So sánh cọc đóng và cọc ép

Công đoạn đầu tiên trước khi xây dựng một công trình là phải hoàn thành phần móng nhà, vì đây bộ phận quyết định tính ổn định lâu bền của công trình. Hiện nay khi nhu cầu xây dựng nhà cao tầng ngày càng cao đòi hỏi kỹ thuật phải rất tốt, vì thế người ta sẽ phương án gia cố nền móng bằng móng cọc. Nhưng vấn đề ở đây là móng cọc có rất nhiều loại điển hình là cọc ép và cọc khoan nhồi, vậy làm sao để lựa chọn được loại cọc phù hợp cho công trình. Hãy cùng Xây Dựng Đoàn Kết tìm hiểu đôi nét về cọc ép và cọc khoan nhồi trong bài viết sau đây nhé!

Đặc điểm của cọc ép và cọc khoan nhồi

Cọc ép là hình thức thực hiện với những cây cọc điều được đúc theo hình dáng có sẵn theo thiết kế, người ta thường dùng những máy móc ép cọc chuyên dụng để ép xuống lòng đất khu vực cần thi công. Ngược lại, khoan cọc nhồi là phương pháp sử dụng máy móc để khoan thành lỗ cọc theo hình dáng cho sẵn, khi đó người ta sẽ chuẩn bị cho dàn thép xuống và đổ bê tông vào thành lỗ để tạo ra cọc tại khu vực công trình thi công.

Cấu tạo của cọc ép và cọc khoan nhồi

Cọc ép và cọc khoan nhồi đều là những hình thức tạo nên những cây cọc bê tông cốt thép chịu lực lớn để nâng đỡ tải trọng cho công trình. Dĩ nhiên, mỗi loại cọc sẽ có cấu tạo và ưu nhược điểm khác nhau tùy vào từng loại công trình, cụ thể như:

Nếu đem so sánh cọc ép và khoan cọc nhồi thì cả hai đều là cọc bê tông cốt thép, nhưng cọc ép được xem là loại cọc bê tông đúc sẵn. Tùy thuộc vào yêu cầu về kích thước mà cọc có thể là hình vuông hoặc hình tam giác với nhiều dài khác nhau. Để thuận lợi cho việc vận chuyển nên cọc thường được chế tạo thành từng đoạn rồi nối lại với nhau.

.png)

Cọc ép và cọc khoan nhồi là 2 hình thức phổ biến nhất trong thi công nền móng

Trong khi đó, khoan cọc nhồi sẽ được thực hiện ngay tại công trình, bằng cách khoan trong đất những lỗ cọc có độ sâu và đường kính theo yêu cầu, sau đó người ta sẽ tiến hành đặt lồng thép và nhồi bê tông vào cọc. Với phương pháp này thì khoan cọc nhồi có thể đạt đến mức đường kính lớn, tùy vào điều kiện mà cọc có thể đóng thành nhiều kích cỡ khác nhau.

So sánh cọc ép và cọc khoan nhồi về ưu, nhược điểm

Ưu điểm của phương pháp ép cọc

Cọc ép sẽ phù hợp khi sử dụng cho những công trình có điều kiện thi công rộng rãi, thuận lợi cho xe cơ giới và tải trọng lớn di chuyển mà không gây hư hỏng đường xá hoặc không gây ảnh hưởng đến những công trình lân cận. Bên cạnh đó, phương pháp ép cọc sẽ có giá thành rẻ hơn vì vật liệu được chế tạo sẵn.

Ngoài ra, khi sử dụng phương pháp cọc ép sẽ ưu điểm là không gây tiếng ồn, độ tin cậy và tuổi thọ công trình cao. Với cọc ép có thể chịu đựng được các loại tải trọng gây rung động hoặc kể cả tải trọng động đất. Vì thế, phương pháp này có thể áp dụng trong thi công đóng cọc hàng loạt thay cho cọc bê tông cốt thép trước đây.

Ưu điểm của khoan cọc nhồi

Khoan cọc nhồi có thể thực hiện được cả hai biện pháp đó là khoan tự hành và khoan thủ công nên khá thuận tiện cho trên mọi địa hình phức tạp. Trong quá trình thi công sẽ không gây không gây lún nứt, không ảnh hưởng đến phần nền móng và kết cấu của các công trình lân cận. Ngoài ra, xét về độ an toàn, chi phí và thời gian thi công cũng được đánh giá cao hơn cọc ép thông thường.

Mặc khác, khoan cọc nhồi với tiết diện, độ sâu mũi cọc và có sức chịu tải lớn nên hình thức này luôn được đánh giá khá cao. Với khả năng chịu lực cao nên khoan cọc nhồi rất thích hợp với những công trình lớn có tải trọng nặng hoặc địa hình nền móng thay đổi phức tạp. Ngoài ra, hình thức đổ bê tông được thực hiện liên tục và sẽ tạo ra một khối cọc bê tông đúc liền, tránh được tính trạng chấp nối như ép và tăng khả năng chịu lực cho công trình.

.png)

Cọc ép và cọc khoan nhồi có những ưu điểm và khuyết điểm riêng

Nhược điểm của cọc ép

Thi công cọc ép chỉ đạt được chiều sâu ở mức trung bình và không dành cho công trình có sức chịu tải lớn hoặc lớp đất xấu. Với việc sử dụng cọc ép thì sẽ không thích hợp cho những nơi chật hẹp, đoạn đường nhỏ, bởi những thiết bị và vật tư thi công hầu hết điều có tải trọng khá nặng.

Nhược điểm của cọc khoan nhồi

Nếu sánh với những loại cọc khác thì khoan cọc nhồi sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với cọc ép. Chính vì thế, thi công khoan cọc nhồi chỉ được khuyên dùng ở các công trình cần mức chịu tải lớn và đòi hỏi kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, khi sử dụng hình thức đổ trực tiếp trong lòng đất nên gây khó khăn trong việc kiểm tra chất lượng cọc.

Nên lựa chọn phương pháp thi công khoan cọc nhồi hay cọc ép?

Trên thực tế, tùy vào từng công trình cụ thể đơn vị thi công sẽ xác định được phương án thi công nền móng nào phù hợp nhất. Vì vậy, chúng ta sẽ không thể so sánh được cọc ép và cọc khoan nhồi phương pháp nào chất lượng hơn, mặc dù mỗi loại cọc sẽ có giá thành cũng như nhu cầu thi công khác nhau.

Để có thể hoàn thành công trình một cách thuận lợi thì việc khảo sát, đánh giá và căn cứ vào tình hình thực tế tại công trình công trình để tính toán rõ ràng trước khi lựa chọn phương án thi công. Ngược lại, chúng ta chủ quan và đánh giá sai mức độ công trình sẽ dẫn đến những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

.png)

Xây dựng Đoàn Kết là đơn vị chuyên thi công nền móng đáng tin cậy nhất hiện nay

Vừa rồi là những chia sẻ tận tình đến từ Công ty Xây Dựng Đoàn Kết về hai phương pháp thi công móng cọc được áp dụng phổ biến hiện nay. Nếu để so sánh cọc ép và cọc khoan nhồi thì mỗi loại sẽ điều có những ưu nhược điểm riêng. Vì thế trước khi thi công mọi người cần tiến hành khảo sát theo từng hạng mục công trình và đưa ra các biện pháp giám sát, phòng ngừa để tránh được những sự cố phát sinh ngoài ý muốn.

Với các ưu nhược điểm của hai phương pháp thi công vừa kể trên, hy vọng bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho công trình một phương án hợp lý nhất. Nếu có thắc mắc về vấn đề cọc ép và cọc khoan nhồi, bạn có thể liên hệ qua Hotline: 0912 045 009 để được các kỹ sư của Xây Dựng Đoàn Kết đơn vị chuyên thi công khoan cọc nhồi uy tín, chất lượng nhất hiện nay tư vấn và giải đáp tận tình nhé!

Khi nào dùng cọc ép?

Cọc ép được dùng ở những nơi có điều kiện thi công rộng rãi hay các công trình liền kề và đường xá lớn để dễ dàng hơn trong khâu vận chuyển cọc và thiết bị cơ giới. Những nơi có địa chất yếu, cọc ép có thể ép sâu đến độ sâu tương đối và vận dụng phương án này tương đối tiết kiệm chi phí nhà tốn ít phí vật liệu.

Tại sao lại phải ép cọc?

Trở lại vấn đề chính, việc ép cọc được thực hiện là nhằm mục đích hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Qua đó, làm tăng khả năng chịu tải trọng cho móng nhà, hỗ trợ để công trình nhà ở luôn đảm bảo an toàn, luôn bền đẹp, không sụt lún, đổ vỡ…

Tại sao chọn cọc khoan nhồi?

Ưu điểm của cọc khoan nhồi Khi thi công cọc khoan nhồi sẽ không gây trồi đất hay gây lún nứt ảnh hưởng tới các cọc và khu vực xung quanh. Số lượng cọc trên mỗi đài cọc ít nên việc bố trí đài cọc sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn. Cọc khoan nhồi có độ sâu mũi, tiết diện lớn hơn so với cọc chế biến sẵn nên sức chịu tải lớn hơn.

Ép cọc tình là gì?

Cọc ép: là loại cọc được hạ xuống nền bằng sức ép tĩnh, không gây xung lực lên đầu cọc. Tải trọng thiết kế: là lực ép dự tính theo thiết kế sẽ tác dụng lên đầu cọc trong quá trình thi công. Lực ép nhỏ nhất: là lực ép đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc.