Nhược điểm khi học tại các trường quân đội

Khi chính thức bước chân vào môi trường học tập rèn luyện, việc đầu tiên ở mỗi học viên thường nghĩ tới, đó là tương lai sự nghiệp của mình sẽ như thế nào, cuộc đời binh nghiệp sẽ ra sao.Bởi vậy, khi đủ điều kiện được tiếp nhận vào học tập, rèn luyện trong môi trường quân đội, trước hết mỗi học viên phải xác định đúng đắn nhận thức tư tưởng, trách nhiệm, động cơ, biết gác lại đằng sau những nhu cầu, sở thích và cả những toan tính cá nhân, để bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ trong môi trường học tập, rèn luyện của đơn vị một cách tự giác, nghiêm minh. Tích cực say mê học tập, nghiên cứu ngay từ đầu sẽ tạo nên động lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định và có thể đạt được thành tích cao trong học tập rèn luyện đối với mỗi học viên.

Học viên Trường Sĩ quan Lục quân 2 huấn luyện thể lực.

Để đạt được kết quả học tập giỏi, rèn luyện tốt, các học viên, nhất là học viên mới phải chủ động tiếp nhận thông tin định hướng nhận thức tư tưởng, xây dựng động cơ học tập rèn luyện đúng đắn.Khi được tiếp nhận và bước chân vào học tập, rèn luyện công tác trong môi trường quân đội, ngay từ buổi đầu nghe phổ biến, quán triệt quy chế giáo dục - đào tạo, chức trách nhiệm vụ của người học viên, các chế độ tiêu chuẩn, được đi tham quan truyền thống và giới thiệu sâu, kỹ về quân đội; về các khoa mục và nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu giáo dục - đào tạo của trường phải thực hiện trong quá trình học tập, rèn luyện, công tác; phải chủ động nhanh chóng nắm bắt thông tin, ghi chép và ghi nhớ những vấn đề trọng tâm, những mốc lịch sử, sự kiện quan trọng, những tấm gương điển hình tiên tiến trong chiến đấu, học tập, rèn luyện, trong các phong trào thi đua học giỏi, rèn nghiêm của trường mà mình theo học; xây dựng ý thức trách nhiệm tự giác, động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn; từng bước xác lập bản lĩnh kiên định vững vàng làm hành trang cho bản thân trong suốt quá trình học tập, rèn luyện công tác tại nhà trường.

Từng học viên phải chủ động khắc phục khó khăn, nhanh chóng hòa nhập môi trường học tập rèn luyện mới và có quyết tâm cao trong thực hiện mọi nhiệm vụ ngay từ ngày đầu có hiệu quả. Một trong những yêu cầu cơ bản để trở thành người cán bộ sĩ quan trong quân đội nói chung là phải có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, có trí tuệ, phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu, thực hiện nhiệm vụ của học viên trong quá trình học tập tại trường và yêu cầu nhiệm vụ quân đội thời kỳ mới.

Không phải ai ngay cùng một lúc có thể thực hiện được mọi yêu cầu để trở thành người sĩ quan quân đội, mà phải trải qua thời kỳ học tập, rèn luyện, phấn đấu liên tục, căng thẳng, đầy thử thách, khó khăn. Trong mỗi năm học, người học phải thực hiện đầy đủ, có hiệu quả chương trình, quy trình, nội dung giáo dục - đào tạo với yêu cầu ngày càng cao nhưng luôn đảm bảo tính vừa sức của quân đội, nhà trường.

Quá trình học tập, rèn luyện, công tác, trước hết người học phải nhanh chóng nắm bắt, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch của cấp trên, biết chủ động khắc phục khó khăn, gian khổ, tranh thủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cách thức phương pháp học tập, rèn luyện làm sao cho đạt kết quả tốt nhất. Muốn vậy, phải nhanh chóng hòa nhập vào môi trường huấn luyện, rèn luyện, giáo dục - đào tạo thực thụ ngay từ những khoa mục đầu tiên trong những ngày đầu cuộc đời quân ngũ. Chú ý lắng nghe sự dạy bảo, chỉ dẫn, định hướng, hướng dẫn của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ trung đội, đại đội. Tập trung chú ý quan sát và thực hành tốt các động tác, thao tác, hành động quân sự, nhanh chóng biến những tri thức, kiến thức được trang bị của các khoa giáo viên thành kiến thức riêng của bản thân mỗi người để đảm bảo hiểu đúng, vận dụng sáng tạo trong cuộc sống, liên hệ sát thực tiễn, biết bảo vệ cái đúng, cái có giá trị cho tập thể, cho đồng đội, biết đấu tranh chống lại mọi biểu hiện tư tưởng sai trái trong đơn vị, từng bước hoàn thiện nhân cách quân nhân, phong cách lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời biết cách thức tổ chức phương pháp quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội và tiến hành tốt công tác đảng, công tác chính trị khi ra trường công tác.

Cùng với đó, luôn chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân, tăng cường rèn luyện kỹ năng hoạt động quân sự, hoàn thiện bản lĩnh người sĩ quan trong quá trình học tập tại trường. Để đạt được kết quả học tập, rèn luyện phấn đấu tốt ngay từ đầu và trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường, căn cứ chỉ lệnh, quy chế, chương trình, kế hoạch, nội dung giáo dục - đào tạo của trường, nghị quyết, chỉ thị, ý định của cấp ủy, người chỉ huy tiểu đoàn, đại đội…

Mỗi học viên cần chủ động xây dựng kế hoạch phấn đấu học tập, rèn luyện cho bản thân mình, kế hoạch có thể được xây dựng theo dạng “kế hoạch ngầm” phấn đấu cho riêng mình, có thể là kế hoạch trong từng năm học, từng tháng, từng tuần sau khi được phổ biến, quán triệt chỉ lệnh huấn luyện, chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo. Kế hoạch của các cá nhân phải được thông qua tại các cấp tiểu đội, trung đội và cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện đạt kết quả.Thực tế có không ít học viên trong quá trình học tập, rèn luyện thường chủ quan cho rằng, chỉ cần cố gắng học, rèn chăm chỉ là có thể đạt kết quả tốt, nhưng như thế chưa đủ, mà đòi hỏi phải có phương pháp, cách thức học tập rèn luyện khoa học mới có thể đạt được kết quả cao.

Học ở bậc đại học, nhất là chương trình đại học quân sự khác nhiều với học ở bậc phổ thông, hệ thống kiến thức được lĩnh hội trên cơ sở tiếp cận nhiều với phương pháp nghiên cứu, tự tìm kiếm sự giải đáp trên cơ sở định hướng, hướng dẫn của giảng viên hoặc hành động thao tác theo các động tác mẫu của giảng viên, cán bộ nhằm rèn luyện khẩu khí, tác phong chỉ huy thay vì con đường tiếp nhận kiến thức một chiều. Vì vậy, để không tốn nhiều thời gian và đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, rèn luyện, người học phải chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân một cách khoa học.

Trong quá trình học tập tại trường, người học có rất nhiều việc để làm, nhiều nhiệm vụ phải thực hiện với yêu cầu rất cao với tính chất hoạt động đặc thù của quân đội. Nhưng nhất thiết phải tự bố trí cho mình thời gian đọc sách, đến thư viện, nghiên cứu tìm hiểu qua sách báo, chủ động rèn luyện thực hành, phối hợp tốt với đôi bạn học tập, nhóm học tập, tổ ba người… tìm đến những không gian tối ưu cho nhiệm vụ tự ôn luyện, thục luyện của bản thân đạt kết quả tốt, đảm bảo phải nhận rõ được sự tiến bộ của bản thân trong mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi năm học, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện trong toàn khóa, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót, thiếu sót khuyết điểm không cần thiết, đủ tiêu chuẩn và đáp ứng mục tiêu yêu cầu giáo dục - đào tạo của nhà trường trong học tập, rèn luyện, phấn đấu được đứng vào hàng ngũ của Đảng, trở thành người sĩ quan, cán bộ ưu tú của quân đội, nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thượng tá, Th.S NGUYỄN MINH ĐỨC [Phòng Khoa học quân sự - Trường Sĩ quan Lục quân 2]


LTS: Từ câu chuyện của chính người thân trong gia đình mình, với mong muốn đưa ra những chia sẻ để góp phần định hướng giúp các bạn sinh viên có những lựa chọn kĩ càng khi quyết định vào học ở một ngôi trường nào đó, tác giả Thanh An đã gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Sau kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016, cậu em trai nhà chú tôi có nhiều lựa chọn để bước vào một giảng đường đại học bởi số điểm thi mà em tôi đạt được tương đối cao ở cả khối A và khối B.

Lúc đó, em trai tôi thì muốn vào học ngành Marketing của Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội nhưng gia đình lại muốn em vào học ngành Bác sĩ đa khoa của Học viện Quân y sẽ phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Cuối cùng, em đã vào học ở Học viện Quân y theo lựa chọn của gia đình suốt hơn 2 năm qua.

[Ảnh mang tính minh họa: nydailynews.com].

Cứ tưởng mọi chuyện học tập của em trai tôi sẽ yên ổn bởi hơn 2 năm theo học ở đây, em cũng đã cố gắng rất nhiều trong học tập và rèn luyện ở môi trường quân đội.

Nhất là qua 6 tháng được làm lính ở trường lục quân đã giúp cho em tôi có thêm bản lĩnh và cứng rắn hơn rất nhiều.

Gia đình nhà chú tôi cũng như anh em trong nhà luôn lấy kết quả học tập của em làm niềm vui và động viên con cháu mình cố gắng học tập theo em.

Bởi, mấy năm nay, Học viện Quân y luôn có điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng so với các trường khác.

Hơn nữa, việc học tập trong một ngôi trường quân đội sẽ có rất nhiều lợi thế trong cả quá trình học tập và cả khi hoàn thành khóa học để ra trường. Nhưng, em trai tôi bây giờ không nghĩ vậy.

Khác với hơn 2 năm về trước, gia đình nhà chú tôi tràn ngập tiếng cười khi em đậu vào một trường mà rất nhiều thí sinh mơ ước.

Chú thím tôi lúc đó vui vô cùng, bởi em vào học trong quân đội không phải lo chi phí cho việc học tập và ngay cả khi ra trường cũng không phải lo công việc như một số ngành nghề khác.

Trong khi, gia đình ở quê thì kinh tế cũng rất khó khăn, chú tôi lại thường xuyên phải nằm viện để chữa trị bệnh nên việc em đậu vào quân y như một liều thuốc thần tiên đối với chú tôi.

Vậy nhưng, những ngày gần đây, em trai tôi cứ nằng nặc xin gia đình cho bỏ học để chọn một ngành nghề khác mà em thích.

Giáo sư John Vũ: Bằng cấp không còn là tấm vé đảm bảo có việc làm

Chú thím tôi đã vô cùng sốc và choáng váng trước thông tin này, anh em trong nhà cũng hết lời khuyên lơn nhưng thằng em “cứng đầu” vẫn không thay đổi ý kiến của mình.

Lý do em trai tôi đưa ra là bây giờ bước vào học chuyên ngành mới cảm nhận thấy mình không phù hợp với ngành Y.

Thời gian học tập lại kéo dài những 6 năm trời, ban ngày học trở trường, tối lại phải vào bệnh viện trực nên thấy vất vả.

Rồi, khi ra trường không biết phân công công tác ở đâu, sợ phải đi xa nhà, khó có điều kiện chăm sóc gia đình.

Điều đau đớn nhất là em trai tôi nói rằng ngày trước  em vào học ngành Y không phải là em chọn mà bố mẹ em chọn cho em.

Lúc đó, em chỉ là cậu học sinh mới 18 tuổi, chưa đủ chín chắn để suy nghĩ đấu đáo, tường tận. Bây giờ, em đã đủ chín chắn để lựa chọn ngành nghề và lo cho tương lai của mình.

Là người anh trong nhà, lại là người đi trước, tôi dùng tất cả những lời lẽ có thể để khuyên can em đừng bỏ học.

Bởi, gia đình mình khó khăn, học ở trường Quân y thì không phải lo chi phí học tập, ra trường thì được phân công công tác. Bố mẹ em thì già, nếu trong nhà có một Bác sĩ thì cũng yên tâm khi ốm đau.

Hơn nữa, sau này ra trường nếu có đi làm xa thì cũng quanh ở các tỉnh phía Bắc chắc cũng không phải xa nhà bao nhiêu đâu. Bây giờ, nếu bỏ học, em sẽ mất đi 3 năm học tập vô nghĩa, chậm mất 3 năm để vào đời.

Điều quan trọng là khi bỏ học ở một trường quân đội thì chắc chắn một điều em phải trả chi phí đào tạo trong hơn 2 năm qua cho nhà trường, số tiền ấy chắc chắn sẽ không ít.

Sang năm thi lại, liệu em có đậu đại học hay không?

Nếu đậu mà nhà mình khó khăn là vậy, mỗi tháng chi phí hết mấy triệu đồng cho tiền học phí, tiền trọ, tiền ăn uống, học hành, làm sao em xoay sở được giữa đất Hà thành.

Vậy nhưng, thằng em vẫn “cứng đầu” bảo vệ quan điểm của mình là sẽ bỏ học ngành Y để “làm lại từ đầu” theo sở thích và nguyện vọng của mình.

Nghĩ cho cùng thì đứa em của tôi dù rất đáng trách nhưng cũng thật đáng thương vô cùng. Đáng trách tại sao dù không thích nhưng mãi khi bước vào gần hết kỳ 1 của năm học thứ 3 mới đưa ra ý định bỏ học của mình.

Hơn hai năm qua, có biết bao nhiêu kỳ vọng của gia đình, biết bao nhiêu thời gian công sức mà em đã bỏ ra lãng phí.

Điều lo ngại nữa là những ý tưởng của em có phần thực dụng khi tuổi đời của em còn quá trẻ…

Nhưng, cũng thấy đáng thương bởi ngành Y là một ngành học rất kén người mà em trai tôi không yêu thích, không thiết tha thì sau này ra trường chắc chắn sẽ khó trở thành một Bác sĩ giỏi, biết đâu lại làm khổ cho những bệnh nhân.

Học ngành gì để không thất nghiệp?

Hơn nữa, bây giờ học tập và sau này đi làm mà phải gắn bó với ngành học, công việc mình không thích thú thì quả một cực hình cho bản thân em.

Từ câu chuyện của em trai mình cũng như mỗi năm thấy các trường đại học thông báo có rất nhiều trường hợp sinh viên bỏ học vì chọn nhầm nghề cho thấy  những bất cập hiện nay khi các học sinh lớp 12 chọn ngành nghề cho mình.

Trong số hành chục ngàn thí sinh hăm hở bước vào giảng đường đại học đầu năm thì có vô vàn em không được chọn và học những ngành nghề mà mình yêu thích.

Cũng có thể vì điều kiện kinh tế, vì hoàn cảnh gia đình và thậm chí là ảnh hưởng nghề nghiệp của cha mẹ mà một số em phải học theo sự lựa chọn và định hướng của cha mẹ mình.

Khi vào học, tất nhiên những sở trường, sở đoản sẽ được bộc lộ ra hết. Và, nhiều em đã lựa chọn suy nghĩ cực đoan là bỏ học như cậu em trai mà tôi đã kể ở trên.

Tương lai của em trai mình sau này như thế nào, bản thân tôi và gia đình cũng không thể nào đoán định trước được. Có thể quyết định của em hôm nay sẽ đúng cho tương lai sau này và cũng có thể sẽ sai. Nhưng, đó là quyết định của em, là sở thích của em.

Phía trước đang đợi em chắc chắn sẽ là muôn vàn những khó khăn, thách thức mà em phải vượt qua để chứng minh cho quyết định của mình hôm nay là đúng.

Dù rất tin tưởng vào đứa em trai của mình nhưng trong thâm tâm của tôi không tránh khỏi những lo sợ mơ hồ khi em bỏ một tương lai đã định sẵn tất cả để tự tin dấn thân vào một tương lai mà chưa rõ hình hài nó sẽ như thế nào.

Tôi chỉ hy vọng em trai mình thành công, hy vọng cho những em học sinh lớp 12 cần có những lựa chọn kĩ càng khi quyết định vào học ở một ngôi trường nào đó để không rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như em trai tôi - chàng sinh viên Quân y năm 3 đã phiêu lưu, mạo hiểm chọn lại nghề cho mình.

Thanh An

Video liên quan

Chủ Đề