Sự khác nhau giữa đám cưới xưa và nay bằng tiếng Anh

[Ngày đăng: 08-03-2022 18:48:43]

Đám cưới là một trong những nghi lễ truyền thống ở Việt Nam. Đám cưới ở Việt Nam là hình thức công bố chính thức về hôn nhân của đôi vợ chồng. Học tiếng Anh qua chủ đề nói về đám cưới ở Việt nam bằng tiếng Anh.

Đoạn văn nói về đám cưới ở Việt Nam bằng tiếng Anh.

Weddings celebrations vary from place to place. However, there is a clear difference between Viet Nam and Western wedding.

[Lễ cưới thay đổi theo từng nơi. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng giữa đám cưới ở Việt Nam và đám cưới ở phương Tây].

First and foremost, while the mainstream color of Western weddings is white, that of Vietnam is red. However, in modern days, lots of people prefer white dresses like Western brides.

[Đầu tiên và quan trọng nhất, trong khi màu sắc chính của đám cưới phương Tây là trắng thì màu của Việt Nam là màu đỏ. Tuy nhiên, trong thời hiện đại, rất nhiều người thích những bộ váy trắng như những cô dâu phương Tây].

Secondly, the celebration party in Viet Nam lasts for two days and the family will invite all the neighbors surrounding together with other relatives.

[Thứ hai, lễ ăn mừng đám cưới ở Việt Nam kéo dài trong hai ngày và gia đình sẽ mời tất cả những người hàng xóm xung quanh cùng với những người thân khác].

In the evening young people dance with loud dance music. On the contrary, people in Europe and America spend one day to celebrate the couples.

[Vào buổi tối, giới trẻ nhảy múa với âm nhạc sôi động. Ngược lại, mọi người ở Châu Âu và Châu Mỹ lại bỏ ra một ngày để chúc mừng các cặp vợ chồng].

They also don't care about eating, they just have small meals with champagne or wine. During the weddings, light music will be played and sometimes they may have slight dancing.

[Họ cũng không quan tâm đến ăn uống, họ chỉ có những bữa ăn nhỏ với rượu sâm banh hoặc rượu vang. Trong suốt buổi đám cưới, nhạc nhẹ sẽ được chơi và đôi khi họ có thể khiêu vũ].

Finally, people in Viet Nam send wishes to the couple with some money inside an envelope. Whereas, Western guests give them gifts or presents with wishes.

[Cuối cùng, người ở Việt Nam gửi lời chúc cho cặp vợ chồng với một số tiền trong một phong bì. Trong khi đó, khách phương Tây tặng quà hoặc tặng những lời chúc cho cặp vợ chồng].

The world is changing and so is Viet Nam, Vietnamese now tend to simplify the customs but still maintain the culture values. One important thing to remember is: what should be eliminated and what must be kept to avoid losing the Vietnamese traditions.

[Thế giới đang thay đổi và Việt Nam cũng vậy, người Việt Nam hiện nay có xu hướng đơn giản hóa phong tục nhưng vẫn duy trì các giá trị văn hoá. Một điều quan trọng cần nhớ là: điều gì nên được loại bỏ và những gì cần phải được giữ gìn để không đánh mất các truyền thống người Việt].

Bài viết nói về đám cưới ở Việt Nam bằng tiếng Anh được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV

Nguồn: //saigonvina.edu.vn

Cưới hỏi là dịp trọng đại của đời người và cũng là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự gắn kết của đôi nam nữ, chính vì vậy từng chi tiết trong đám cưới đều được chăm chút kĩ lưỡng. Thế nhưng theo thời gian, việc tổ chức đám cưới đã có nhiều thay đổi rõ rệt…

1. Quan niệm về lễ cưới

Để tiến đến được hôn nhân, cô dâu chú rể phải được sự đồng ý của gia đình hai bên, đôi khi phải căn cứ theo hoàn cảnh hai nhà, cả hai gia đình đều phải phù hợp, "môn đăng hộ đối" thì đôi uyên ương mới được chúc phúc.

Trong ý thức của người Việt Nam, lễ cưới giống như lời tuyên bố với tất cả mọi người về hôn ước của đôi uyên ương. Đây là dịp báo hỷ, là dịp để mọi người tiệc tùng, liên hoan, chia vui cùng cô dâu chú rể và hai nhà. Thậm chí, nhiều vị cao tuổi còn coi lễ thành hôn có giá trị lớn hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Vì vậy lễ cưới có ý nghĩa rất thiêng liêng.

Quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới. Lễ cưới không còn phụ thuộc nhiều vào việc gia đình hai bên có "môn đăng hộ đối" hay không nữa.

Ngoài việc tổ chức lễ cưới, đôi uyên ương cũng cần đăng ký kết hôn và đây là điều không thể thiếu, đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng. Tuy nhiên, quan niệm của các đôi uyên ương vẫn là phải được gia đình hai nhà đồng ý và được bạn bè, người thân chúc phúc.

2. Thiệp hồng

Thiệp hồng chính là “dấu hiệu” đầu tiên của một đám cưới. Chắc hẳn chúng ta ai cũng còn nhớ những tấm thiệp đỏ, thơm nức với những dòng chữ được viết rất cầu kì thuở nhỏ.

Thiệp hồng có lịch sử khá lâu đời. Trước đây vào giai đoạn 1960 - 1970, người ta mời cưới chỉ đơn thuần là mời miệng. Dần dần, người ta thông báo việc tổ chức đám cưới bằng những tờ giấy báo hỉ có ghi thời gian, địa điểm rõ ràng.

Những năm 90, thiệp cưới mới bắt đầu phổ biến với những mẫu mã từ đơn giản đến phức tạp. Màu sắc lúc bấy giờ thường là màu đỏ, hồng thể hiện cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Ngày nay, thiệp cưới được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi màu sắc, kiểu dáng và họa tiết khác nhau. Đặc biệt nhất là càng ngày càng có nhiều cặp đôi tự thiết kế mẫu thiệp mời không đụng hàng để thể hiện cá tính của mình.

3. Ảnh cưới

Ảnh cưới được các cô dâu chú rể đặc biệt quan tâm để kỉ niệm lại sự kiện quan trọng trong đời của mình. Trước đây, ảnh cưới là ảnh trắng đen, đến thế kỉ 19 mới có ảnh màu và được đôi uyên ương chọn chụp ở nhiều địa điểm khác nhau.

Giờ đây, nhìn bộ ảnh cưới của các cặp đôi chắc hẳn bạn không khỏi trầm trồ về độ đầu tư kĩ lưỡng. Từ trang phục đến bối cảnh đều có sẵn một ê-kíp chuyên nghiệp để lo liệu cho công việc này. Thậm chí rất nhiều cặp đôi còn quay video để lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ của mình.

4. Trang phục

Trước kia cô dâu thường mặc áo mớ ba, bên trong là áo có màu rực rỡ như hồng, xanh, vàng… bên ngoài phủ áo the thâm. Đến thời gian sau này, cô dâu thường mặc áo dài trắng hoặc váy trắng dài đơn giản. Chú rể sẽ mặc trang phục quần âu, áo sơ mi.

Ngày nay, trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Còn trong đám cưới, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian.

5. Xe rước dâu

Xe rước dâu phổ biến trong đám cưới ngày xưa thường là xe đạp hoặc đi bộ. Những gia đình khá giả có thể rước dâu bằng xe máy hoặc ô tô. Ở những vùng sông nước, bạn sẽ thấy một đặc điểm thú vị là rước dâu bằng đò.

Bây giờ, ai cũng cho rằng rước dâu phải có ô tô là điều hiển nhiên. Không khó để bạn bắt gặp một đoàn rước dâu toàn bằng xe hơi hạng sang trên đường phố. Bên cạnh đó cũng có nhiều cô dâu chú rể muốn tạo sự khác biệt bằng cách rước dâu bằng mô tô hoặc xe máy cổ.

6. Nghi thức cưới hỏi

Nghi lễ cưới hỏi trong xã hội truyền thống có phần rườm rà, nhiều thủ tục hơn. Các thủ tục xưa thường bao gồm:

- Mai mối để đôi bạn trẻ tìm hiểu nhau

- Lễ cheo: lễ này có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc tiền bạc đem đến cho làng hoặc xóm của cô dâu để cộng đồng làng xóm tiếp nhận thành viên mới.

- Chạm ngõ

- Ăn hỏi

- Báo hỷ, chia trầu cau

- Nạp tài: nhà trai đem sinh lễ gồm trầu cau, gạo nếp, thịt lợn, quần áo, đồ trang sức sang nhà gái. Lễ này có ý nghĩa nhà trai góp chi phí cỗ bàn và cho nhà gái biết họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho cô dâu mới về nhà chồng.

- Xin dâu

- Đón dâu

- Lại mặt: chú rể đem lễ vật về lễ tổ tiên ở nhà gái.

Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà hàng. Nếu tổ chức tại nhà hàng, cô dâu chú rể sẽ có các nghi lễ như rót rượu mời bố mẹ, cắt bánh cưới, trao nhẫn và mời khách dùng tiệc.

7. Quà cưới

Quà cưới cũng là một câu chuyện thú vị. Ngày xưa, quà cưới mang tính thiết thực cao như xoong, chậu, phích nước, bếp dầu, lốp xe đạp, bát sứ,… để phục vụ cho cuộc sống mới của đôi trẻ. Dần dần, hình thức đi tiền mừng cưới được mọi người áp dụng vì sự tiện lợi hơn.

Còn bây giờ, quà cưới không chỉ mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể mà còn thể hiện được đẳng cấp của người đến dự. Đám cưới càng linh đình thì tiền mừng cưới cũng phải “xứng tầm”. Khách đến dự chỉ cần để tiền mừng vào “thùng tiền mừng” được trang trí đẹp mắt.

8. Nơi tổ chức đám cưới

Thời xưa, đám cưới được tổ chức ngay trong nhà của cô dâu, chú rể. Nhà cửa sẽ được dọn dẹp tinh tương, bày trí gọn gàng. Trên tường dán hình long phượng, tên cô dâu chú rể cùng một chữ Hỉ to tướng. Cổng sẽ được làm bằng các loại lá cây vô cùng cầu kì.

Đám cưới hiện đại sẽ được tổ chức tại nhà hàng sang trọng, có sân khấu và bày bàn tiệc bên dưới. Bàn tiệc được bày trí theo phong cách phương Tây với hoa, nến,… Thậm chí có rất nhiều gia đình còn tổ chức đám cưới ngoài trời như trên bãi biển hoặc trên tàu, điều này đã tạo nên một nét mới mẻ và khác biệt so với đám cưới xưa.

Video liên quan

Chủ Đề