So sánh đấu thầu và đấu giá năm 2024

Đấu giá (auction) là phương pháp bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách xướng giá tối thiểu, sau đó để cho mọi người trả giá, người nào trả giá cao nhất sẽ mua được hàng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

So sánh đấu giá và đấu thầu

Về bản chất kinh tế

Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt để bên bán xác định người mua hàng (quan hệ giữa một người bán và nhiều người mua)

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ lại là phương thức mua hàng đặc biệt để bên mua lựa chọn người cung cấp hàng hóa, dịch vụ (quan hệ giữa một người mua và nhiều người bán).

Về đối tượng

Đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng hóa được phép lưu thông. Thông thường, hầu hết chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Những hàng hóa này khó xác định giá trị thực của nó như các loại hàng hóa khác.

Đối tượng của đấu thầu hàng hóa, dịch vụ không chỉ là hàng hóa được lưu thông mà còn bao gồm cả các loại dịch vụ được phép thực hiện.

Sở dĩ dịch vụ không phải là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa vì quá trình sản xuất và quá trình sử dụng dịch vụ diễn ra đồng thời. Người ta chỉ có thể cảm nhận, đánh giá từ đó xác định giá trị của dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ. Điều này không đảm bảo để các người mua xem trước sản phẩm đấu giá và tự do cạnh tranh.

Về mục đích

Mục đích của hoạt động đấu giá hàng hóa là tìm người mua trả giá cao nhất,

Mục đích của hoạt động đấu thầu hàng hóa dịch vụ là tìm được người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà bên mua đặt ra.

Về chủ thể

Trong hoạt động đấu giá hàng hóa, người mua hàng chính là người tham gia đấu giá hàng hóa, gồm tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá, trừ những đối tượng không được tham gia đấu giá. Đồng thời người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền hoặc người có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật như tổ thanh toán tài sản (Luật Phá sản) hay các trường hợp xử lý tài sản cầm cố; thế chấp theo quy định của Bộ luật dân sự 2005.

Trong hoạt động đấu thầu, bên mua (bên mời thầu) là bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ và lại là bên tổ chức việc đấu thầu. Trong khi đó bên bán (bên dự thầu) là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.

Điểm khác biệt nữa ở đây là trong hoạt động đấu giá hàng hóa, trừ một số ít trường hợp người bán đấu giá tự mình tổ chức bán đấu giá, hầu hết đều có sự tham gia của trung gian là người làm dịch vụ bán đấu giá, đó là thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa làm nghề nghiệp của mình.

Về hình thức pháp lí

Trong quan hệ bán đấu giá, hình thức pháp lí được thiết lập dưới dạng là hợp đồng ủy quyền bán đấu giá (được xác lập giữa người bán hàng và người làm dịch vụ bán đấu giá) và văn bản bán đấu giá hàng hóa (thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa và được xác lập giữa các bên liên quan gồm: người bán hàng, người mua hàng và tổ chức bán đấu giá).

Còn hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Về phân loại

Đối với đấu giá hàng hóa, Luật Thương Mại 2005 quy định hai phương thức thực hiện đấu giá hàng hóa là phương thức trả giá lên và phương thức hạ giá xuống.

Đối với đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: căn cứ vào hình thức đấu thầu có thể chia thành đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Mặt khác, căn cứ vào phương thức đấu thầu thì chia thành đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.

Về ý nghĩa

Lợi ích mà đấu giá hàng hóa đem đến cho người mua người mua là tạo ra sự bình đẳng và một môi trường cạnh tranh công bằng khi tất cả những người tham gia trả giá đều có cơ hội ngang nhau. Đồng thời cũng giúp cho hàng hóa đến được với những người mua tiềm năng, hiểu đúng giá trị của chúng nhất. Người bán cũng thu được lợi ích nhất định mà có khi còn lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực của hàng hóa được đem ra bán đấu giá. Đồng thời, đấu giá hàng hóa còn giúp xác lập quan hệ mua bán diễn ra nhanh chóng do tập trung được cung, cầu về các loại hàng hóa đó và một thời gian và địa điểm xác định; từ đó thúc đẩy quan hệ trao đổi thương mại phát triển.

Chúng ta hẳn đã nghe đến hai cụm từ “đấu giá” và “đấu thầu” trong đời sống hằng ngày. Dù đây là hai khái niệm khác nhau nhưng vẫn dễ gây nhầm lẫn đối với nhiều người. Vậy thế nào là đấu giá? Thế nào là đấu thầu? Hai quá trình này có điểm gì giống và khác nhau? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11; Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, có thể phân biệt đấu giá và đấu thầu như bảng sau:

Đấu giá

Đấu thầu

Khái niệm

- Theo khoản 1 Điều 185 Luật thương mại 2005, đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

- Theo khoản 2 Điều 5 Luật đấu giá tài sản 2016, đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp đấu giá mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá

- Theo khoản 1 Điều 214 Luật thương mại 2005, đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

- Theo khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Bản chất, mục đích

- Đấu giá là phương thức bán hàng đặc biệt, để bên bán xác định người mua hàng; là quan hệ giữa 1 người bán và nhiều người mua.

- Mục đích của đấu giá là tìm ra được người mua trả giá cao nhất. Mối quan tâm được những người tham gia hướng đến là giá cả. Giá càng cao thì càng có cơ hội được chọn.

- Đấu thầu là phương thức mua hàng đặc biệt, để bên mua lựa chọn người cung cấp dịch vụ, hàng hóa phù hợp; là quan hệ giữa 1 người mua và nhiều người bán.

- Mục đích cảu đấu thầu là ra được người bán đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người mua. Mối quan tâm mà những người tham gia hướng đến là giá cả, chất lượng, trình độ kỹ thuật, sáng tạo. Giá càng thấp và đáp ứng tốt nhất về chất lượng, trình độ kỹ thuật, sáng tạo thì được chọn.

Đối tượng

Hàng hóa

Hàng hóa và dịch vụ

Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia đấu giá gồm:

- Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.

- Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hoá, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hoá của người khác theo quy định của pháp luật.

- Người tham gia đấu giá hàng hoá là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.

- Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Chủ thể tham gia đấu thầu gồm:

- Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

  1. Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;
  1. Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;
  1. Đơn vị mua sắm tập trung;
  1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.

- Bên dự thầu: Các thương nhân tham gia đấu thầu. Thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng được gọi là bên trúng thầu.

Phương thức

Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo 1 trong 2 phương thức:

- Phương thức trả giá lên là phương thức bán đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng;

- Phương thức đặt giá xuống là phương thức bán đấu giá, theo đó người đầu tiên chấp nhận ngay mức giá khởi điểm hoặc mức giá được hạ thấp hơn mức giá khởi điểm là người có quyền mua hàng.

Phương thức đấu thầu bao gồm đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. Bên mời thầu có quyền lựa chọn phương thức đấu thầu và phải thông báo trước cho các bên dự thầu.

Hình thức

Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:

- Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;

- Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;

- Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;

- Đấu giá trực tuyến.

Việc đấu thầu hàng hoá, dịch vụ được thực hiện theo một trong hai hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế, do bên mời thầu quyết định.

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng các bên dự thầu;

- Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu nhất định dự thầu.

Phân loại

- Căn cứ vào phương thức thì đấu giá có hai phương thức đó là phương thức trả giá lên và phương thức đặt giá xuống

- Căn cứ vào hình thức thì đấu giá gồm đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; đấu giá trực tuyến.

- Căn cứ vào hình thức đấu thầu có thể chia thành đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế

- Căn cứ vào phương thức đấu thầu thì chia thành đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ.

Hình thức pháp lý

Trong quan hệ đấu giá, hình thức pháp lí gồm:

- Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản: Người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này.

- Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Hình thức pháp lý của quan hệ đấu thầu gồm:

- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

- Hợp đồng là văn bản thỏa thuận giữa chủ đầu tư với nhà thầu được lựa chọn trong thực hiện gói thầu thuộc dự án; giữa bên mời thầu với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm thường xuyên; giữa đơn vị mua sắm tập trung hoặc giữa đơn vị có nhu cầu mua sắm với nhà thầu được lựa chọn trong mua sắm tập trung; giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư được lựa chọn và doanh nghiệp dự án trong lựa chọn nhà đầu tư.

Ý nghĩa

Hoạt động đấu giá tạo ra sự bình đẳng và môi trường cạnh tranh công bằng cũng như việc giúp hàng hóa được đưa đến những người mua hàng hóa tiềm năng và người bán thu được lợi ích là tốt nhất và đó là giúp quan hệ mua bán giữa hai bên được diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy trao đổi thương mại phát triển, bên mua hiểu được giá trị của sản phẩm hàng hóa mà họ lựa chọn để đảm bảo được đúng chất lượng của hàng hóa.

Với đấu thầu, bên mua hàng hóa, dịch vụ có thể lựa chọn được bên cung ứng tốt nhất hàng hóa, dịch vụ đảm bảo được yêu cầu của bên mua cũng như góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng lợi ích, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh về giá, về chất lượng, về năng lực của hàng hóa, dịch vụ, góp phần nâng cao uy tín trong mối quan hệ đấu thầu cũng như việc mở rộng mối quan hệ giữa các bên đầu thầu với nhau.