồi luồn vào lỗ, tiếp tục lấy đầu dây còn lại luồn vào lỗ thứ 2; So 2 đầu dây cho bằng nhau. Tương tự với những lỗ còn lại, làm theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải cho đến hết.

                                             Các bé tập đánh răng ở nhóm chơi kĩ năng 

- Chuẩn bị: Khay, mô hình răng, bàn chải có hộp đựng.

- Cách tiến hành: Lấy bàn chải trong ống, đặt dọc bàn chải. Cầm mô hình răng quay theo hướng trẻ ngồi. Cầm bàn chải tay phải 2/3 bàn chải, thao tác chải xoáy tròn trên không 3 lần. Tay trái mở mô hình tay phải đánh phía trong hàm trên teo vòng tròn-> phía ngoài hàm trên. Khi thay đổi hướng dừng lại 1 chút cho trẻ nhìn.

Tương tự hàm dưới.  Lần 2 gập mô hình răng đánh cả 2 hàm phía ngoài theo hướng xoay tròn. Cất đồ dùng.

* Bài học tăng cường: Cho trẻ chải răng của mình bằng nguyên liệu chải răng

                                   Hình ảnh các bé thực hành kéo khoá áo, và cài khuy áo

                                      Hình ảnh các bé chơi ở góc phân vai, bé tuốt rau ngót

* Cách làm: Miếng lót bằng túi nilong, bàn, 2 rổ nhựa.

* Tay trái cầm cành rau lên, Dùng ngón tay trỏ tay phải chỉ vào xương của nhánh lá để định hình hướng tuốt rau ngót từ trên xuống dưới.

- Tay trái giữ chặt cành phía gần nhánh lá, các ngón tay của tay phải cầm vào sát vào phần đầu của nhánh lá, tuốt lá theo chiều từ trên xuống dưới.

-  Tiếp tục thực hiện cho đến hết. [Chú ý: Nếu là cành rau thì tuốt đến nhánh lá nào tay trái dịch xuống theo và giữ chặt ở phần nhánh lá đó].

-  Kiểm tra xem đã tuốt hết lá chưa? [Các cành còn lại làm tương tự như cành đầu tiên]

-  Kiểm tra các lá vừa tuốt xuống rổ để loại bỏ lá vàng, lá sâu.

- Bỏ phần cành, xương lá vào thùng rác.

- Rau ngót [5-7 nhánh lá hoặc 3 cành].

                                       Hình ảnh các bé cắt chuối ở nhóm nấu ăn

* Chuẩn bị: Tạp dề, túi nolon, Khay đồ dùng gồm thớt, dao, rổ đựng chuối, hộp đựng vỏ, đĩa nhỏ, bát đựng chuối, kẹp, dĩa, giấy ăn.

* Cách thực hiện: Lấy chuối trong rổ đặt ngang ra thớt, Lấy dao thực hiện thao tác cắt trên không 3 lần.

-  Dùng tay trái chỉ vào vạch kẻ trên quả chuối, Cắt phần đầu và đuôi rồi bỏ vào hộp đựng rác.- Tay trái giữ chuối đúng khoảng cách, tay phải cắt chuối lần lượt theo vạch.

    - Bóc chuối: Tách 1 ít vỏ chuối lấy điểm bóc. Sau đó, bóc vỏ chuối theo đường cuộn tròn vào trong, để chuối đã bóc vào đĩa, để vỏ vào hộp.

    - Trẻ thực hiện mời các bạn ăn chuối.

Hình ảnh các bé chơi ở góc học tập

Hình ảnh các bé chơi ở góc học tập

  Hình ảnh bé chơi ở góc thiên nhiên

* Cách thực hiện: Tay trái cầm lá nhẹ nhàng, tay phải cầm bình xịt nước xịt trực tiếp vào mặt trên lá cây. Cầm khăn hoặc giấy ăn bằng tay phải, tay trái cầm lá, lau hình xoáy ốc từ trên xuống dưới đến hết lá. Lau xong mặt trên lá gấp khăn lại. Dùng bình xịt nước xịt mặt dưới của lá cây.  Lấy khăn hoặc giấy ăn lau nhẹ nhàng từ trên xuống dưới theo hình xoáy ốc. Trẻ thực hiện lặp lại lau lá tiếp theo, tổ chức cho trẻ lau theo nhóm, nếu khăn bẩn trẻ vò khăn giặt khăn nếu chưa lau xong

 [giấy bẩn trẻ bỏ vào thùng rác thay giấy khác]

               Trên đây là hình ảnh và cách làm một số bài tập mà chúng tôi cho các con thực hiện khi hoạt động góc. Khi ứng dụng phương pháp Montessori tôi thấy Phương pháp Montessori đặc biệt thích hợp cho hoạt động góc. Vì vậy, sau khi các cháu đã được học kiến thức mới trong giờ hoạt động chung, cô có thể cho cháu hoạt động góc theo hình thức Montessori dựa vào cơ sở vật chất của địa phương, với những cháu không nắm vững kiến thức trong hoạt động chung sẽ được cô hướng dẫn lại từng trong giờ hoạt động góc để cháu chậm sẽ lĩnh hội những kiến thức mới một cách nhẹ nhàng hứng thú mà không gò bó.

Video liên quan

Chủ Đề