Thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp

mới nhất về sự sống.

2.3.2. Tính dục thể hiện những quan niệm thẩm mĩ mới

Người nghệ sĩ vốn tồn tại trên đời để thực hiện thiên chức: tìm kiếm, sáng tạo và ca tụng cái đẹp. Mà cái đẹp thì mn hình ngàn vẻ, mỗi thi nhân, mỗi thời lại có những quan niệm khác nhau.Thơ hiện đại khác thơ trung đại ở chỗ phá bỏ các quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của thơ trung đại về niêm luật, điển cố, hình ảnh ước lệ…để tự do nói lên tiếng nói của cái tơi cá nhân trướctạo vật và cuộc đời. Thoát ra khỏi những quy phạm chặt chẽ của thơ trung đại, cái tôi được giải phóng về tình cảm, cảm xúc nên các nhà thơ hiện đại đã có một bước đột phá mạnh mẽ trong tư duynghệ thuật khi đưa ra quan niệm mới về cái đẹp. Ý thức mạnh mẽ về cái tôi cá nhân, giá trị sống cá nhân nên cảm hứng trong thơ ca hiện đại luôn lấy con người với tuổi trẻ, tình yêu và sắc đẹp làchuẩn mực cho mọi cái đẹp. Nhàthơ giờ đây không ngại ngần khi xông vào cày xới vùng đất “tính dục” –vốn bị bỏ hoang, bị cấm kị. Với họ, con người tuổi trẻ, tình yêu là cái đẹp, nhưng cái đẹp đó phải được thứcdậy, được sống động ở nhục thể, ở da thịt, ở ân ái. Họ tơn thờ và cho là đẹp những gì liên quan đến tính dục, nâng khối cảm nhục thể lên thành một nguồn cảm hứng, một mỹ học thơ. Họ thay cáinhìn e dè vốn có trong tư tưởng con người phương Đơng bằng cái nhìn trực diện về xác thịt, tính dục. Và ở điểm này, các nhà thơ hiện đại tìm thấy ở Hồ Xuân Hương sự đồng điệu.Nếu như thơ văn xưa coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp thì thơ ca hiện đại quan niệm khơng gì hồn mĩ bằng con người, nhất là người phụ nữ. Họ cho con người là trung tâm của thếgiới, và lấy vẻ đẹp con người trong đó có vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ làm chuẩn mực để đo vẻ đẹp của thế giới, vũ trụ. Họ ca ngợi vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ, biểu tượng của cái đẹp nhục thểtrong đề tài tính dục và lấy cơ thể người phụ nữ làm đối tượng miêu tả như nguồn cội của sự sống, của ái tình, của hồn thơ.Hồ Xuân Hương ca ngợi vẻ đẹp cơ thể phụ nữ và đòi quyền sống cho thân xác con người trong tình u đơi lứa qua hàng loạt bài thơ. Khi thì được đề cập kín đáo qua loạt thơ Nôm vịnhcảnh, vịnh vật như: cái giếng thơi, cái bánh trơi, quả mít, con ốc, cái quạt…. lúc thì hiển hiện xinh tươi tràn trề nhựa sống qua bức “ Tranh tố nữ” hay hình ảnh “Thiếu nữ ngủ ngày” nằm hớ hênh lộra vẻ đẹp nõn nà của cơ thể khiến cho đấng anh hùng quân tử phải ngẩn ngơ. Thơ Xuân Diệu có cả một thế giới hình tượng giàu sức sống, đầy xuân tình ca ngợi vẻ đẹpngười phụ nữ : Mười chín tuổi mặt trời đang óng ảÁnh sángca lanhlảnh tiếng đời ngânGánh nhẹ nhõm trên thân hình măng mọc.Bích Khê “ca tụng thân xác”, vẻ đẹp cơ thể người phụ nữ thật say sưa và nồng nhiệt nhất. Nếu Xuân Hương có tranh khỏa thân người thiếu nữ trong bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày” thì BíchKhê ngồi bức tranh lõa thể ơng còn có cả một hệ thống những vần thơ ca ngợi từng bộ phận trên cơ thể người phụ nữ trong mảng thơ mà ông ngang nhiên đặt cái dâm ngang hàng với cái đẹp: mảngthơ “ đẹp và dâm” trong tập “Tinh huyết”. Trong thơ Bích Khê, người phụ nữ hiện lên kiều diễm, lộng lẫy như tiên giáng trần hay người đẹp từ trong tranh bước ra nàng đẹp trong cái nhìn tổng thể:Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ,Ô tiên nương Nàng lại ngự nơi này? Nàngở mô? Xiêm áo bỏ đâu đây? Đến triển lãm cả tấm thân kiều diễm.Nàng làtuyết hay da nàng tuyết điểm? Nànglà hương hay nhan sắc lên hương?Tranh lõa thể Nàng còn đẹp đến từng bộ phận: mái tóc Tóc xõa đàn tơ, đơi mắt Cặp mắt , cặp đùi nonChâu , đôi chân Bàn chân , da thịt Châu ….và đặc biệt thơ ông ca tụng nhiều về đôi vú người phụ nữ như là cội nguồn của cái đẹp nữ tính nhất. Đơi vú vừa là nguồn thức dậy khối cảm ái ân,vừa là nguồn thơ :Vẻ chi mãnh liệt nhưng êm ái, Trongcặp tuyết lê ướm dậy thì ChâuCùng cảm hứng, Vi Thùy Linh cũng có những câu thơ: Những bầu vú khát yêu triệu năm hóa núi phơi mở muôn đờiNước dâng đầy và núi dựng cao Những chóp vú tự do hoan lạc giữa biển trời, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa nhữngmùa tình khơng bao giờ hết, trong tràn trề bàn tay ân ái. Biển bốc cháyMỗi bộ phận nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ khơng chỉ đẹp mà còn cất lên ngơn ngữ tình u nhuốm màu khối lạc:Tơi nhìnđâu thấy cặp đùi non Một vẻ tơ mơ một vẻ ngon…Tôi hốt ghen tng hình ảnh mộngRêm rêmkhối lạc- khói sương vờn.Châutại Madrid thủ đơ Tây Ban Nha, có sức mạnh đánh thức nỗi khát thèm ẩn giấu trong mỗi con người, đánh thức phần bản năng trong con người:Những đôi môi bóng cong, gợi tình đợi chờ ……………………………………………Để nỗi khát thèm ẩn giấu nơi hết thảy mọi người như kén tằm sâu bướm nở đồng loạt bay rợp trời sau trận mưa sinh sảnNỗi khát thèm đồng hành trầm lặng và bạo liệt trong cơ thể chúng taĐôi môi giữa trời Ngòi bút các nhà thơ hiện đại thật phóng khống, ngưỡng mộ khi viết về vẻ đẹp cơ thể phụnữ nhưng nếu thử đem so sánh với thơ Xuân Hương - nhà thơ sống trước họ nhiều thế kỉ thì mới thấy hết thái độ dũng cảm của nữ sĩ: hầu như bài thơ Nôm nào của Xuân Hương cũng xuất hiện cácbộ phận sinh thực khí, bài thơ nào nghĩa nước đơi cũng ít nhiều có dính đến yếu tố tính dục, trong khi những tác giả cùng thời dùng văn chương chỉ để tỏ chí hay bàn chuyện đạo lý cao siêu. Hìnhảnh sinh thực khí lại thường được nhìn qua đơi mắt của kẻ khác giới nên càng trở nên gợi cảm, gợi tình, gợi cả bản năng giấu kín ẩn sâu trong mỗi con người để họ rủ bỏ bộ mặt đạo đức giả, trở về vớibản ngã hồn nhiên: Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,Lách khenước rỉ mó lam nham ………………………………..Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham.Hang Thánh Hố Xanh um cổ thụ tròn xoe tánTrắng xố tràng giang phẳng lặng tờ. ………………………………….Thấy cảnh ai mà chẳng ngẩn ngơ.Cảnh thu Đặc biệt, Xuân Hương thật tiến bộ và táo bạo khi dám đặt vẻ đẹp của các bộ phận nhạy cảmtrên cơ thể người phụ nữ sóng đơi với hình tượng thiên nhiên lớn lao kì vĩ; hình sơng, dáng núi Hang cắc Cớ, Kẽm Trống, Quán Khánh, Đèo Ba Dội , xuất hiện nơi chốn linh thiêng Chùa QuánSứ, Cảnh chùa ban đêm , ẩn trong những hình ảnh vừa quen thuộc, gần gũi: con ốc, quả mít, cái trống thủng, đồng tiền hoẻn…đến những hình ảnh thật thanh tao, thi vị: vầng trăng thu phô tuyếtđẹp của người phụ nữ cùng thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng:. Mấy vạn năm nay vẫn hãy còn.Hỏi trăng Conngười vốn là tạo vật đẹp nhất của tự nhiên, con người bước vào văn học và được miêu tả dưới góc độ giới tính khơng chỉ đẹp mà còn góp thêm một giá trị thẩm mĩ mới cho quan niệm vềcon người: trước kia con người đẹp trong góc nhìn xã hội giờ con người cũng đẹp trong góc nhìn sinh vật, ở đó con người đẹp trong sự sống thuận theo lẽ tự nhiên.

QĐND - Cái đẹp có chuẩn mực không? Chuẩn mực của cái đẹp là gì? Nhiều người từng đặt câu hỏi như vậy và đi tìm câu trả lời nhằm đưa ra nhận thức chung về chuẩn mực của cái đẹp.

Đến nay, chưa có một lời giải đáp hoàn toàn thỏa đáng về chuẩn mực của cái đẹp, nhất là cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật có thể bị chi phối bởi cái nhìn cảm tính, chủ quan, tùy vào khả năng cảm thụ, tâm lý, thị hiếu của mỗi người. Tuy nhiên, dưới góc nhìn mỹ học, một tác phẩm nghệ thuật được đa số mọi người thích thú, ngưỡng mộ, trân quý thì ít nhiều phải tạo ra sự rung cảm về thẩm mỹ và cảm giác về sự tinh tế, tao nhã trong tâm hồn.

Nghệ thuật nói chung, nghệ thuật điêu khắc nói riêng không chỉ gắn liền với cái đẹp, tôn vinh cái đẹp, làm cho cái đẹp góp phần “nhân đạo hóa” tính người, mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời, thế sự, xã hội và thể hiện những khát vọng, ước mơ tốt đẹp. Do vậy, bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào mà không tạo ra sự rung cảm thẩm mỹ đích thực cho công chúng thì tác phẩm đó dễ bị chết yểu trong lòng người xem.

Ảnh minh họa/TTXVN

Câu chuyện về "khuvườn tượng nghệ thuật" trưng bày 12 con giáp “khỏa thân” ở khu du lịch Hòn Dấu [Hải Phòng] từng bị dư luận chỉ trích mới lắng xuống cách đây chưa lâu, thì thời gian gần đây, một số tác phẩm nghệ thuật vừa mớira đời đã bị dư luận phản ứng vì không những không phản ánh, thể hiện sự tinh tế của cái đẹp, mà còn bộc lộ sự ngây ngô, thô ráp, gây phản cảm trong mắt công chúng. “Thảm họa tượng nữ thần tự do ở Sa Pa”, “Tượng nữ thần tự do phiên bản lỗi ở Sa Pa”, “Tượng nữ thần tự do kỳ dị ở Sa Pa”, “Nữ hoàng băng giá Elsa phiên bản cơ bắp xuất hiện ở Sa Pa”, “Nữ hoàng băng giá Elsa “xấu như mụ phù thủy” ở Sa Pa”... Đó chỉ là vài trong số hàng chục tiêu đề mà báo chí, truyền thông xã hội đã đặt cho hai tác phẩm tượng được dựng tại thị xã Sa Pa [Lào Cai]. Tác phẩm nghệ thuật mà được gắn những từ như: "Thảm họa", "kỳ dị", "phiên bản lỗi", "phiên bản cơ bắp", "xấu như mụ phù thủy"... cho thấy chủ nhân thiết kế, tạo dựng tác phẩm đó vừa thiếu con mắt thẩm mỹ, vừa hổng kiến thức cơ bản về mỹ thuật học. Đấy là chưa nói đến chuyện nhập khẩu bản quyền văn hóa từ nước ngoài mà không giữ được thần thái của nguyên tác còn là hành vi sao chép thô thiển.

Bản chất của nghệ thuật chân chính là phải sáng tạo và tôn vinh cái đẹp, vì như một danh ngôn khẳng định, cái đẹp góp phần cứu rỗi thế giới. Cái đẹp trong nghệ thuật không thể cân đong, đo đếm một cách thuần túy cơ học, song nó có chuẩn mực là giá trị thẩm mỹ và làm rung động cảm xúc, tâm trạng, tư tưởng, tình cảm của người thưởng thức. Mặt khác, nghệ thuật còn là cái đẹp để con người chiêm nghiệm qua các giác quan, từ đó càng thêm ngưỡng mộ trình độ, tài năng, kỹ năng, kỹ xảo của những người sáng tạo. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nghệ thuật và nghệ sĩ sẽ không làm tròn thiên chức cao quý của mình.

Nói về cái đẹp trong văn chương nghệ thuật, nhà thơ, triết gia người Mỹ Ralph Waldo Emerson [1803-1882] cho rằng “Yêu cái đẹp là thưởng thức, tạo ra cái đẹp là nghệ thuật”. Đại văn hào người Pháp Victor Hugo [1802-1885] cũng từng nhấn mạnh “Yêu cái đẹp là thấy ánh sáng”. Như vậy, từ thưởng thức, sáng tạo đến nhận định, đánh giá cái đẹp, dù ai đó có soi chiếu dưới lăng kính chủ quan thì cũng không thể không tuân theo những chuẩn mực nhất định, đó là sự tôn trọng, thừa nhận khách quan về giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa, giá trị xã hội mà tác phẩm nghệ thuật mang lại.

Có cái đẹp trác tuyệt của thiên nhiên ban tặng cho con người. Cũng có cái đẹp tuyệt đỉnh do chính khối óc, bàn tay tài hoa, khéo léo của con người tạo ra. Dù cái đẹp có nguồn gốc từ thiên tạo hay nhân tạo thì bao giờ cũng trường tồn cùng thời gian.Và khi trở thành cái đẹp-nói như đại thi hào người Đức J.W Goethe cách đây gần hai thế kỷ-luôn “được chào đón ở bất cứ đâu”. Để sáng tạo ra cái đẹp, nhất là cái đẹp trong nghệ thuật có sức hút, sức lay động tâm hồn, tình cảm muôn người, muôn đời thì không hề đơn giản, mà phải khởi phát từ sự cộng hưởng, thăng hoa tài năng, tâm huyết, trăn trở của những nghệ sĩ biết trân trọng, cảm thụ và sáng tạo cái đẹp chân chính.

THIỆN VĂN

Video liên quan

Chủ Đề