Phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần không dùng để trúc tiếp

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn?

A. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có sức sống mạnh, sinh trưởng tốt.

B. Các cá thể của thế hệ kế tiếp phát triển chậm.

C. Các cá thể của thế hệ kế tiếp có năng suất giảm và có thể chết.

D. Một số cá thể có thể bị bệnh bạch tạng, thân lùn.

Hiển thị đáp án

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?

A. Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống.

B. Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất.

C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn.

D. Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể.

Hiển thị đáp án

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?

A. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ.

B. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau.

C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái.

Hiển thị đáp án

Câu 4: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?

A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu.

B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.

C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non.

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Hiển thị đáp án

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa đực và hoa cái của các cây khác nhau nhưng mang kiểu gen giống nhau.

B. Ở cây giao phấn, hiện tượng thoái hóa thường xuất hiện do tự thụ phấn.

C. Đậu Hà lan là cây tự thụ phấn rất nghiêm ngặt.

D. Hiện tượng thoái hóa ở thực vật làm cây kém phát triển, sinh trưởng chậm và có thể chết.

Hiển thị đáp án

Câu 6: Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái được gọi là gì?

A. Giao phối cận huyết.

B. Thụ tinh nhân tạo.

C. Ngẫu phối.

D. Đáp án khác.

Hiển thị đáp án

Câu 7: Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do

A. thụ phấn nhân tạo.

B. giao phấn giữa các cây đơn tính.

C. tự thụ phấn.

D. đáp án khác.

Hiển thị đáp án

Câu 8: Trong chọn giống cây trồng, người ta không dùng phương pháp tự thụ phấn để

A. duy trì một số tính trạng mong muốn.

B. tạo dòng thuần.

C. tạo ưu thế lai.

D. chuẩn bị cho việc tạo ưu thế lai.

Hiển thị đáp án

Câu 9: Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?

A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng.

B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp.

C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt.

D. Không có đáp án nào đúng.

Hiển thị đáp án

Câu 10: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi.

B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.

C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi.

D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.

Hiển thị đáp án

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chim bồ câu thường xuyên giao phối gần nhưng không bị thoái hóa.

B. Qua các thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ thể đồng hợp tăng còn thể dị hợp giảm.

C. Tự thụ phấn làm tăng biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

D. Giao phối gần gây hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau.

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần - Cô Đỗ Chuyên [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Sinh học 9 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Sinh học 9 | Để học tốt Sinh học 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Sinh học 9Để học tốt Sinh học 9 và bám sát nội dung sgk Sinh học lớp 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài tập 1 trang 76 VBT Sinh học 9: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể ở thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần: sinh trưởng và phát triển chậm, chiều cao, sức sống và năng suất giảm, bộc lộ nhiều đặc điểm có hại [bạch tạng, thân lùn, dị dạng,…]

Bài tập 2 trang 76 VBT Sinh học 9: Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Trả lời:

Giao phối gần là sự giao phối giữa các con sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với các con.

Hậu quả của giao phối gần: gây thoái hóa ở thế hệ sau: sinh trưởng và phát triển yếu, sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non,…

Bài tập 3 trang 76-77 VBT Sinh học 9: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a] Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

b] Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Trả lời:

a] Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần và thể dị hợp giảm dần.

b] Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây hiện tượng thoái hóa vì chúng làm tăng tỉ lệ các cặp gen đồng hợp lặn, gây hại cho sinh vật.

Bài tập 4 trang 77 VBT Sinh học 9: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Trả lời:

Trong chọn giống, người ta vẫn tiến hành phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn và tạo dòng thuần.

Bài tập trang 77 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng ………………. vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để ………………… và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

Trả lời:

Tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần

Bài tập 1 trang 77 VBT Sinh học 9: Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần.

Bài tập 2 trang 77 VBT Sinh học 9: Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa?

Trả lời:

Các kiểu gen ở trạng thái đồng hợp sẽ không gây thoái hóa khi tự thụ phấn.

Bài tập 3 trang 77 VBT Sinh học 9: Kết quả nào dưới đây là do hiện tượng giao phối gần [chọn phương án trả lời đúng]

A. Hiện tượng thoái hóa

B. Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm

C. Tạo ưu thế lai

D. Tạo ra dòng thuần

Trả lời:

Chọn đáp án A. Hiện tượng thoái hóa

Giải thích: dựa vào nội dung SGK mục I.2b trang 99

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề