Vì sao khi trời mưa giun đất thường ngoi lên khỏi mặt đất

Vì sao trời mưa giun đất lại chui lên mặt đất?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Vì sao trời mưa giun đất lại chui lên mặt đất?” cùng với kiến thức mở rộng về giun đất là những tài liệu học tập môn Sinh học 7 vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi: Vì sao trời mưa giun đất lại chui lên mặt đất?

- Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun hít thở.

- Vậy, khi trời mưa, đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về giun đất nhé!

Kiến thức tham khảo về giun đất

1. Giun đất là gì?

- Giun đất hay trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta [thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại] trong ngành Annelida. Chúng có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và thường có các lông cứng trên tất cả các phân đoạn.

2. Nơi sinh sống của giun đất

- Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ.

3. Hình dạng ngoài của giun đất

- Cơ thể dài, thuôn 2 đầu.

- Cơ thể phân thành nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ, cơ đối xứng 2 bên.

- Đầu có miệng, đuôi có lỗ hậu môn, đai sinh dục có 3 đốt, lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục, lỗ sinh dục đực dưới lỗ sinh dục cái.

4. Di chuyển

- Giun đất di chuyển bằng cách bò trên mặt đất:

+ Giun thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.

+ Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước.

+ Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi.

→ Nhờ sự chun dãn của cơ thể kết hợp các vòng tơ và tòan thân mà giun đất di chuyển được.

- Cơ thể giun đất có màu hồng nhạt là vì : ở đó có nhiều mao mạch vận chuyển máu tới da để thực hiện quá trình trao đổi khí qua da.

5. Cấu tạo trong

* Hệ tiêu hóa:

- Các cơ quan tiêu hóa có sự phân hóa rõ ràng, có thêm ruột tịt tiết enzim để tiêu hóa thức ăn trong ruột.

→ Hệ tiêu hóa có sự phân hóa

* Hệ tuần hoàn:

- Ở giun đất xuất hiện thêm 3 loại mạch mới: mạch vòng, mạch lưng, mạch bụng

→ Xuất hiện hệ tuần hoàn kín

* Hệ thần kinh:

- Xuất hiện các hoạch và chuỗi hạch thần kinh

→ Hệ thần kinh hình chuỗi hạch

* Kết luận:

- Có khoang cơ thể chính thức.

- Hệ tiêu hóa phân hóa rõ ràng.

- Hệ tuần hoàn kín, máu màu đỏ.

- Hệ thần kinh kiểu chuỗi hạch.

6. Dinh dưỡng

- Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất.

- Sự tiêu hóa diễn ra trong hệ tiêu hóa, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu.

- Thức ăn → miệng → hầu → diều [chứa thức ăn] → dạ dày [nghiền nhỏ thức ăn] → ruột → hậu môn

- Sự trao đổi khí [hô hấp] được thực hiện qua da, mưa nhiều giun thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở.

7. Sinh sản

- Giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau trao đổi tinh dịch.

- Sau 2 – 3 ngày ghép đôi, đai sinh dục bong ra tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.

- Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắ hai đầu lại thành kén.

- Trứng được thu tinh phát triển trong kén để thành giun non sau vài tuần.

8. Vai trò của giun đất đối với trồng trọt

- Khi đào hang và chuyển vận và tìm kiếm thức ăn, giun đất đã làm cho đất tơi xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối can-xi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây.

- Giun đất giúp đẩy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất.

9. Giun đất ở Việt Nam

- Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu động vật đất [Trường Đại học Sư phạm Hà Nội] thì chúng ta đã tìm ra trên 170 loài. Chúng phân bố rất rộng và có nhiều đặc tính khác nhau. 

- Một số loài sống trong nước, còn đa số sống ở những nơi đất ẩm hoặc những chỗ có thảm thực vật dày. Có những loài rất nhỏ, cơ thể chỉ nặng khoảng 10 mg. 

- Trong lúc đó, ở Australia có loài trùn đất khổng lồ dài tới 1,4m và nặng gần nửa cân! Tuy nhiên, điều mà bà con ta quan nhất là nên nuôi loài nào.

10. Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông?

- Người ta nói giun đất là bạn của nhà nông bởi vì các lợi ích mà chúng mang lại cho đất đai.

- Giun đất có đặt tính là sống trong đất và ăn thức ăn là các chất bã hữu cơ có trong đất. Nó ăn những chất hữu cơ khó phân hủy và thải phân ra ngoài môi trường.

- Phân của giun chứa nhiều thành phần hữu cơ, vi lượng rất tốt cho cây trồng. Phân của giun góp phần tăng độ phì nhiêu trong đất, cải tạo hàm lượng chất dinh dưỡng đất.

- Đồng thời, đặc tính đào bới đi tìm thức ăn trong đất cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tơi xốp đất. Giun làm cho đất tươi xốp khi di chuyển. Giúp cho đất thông thoáng hơn, cây tiếp cận được nhiều chất khoáng hơn, phát triển tốt hơn.

- Ngoài ra, giun còn ăn những sinh vật gây hại cho cây. Đồng thời giun cũng có thể dùng làm thức ăn cho gia cầm như gà, vịt,…

- Giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất. Tiết chất nhầy làm mềm đất . Phân giun có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1] giải thích vì sao khi trời mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất? 2] tại sao cơ thể giun đất có màu phớt hồng?

3] tại sao giun đất là '' chiếc cày sống'' ?

Các câu hỏi tương tự

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

1. Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

2. Cuốc phải giun đất thấy máu đỏ chảy ra, tại sao?

Các câu hỏi tương tự

Đội Trưởng Mỹ

Khi trời mưa nhiều giun đất phải chui lên mặt đất vì: giun đất cũng như những loài sinh vật khác, hô hấp bằng không khí. Dù nó sống ở dưới đất nhưng cũng có một lượng không khí để hít thở. Khi trời mưa, đất thấm nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun đất không thể thở được, nên mới chui lên mặt đất [cũng như ta đổ nước vào tổ dế để bắt nó chui lên].

Trả lời hay

2 Trả lời 17:19 03/08

  • Người Dơi

    Khi trời mưa, đất thấm ướt nước mưa làm cho lượng không khí giảm đáng kể, vì sợ ngộp nên giun mới ngoi lên mặt đất để thở

    Trả lời hay

    1 Trả lời 17:21 03/08

    • Giun hô hấp qua da, mưa nhiều, nước ngập, giun không hô hấp được nên phải chui lên khỏi mặt đất để hô hấp.

      0 Trả lời 17:16 03/08

      • Video liên quan

        Chủ Đề