Bác Hồ về thăm Học viện Nông nghiệp ngày tháng Nam nào

Sáng nay, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Đây là một mốc son trong lịch sử phát triển của nhà trường. Ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự.

Đại học Nông Lâm nay là trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là 1 trong 4 trường Đại học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Ngày 24/5/1959, giáo viên và học sinh của trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Người căn dặn trường “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”. Lời dạy ấy của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của nhà trường.

Từ một cơ sở đào tạo có 3 khoa và 27 giáo viên, đến nay, Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu về khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế cả nước. Qua nửa thế kỷ, trường đã đào tạo cho đất nước gần 5 vạn cán bộ có trình độ đại học, gần 3.000 thạc sĩ và 300 tiến sĩ. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được các nhà nghiên cứu của trường tạo ra góp phần nâng cao năng suất, sản lượng nông sản hàng hoá có giá trị cao, đảm bảo an ninh lương thực, tăng các mặt hàng xuất khẩu.

Một số sản phẩm nghiên cứu của trường.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích này của các thế hệ giáo viên, sinh viên nhà trường. Và đề nghị trong giai đoạn hiện nay, tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đóng góp xứng đáng thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức và đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 [khoá 10] về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Cụ thể là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng; đi đôi giữa đào tạo và nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm khoa học có hàm lượng công nghệ tiên tiến. Cùng với các công việc này, nhà trường cần tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, kết hợp nhuần nhuyễn giữa học tập, giảng dạy, nghiên cứu, quan tâm hơn nữa đến việc nghiên cứu lý luận về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ứng dụng vào thực tiễn, nghiên cứu đề xuất những mô hình sản xuất gắn với thị trường để đảm bảo có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho người sản xuất, nhất là mô hình doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, gia trại.

Về lâu dài, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực để từng bước bắt kịp trình độ của của các nước, các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới./.

Đông đảo thầy và trò ĐH Nông nghiệp Hà Nội vừa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm [24/5/1959-24/5/2009] - một trong những cột mốc đáng nhớ nhất trong lịch sử hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành của nhà trường. Ông Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã tới dự.

Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đại học Nông nghiệp Hà Nội là một trong 4 trường ĐH đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được thành lập. Ngày 24/5/1959, giáo viên và học sinh của trường vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm. Tại đây, Người ân cần nhắc nhở thầy trò nhà trường “Đoàn kết chặt chẽ, cố gắng không ngừng để tiến bộ mãi”. Sau hơn nửa thế kỷ, nhà trường đã là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu về khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế cả nước. Gần 5 vạn cán bộ có trình độ đại học, 3.000 thạc sĩ và 300 tiến sĩ được trường đào tạo, nhiều cây trồng, vật nuôi đã “ra đi” từ phòng thí nghiệm của ĐH Nông nghiệp.

Đồng chí Trương Tấn Sang biểu dương những thành tích của các thế hệ giáo viên, sinh viên nhà trường. Đồng chí cũng lưu ý trong giai đoạn hiện nay, nhà trường cần tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức; đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 [khoá 10] về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Trong tương lai, Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Nông nghiệp I, là một trong những trường đại học được thành lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trường được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số 53/NL-QT-NĐ của Bộ Nông Lâm nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà [nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam]. Trong suốt hơn 60 năm xây dựng và phát triển, có một sự kiện đáng nhớ mà không ít các thế hệ thầy và trò của Học viện được chứng kiến hoặc nghe kể lại đó là lần Bác Hồ đến thăm Học viện.

Ngày 24/5/1959, Học viện Nông Lâm[1] có vinh dự lớn được đón Bác Hồ về thăm tại cơ sở Văn Điển. Cùng đi với Bác có Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Nghiêm Xuân Yêm. Bác đi thăm từ nơi ở, nhà ăn, nhà trẻ, nhà vệ sinh đến chỗ học, phòng thực tập, trại thực tập thí nghiệm của sinh viên.

Sau đó, Bác nói chuyện với giáo viên, công nhân viên và sinh viên trong hội trường nhà lá. Bác khen ngợi sự tiến bộ về học tập, nghiên cứu, lao động, về tư tưởng của Nhà trường. Bác nhắc, làm thí nghiệm phải bền chí, khiêm tốn, thua keo này ta bày keo khác. Qua nhiều thất bại mới đến thành công, như cuộc kháng chiến của chúng ta vậy. Bác căn dặn sinh viên phải yêu ngành nghề, phải đoàn kết. Lời nói giản dị, thân tình, ấm áp của Bác đã truyền ngọn lửa đam mê học tập, nghiên cứu khoa học và khát khao cống hiến của Thày và Trò Học viện.

Bác khẳng định: "Bây giờ chỉ có hai con đường, phải chọn lấy một. Nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến, nếu tiến sang con đường Tư bản chủ nghĩa, kết quả lại bị áp bức bóc lột, cho nên ta chỉ có một con đường Xã hội chủ nghĩa chứ không có con đường nào khác. Phải nhận rằng con đường XHCN không phải là dễ, có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng rất vẻ vang".  Bác dạy phải học chuyên môn nhưng cũng phải học chính trị. Bác nói: "Tiến lên CNXH là con người tiến lên, cho nên chúng ta phải công tác, phải lao động chứ không phải CNXH trên trời rơi xuống. Một người XHCN phải có tư tưởng đạo đức XHCN có đầu óc XHCN mới có con người XHCN, có con người XHCN nước mình mới tiến lên CNXH được". Bác động viên mọi người cố gắng để góp phần xây dựng miền Bắc, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà và góp phần bảo vệ hoà binh thế giới.

Kết thúc bài nói chuyện, Bác hỏi: Các cháu có làm được không? Có quyết tâm không?

Mọi người đồng thanh trả lời: Quyết tâm! Quyết tâm! Quyết tâm!

 

Trước khi ra về, Bác đã ghi vào trang đầu cuốn Sổ vàng Truyền thống của Học viện lời dạy:

"Đoàn kết chặt chẽ

Cố gắng không ngừng

Để tiến bộ mãi”

Lời dạy ấy của Bác đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của Học viện. Để từ một cơ sở đào tạo có 3 khoa và 27 giáo viên, đến nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trung tâm nghiên cứu hàng đầu của Việt Nam về khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế cả nước. Học viện gắn với tên tuổi của nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Đáp, nhà nông học Lương Đình Của, Anh hùng lao động Nguyễn Thị Trâm... Lực lượng cán bộ do Học viện đào tạo là một nguồn nhân lực quan trọng, có những đóng góp xứng đáng vào những thành tựu nổi bật của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong kháng chiến - kiến quốc trước đây và trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế hiện nay. Hơn 60 năm qua, Học viện đã đào tạo cho đất nước trên 100.000 kỹ sư, bác sỹ thú y, cử nhân; hơn 10.000 thạc sĩ và gần 600 Tiến sĩ; tạo ra hàng trăm giống cây trồng, vật nuôi mới, hàng chục mẫu máy, xây dựng hàng trăm quy trình, công nghệ kỹ thuật tiến bộ, mô hình tổ chức và quản lý sản xuất, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với những kết quả và thành tích xuất sắc trong đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, bảo vệ tổ quốc, Học viện đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới và 2 lần đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh… và nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý khác.

Để thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ phấn đấu liên tục, vượt qua mọi khó khăn, bám sát nhiệm vụ cách mạng của đất nước, không ngừng vận động, đổi mới và phát triển, tự chủ và hội nhập để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực và hiệu quả cho công cuộc xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao và xây dựng nông thôn mới của Việt Nam, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

[1]  Tên gọi của trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1958-1963.

BAN CTCT&CTSV

Video liên quan

Chủ Đề