Sinh mổ kiêng trứng bao lâu

Chế độ dinh dưỡng sau sinh luôn đóng vai trò quan trọng, vì thế mà nhiều mẹ vẫn luôn băn khoăn không biết sinh mổ ăn trứng gà được không. Hãy tham khảo bài viết này, mẹ nhé!

Sinh mổ ăn trứng gà được không? Đây hẳn là thắc mắc của nhiều chị em sau khi sinh bé bằng phương pháp mổ. Phương pháp mổ sẽ giúp cho người mẹ bớt đau đớn hơn so với sinh thường nên được nhiều bố mẹ lựa chọn. Tuy nhiên, những mẹ bầu sinh mổ cần được chăm sóc nhiều hơn để tránh gây biến chứng cho cả mẹ và bé. Trong bài viết sau Thượng Yến sẽ giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi “Sinh mổ ăn trứng gà được không?

Giá trị dinh dưỡng của trứng gà 

Trước khi tìm hiểu trường hợp sinh mổ ăn trứng gà được không thì đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng mà trứng gà mang lại.

Trứng gà cung cấp choline

Trong các nghiên cứu cho thấy trong trứng gà có chứa đến 50% lượng choline. Thành phần này giúp các tế bào trong cơ thể thực hiện tốt quá trình trao đổi chất, còn tốt cho não và thần kinh. Bên cạnh đó choline có trong trứng gà còn hỗ trợ tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu phòng ngừa dị tật bẩm sinh, thúc đẩy sự phát triển trí não cho trẻ sơ sinh.

Trứng gà cung cấp chất béo

Trứng gà mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể chúng ta

Có nhiều chị em lo lắng về lượng chất béo có trong trứng gà. Theo một số chuyên gia, nếu tiêu thụ trứng vịt nhiều trong thời gian dài thì lượng cholesterol trong cơ thể sẽ tăng cao bởi trứng vịt có chứa nhiều cholesterol hơn trứng gà. Bên cạnh đó, trứng gà còn mang đến nguồn chất béo quý Lecithin giúp ngăn ngừa tích lũy và đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể. Vậy nên theo lời khuyên của bác sĩ, bạn hãy ăn trứng gà thay vì trứng vịt.

Trứng gà cung cấp nguồn chất dinh dưỡng khác

Mẹ sau khi sinh mổ ăn trứng gà được không? Ngoài những thành phần giá trị dinh dưỡng kể trên thì trứng còn cung cấp cho cơ thể lượng Vitamin dồi dào như:  A, B, B6, E, K, và những khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm Canxi, sắt, magie, photpho, kẽm, đồng, Mangan, selen. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều giúp mẹ sau sinh bổ sung thêm dinh dưỡng và nhất là selen, Vitamin E có tác dụng ngăn quá trình oxy hóa, lão hóa và hạn chế sự hình thành mảng trong động mạch

Mẹ sau sinh mổ ăn trứng gà được không?

Sinh mổ có được ăn trứng? Theo các chuyên gia thì mẹ bầu sau sinh mổ chỉ nên ăn lòng đỏ trứng gà

Nhiều mẹ sau sinh thường thắc mắc sinh mổ có được ăn trứng không? Câu trả lời là được nhưng các chuyên gia khuyên là nên dùng phần lòng đỏ, không nên ăn lòng trắng trứng. Lý do là bởi lòng trắng trứng có thể không tốt cho quá trình hồi phục của mẹ, có thể khiến vết mổ lâu lành vết hoặc tăng nguy cơ tạo mủ viêm, sẹo lồi,..

Tuy rằng trứng là thực phẩm thiết yếu và bổ dưỡng cho chúng ta. Nhưng các mẹ vừa sinh mổ thì được khuyên là nên ăn uống với chế độ không trứng để phòng ngừa sẹo lồi.

Mẹ sau sinh mổ ăn trứng gà cần lưu ý gì?

Sinh mổ được ăn trứng gà không? Câu trả lời là được, nhưng mẹ vẫn nên ưu tiên phần lòng đỏ hơn lòng trắng. Để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé bằng trứng gà đúng cách thì cần lưu ý những điểm sau:

  • Không nên ăn quá nhiều: Nếu như một người bình thường không nên ăn quá 4 quả trứng một tuần thì các mẹ bầu mới sinh mổ chỉ nên ăn nhiều nhất 2 quả một tuần. Nếu ăn nhiều sẽ khiến các mẹ khó tiêu, không tốt cho các vết mổ. 
  • Nên ăn trứng vào buổi sáng: Sinh mổ được ăn trứng gà không? Bổ sung một lòng đỏ trứng gà vào buổi sáng sẽ giúp các mẹ có một ngày mới đầy năng lượng và ăn vào buổi sáng cũng dễ tiêu hơn, rất tốt cho tinh thần của mẹ, sức khỏe của trẻ.

Ăn trứng vào buổi sáng giúp các mẹ có một ngày mới tràn đầy năng lượng

  • Không ăn trứng sống: Đối với các mẹ bầu cũng như các mẹ sau sinh thì trứng sống là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trứng sống có thể chứa một số vi khuẩn gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, khiến mẹ khó tiêu và chứa một số chất bất lợi cho việc hấp thụ. Ăn trứng chín là sự lựa chọn an toàn nhất cho mẹ bầu sau sinh mổ.
  • Không chế biến trứng quá lâu: Mẹ sau sinh mổ nên ăn trứng chiên, ốp la. Nếu luộc trứng, chỉ nên luộc trong 5-6 phút với lửa nhỏ. Nguyên nhân là do trứng luộc quá lâu có thể bị xơ cứng và gây ảnh hưởng tới việc hấp thụ chất dinh dưỡng.

Giải pháp thần kỳ cho mẹ sau sinh mổ

Sau khi sinh mổ, các mẹ cần bổ sung cho mình một nguồn dinh dưỡng dồi dào để cơ thể hồi phục vết thương và có sữa cho con bú. Giải pháp giúp bồi bổ hiệu quả cho mẹ sau sinh mổ mà nhiều gia đình chọn lựa chính là yến sào. Với thành phần bổ dưỡng, hoàn toàn từ thiên nhiên, chứa đến 18 loại axit amin cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác, yến giúp ích rất nhiều trong việc hồi phục sức khỏe cho mẹ lẫn nguồn dinh dưỡng trong sữa cho bé.

Với các sản phẩm Yến Thô hoặc Yến Được Làm Sạch thì các mẹ có thể tự tay là cho mình những món ngon bổ dưỡng như: Cháo yến, yến chưng gừng, yến chưng táo đỏ, chè tổ yến,... Tuy nhiên, nếu mẹ đã dành hầu hết thời gian để chăm sóc bé yêu, không thể xuống bếp nhưng cần phải bồi bổ cơ thể thì hãy thử ngay bí quyết 1 phút cực kỳ tiện lợi: Yến Chưng Tươi Thượng Yến. Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng, mỗi ngày mẹ sau sinh nên uống 1 chai yến chưng 300ml để vết thương nhanh lành, mau lợi sữa, sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng cho bé bú.

***

Với những thông tin trên, Thượng Yến tin rằng bạn đã có cho mình câu trả lời cho sinh mổ được ăn trứng gà không. Hãy truy cập website hoặc liên hệ trực tiếp để biết thêm về sản phẩm yến cũng như biết thêm về những bí quyết chăm sóc cho mẹ cùng bé tốt hơn nhé!

Cần kiêng gì sau sinh mổ để vết thương nhanh lành và không để lại di chứng là câu hỏi mà rất nhiều sản phụ quan tâm bởi sinh mổ tạo xâm lấn lớn trên cơ thể mẹ, nếu để nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm.

Người ta thường ví quá trình đau đẻ đau như bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Với phụ nữ mổ đẻ, vết mổ rất dài và sâu nên sau khi hết thuốc mê, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng. Nếu không kiêng khem cẩn thận, vết mổ không chỉ lâu hồi phục mà còn có thể bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả về lâu về dài nên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.

Thông thường, các bác sĩ sản khoa hay khuyên mẹ bầu nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày sau khi sinh mổ là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu càng kiêng cữ được lâu thì sau này mẹ sẽ không cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió trở trời và thời gian kiêng cữ sau sinh mổ sẽ phải lâu hơn so với những mẹ bầu sinh thường được.

Sau sinh mổ, mẹ cần kiêng khem một số vấn đề dưới đây để vết mổ nhanh hồi phục, mẹ nhanh khỏe lại để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Không nên nằm ngửa trên mặt phẳng

Tư thế nằm sau sinh đối với sản phụ sinh mổ là rất quan trọng, không phải mẹ muốn nằm như thế nào cũng tốt cả. Ngay sau khi sinh, mẹ nên nằm ngửa để ổn định vết mổ. Khi hết thuốc tê, mẹ hãy trở mình nằm nghiêng bởi nếu nằm ngửa lâu trên mặt phẳng sẽ khiến tử cung co thắt mạnh hơn và mẹ cảm thấy đau đớn vô cùng. Khi nằm, mẹ nên kê gối mỏng sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sinh mổ khiến mẹ mất sức nhiểu nên cần kiêng khem cẩn thận để nhanh hồi phục

Không nằm một chỗ quá lâu

Sau khi sinh mổ, các sản phụ thường được khuyên nằm nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sinh khoảng 24 giờ, mẹ hãy cố gắng đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hóa hoạt động trở lại, đồng thời giúp phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột rất nguy hiểm.

Nếu mẹ chưa thể đứng dậy đi lại thì thỉnh thoảng hãy thay đổi tư thế nằm, và massage cổ tay, lòng bàn chân để máu được lưu thông tốt hơn.

Không nên ăn quá no sau mổ

Ca sinh mổ lấy đi rất nhiều sức lực của mẹ nên thông thường sau khi sinh mẹ rất dễ bị đói và muốn ăn nhiều để hồi phục. Tuy nhiên, không phải cứ ăn thật no là tốt vì khi mổ, ruột và thành dạ dày của mẹ đều bị tác động khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại và gây nên tình trạng táo bón, đầy hơi.

Ngoài ra, ăn quá no cũng ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ vì thế mà căng ra, gây đau, lâu lành, thậm chí gây rỉ máu ở vết mổ.

Không tắm nước lạnh

Đây là kiêng cữ sau sinh mổ mẹ nhất định phải tuân thủ. Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên tắm nước lạnh, nhất là tắm về đêm hoặc uống nước lạnh vì sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên tắm và uống nước ấm để đảm bảo an toàn.

Mẹ nên tắm sau sinh bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm. Tắm xong, mẹ cần lau khô cơ thể bằng khăn mềm. Cần chú ý đến vết mổ để tránh nhiễm trùng.

Kiêng đồ ăn tanh, dầu mỡ

Sau khi sinh, toàn bộ cơ thể của mẹ đều suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu mẹ ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Khi bị đau bụng sẽ gây co thắt dạ dày và cơ bụng và tác động đến vết mổ, gây đau. Tốt nhất, sau khi sinh mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa.

Sau sinh mổ, sản phụ nên kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Ngoài ra, đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ còn làm giảm chất lượng sữa và gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hóa của em bé, khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa của bé lúc này hết sức non yếu nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Sau khi sinh mổ, mẹ nên kiêng những thực phẩm như cá, cua, ốc, trái cây chua như chanh, cam chua, các loại gia vị có tính chất cay nóng như tiêu, ớt…

Không làm việc quá sớm

Sau khi sinh, mẹ nên gạt hết công việc sang một bên, tập trung nghỉ ngơi, hồi phục cơ thể để có sức chăm sóc con yêu. Vì thế, mẹ không nên làm việc sớm, hạn chế vận động vì vận động sớm khiến vết thương lâu lành, áp lực của công việc khiến mẹ bị stress, gây mất sữa…

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Không chỉ sau sinh mà bất cứ thời điểm nào phụ nữ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh viêm nhiễm. Mẹ nên rửa âm hộ mỗi ngày 3 lần bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng những loại dung dịch có nồng độ pH quá cao gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dễ dẫn đến tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ nên mặc những chiếc quần lót bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút để giữ cho âm hộ luôn khô thoáng. Không nên mặc quần lót quá chật. Nếu thấy âm đạo sưng hay có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

Quan hệ tình dục sớm

Dù sinh mổ không ảnh hưởng gì nhiều đến bộ phận sinh dục nhưng mẹ cũng không nên quan hệ tình dục quá sớm. Nguyên nhân là do vết mổ và cơ thể của mẹ cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu quan hệ sớm sẽ gây cọ sát và cơ thể cũng phải gồng mình gây giãn vết thương và khiến quá trình hồi phục lâu hơn.

Ngoài ra, quan hệ tình dục còn tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn khiến mẹ bị nhiễm trùng âm đạo. Theo các chuyên gia thì sau khi sinh mổ khoảng 6 tuần mới quan hệ là tốt nhất.

Sau sinh mổ 6 tuần thì sản phụ mới nên quan hệ tình dục trở lại

Không nịt bụng ngay sau khi sinh

Nhiều sản phụ vì sợ bụng béo, bụng phệ sau khi sinh, gây mất thẩm mỹ nên đã dùng nịt bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, dùng nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.

Nịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ, khiến vết mổ bị bí hơi, gây mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông nên sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong ổ bụng.

Do đó, nếu muốn dùng nịt bụng như một cách lấy lại vóc dáng sau sinh, mẹ chỉ nên dùng sau khi vết mổ đã hoàn toàn hồi phục và cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ có thể có một vài phản ứng như bị sốt hay ra sản dịch. Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Sốt: Sốt có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng nhưng cũng có thể do mẹ mặc quá ấm, cơ thể thiếu nước, hoặc do mẹ nằm than. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước và quan sát. Nếu đã mặc thoáng mát hơn mà vẫn không cải thiện thì nên đi khám để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ.

Sản dịch: Bị ra sản dịch trong vài ngày sau sinh mổ là dấu hiệu hết sức bình thường cho thấy tử cung của mẹ đang hồi phục tốt. Mẹ không cần quá lo lắng về dấu hiệu này. Trong khoảng 3 – 4 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch có màu đỏ tươi, dần dần lượng máu bớt đi và chuyển sang màu nâu, màu hồng. Đến ngày thứ 10 sau sinh thì sản dịch có màu hơi vàng hoặc không màu.

Trường hợp sản dịch có mùi hôi hoặc đã chuyển sang không màu bỗng nhiên lại quay về màu đỏ tươi thì mẹ cần đi khám ngay vì có nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng hậu sản hoặc bị băng huyết.

Vết mổ sưng, đau hoặc tiết dịch: Sau mổ, sản phụ nên chú ý giữ vết mổ được khô và sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng tấy và tiết dịch vàng thì mẹ nên đi khám ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề