Tại sao phải bỏ rác đúng nơi quy định

Mục lục bài viết

  • 1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân
  • 1.1 Bảo vệ môi trường nơi công cộng
  • 1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình
  • 1.3 Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường
  • 2. Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đổ rác thải không đúng nơi quy định

Thưa Luật sư, gia đình tôi có thuê một căn nhà để kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ. Chúng tôi có nộp tiền quỹ vệ sinh môi trường đầy đủ, một tuần công nhân vệ sinh sẽ đến và thu gom rác từ 1 đến 2 lần. Hôm trước do lượng rác thải đã nhiều mà tôi chưa thấy nhân viên công ty môi trường đến thu rác nên nhân viên nhà nghỉ của tôi đã tự mang rác đem đi đổ. Khi vừa đến nơi, đang định đổi rác vào thùng chứa rác công cộng thì nhân viên của tôi bị người đứng đầu tổ dân phố ở đây bắt và đưa về phường, phạt tiền 3.000.000 đồng [ba triệu đồng] vì lý do đã đổ rác vào thùng rác dành cho người dân địa phương, vì chúng tôi chỉ nộp tiền rác cho công ty môi trường thì phải đổ rác theo công ty môi trường. Còn thùng rác công cộng này là do người làng lập nên và tự quản. Xin nói thêm là nhà nghỉ chúng tôi thuê nằm trong địa bàn của làng xã có thùng rác đó. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đổ rác ở đây,và cũng không thấy có bất cứ biển báo nào cấm người kinh doanh hay người dân ở địa phương bên cạnh đổ rác ..nếu chúng tôi sai chúng tôi sẵn sàng nộp phạt. Nhưng xin hỏi luật sư tư vấn giúp tôi là mức phạt ba triệu đồng có đúng hay không? Nếu bị phạt thì chúng tôi phải chịu mức phí là bao nhiêu?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin trân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật Dân sựcông ty Luật Minh Khuê.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Luậtbảovệmôitrườngsố 55/2014/QH13 của Quốc hội;

Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Nội dung tư vấn:

1. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của công dân

1.1 Bảo vệ môi trường nơi công cộng

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định về việc bảo vệ môi trường nơi công cộng, cụ thể như sau:

- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:

  • Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
  • Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;
  • Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Như vậy căn cú theo quy định nêu trên thì Luật bảo vệ môi trường chỉ quy định về việc các tổ chức có trách nhiệm chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng mơi quy định tập trung rác thải chứ lại không có quy định nêu rõ về việc phân loại nơi tập trung rác thải giữa tổ chức và hộ dân cư.

1.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình

Hộ gia đình cần phải đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 82 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, cụ thể như sau:

- Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.

- Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

- Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.

- Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.

- Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.

1.3 Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường

Nhà nước khuyến khích các cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường tại nơi mình sinh sống và phải tuân thủ theo các quy định tại Điều 83 Luật bảo vệ môi trường năm 2014, cụ thể như sau:

- Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.

- Tổ chứctự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
  • Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải;
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;
  • Xây dựng vàtổ chứcthực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường;
  • Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

- Ủy bannhân dân cấp xã quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.

Như vậy nếu trong trường hợp của bạn tổ dân phố nơi bạn thuê có thành lập các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và có các văn bản hướng dẫn và quy định rõ ràng về việc tổ chức, hoạt động thu gom rác thải bảo vệ môi trường trên địa bàn của mình và có văn bản hướng dẫn hoặc thông báo xác định rõ về các khu vực và phân loại rác thải của từng đơn vị thì nhà nghỉ của bạn phải thực hiện đúng theo quy định về hướng dẫn của bên phía tổ dân phố.

2. Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đổ rác thải không đúng nơi quy định

Đối với hành vi thu gom rác thải sinh hoạtkhông đúng nơi quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"Điều 20. Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a] Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân [tiểu tiện, đại tiện] không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c] Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d] Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị".

Ngoài ra điều trên cũng được sửa đổi bởi điểm a, Khoản 18, Điều 1 Nghị định số 55/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

"18. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

a] Sửa đổi khoản 1 ... như sau:

“1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

ạ] Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b] Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân [tiểu tiện, đại tiện] không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c] Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố".

Như vậy theo như các phân tích ở trên thì nếu tổ dân phố có thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường và có các hướng dẫn cụ thể để yêu cầu người dân cũng như các tổ chức kinh doanh trong khu vực đổ rác theo từng khu vực 1 vàtổ dân phố chỉ cho phép người dân địa phương đổ rác vào thùng rác công cộngđó, mà nhà nghỉ của bạn đã có dịch vụvệsinh môi trường riêng thì tốt nhất bạn nên đổ rác theo đúng như vậy. Còn việc xử phạt của tổ dân phố như vậy thì trong trường hợp này bạn phải căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét mức xử phạt có đúng với hành vi của mình hay không và căn cứ theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP để xác định thẩm quyền ra quyết định xử phạt

"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a]Phạt cảnh cáo;

b]Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c]Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến5.000.000 đồng;

d]Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a]Phạt cảnh cáo;

b]Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c]Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;

d]Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến50.000.000 đồng;

đ] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a]Phạt cảnh cáo;

b]Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c]Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉhoạt động có thời hạn;

d]Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này".

Như vậy ở đây thì tổ dân phố không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ emailTư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến19006162.Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự

Video liên quan

Chủ Đề